Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là gì

Pháp luật quốc tế về chống chủ nghĩa khủng bố

01/03/2003

Nguyễn Trung Tín, TS, Viện Nghiên cứu nhà n

ớc và pháp luật

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Thiếu pháp luật quốc tế, sự hợp tác của các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố khó mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện trạng và xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố như thế nào? Trả lời cho câu hỏi này là góp phần giúp các nhà lập pháp nghiên cứu hoạch định chính sách ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về vấn đề trên
Cuộc chiến chống khủng bố cần được tiến hành dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc
Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố
Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại lại chứng kiến một dạng tàn bạo mới do con người gây ra cho nhau chủ nghĩa khủng bố. Ngay những năm đầu của thế kỷ 21 các kiểu hoạt động khủng bố càng gia tăng về số vụ, về quy mô. Sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố không chỉ đe dọa tính mạng nhiều người dân vô tội, mà còn đe dọa cuộc sống yên bình của toàn nhân loại. Ví dụ, gầnđây nhất là các vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001, ở Inđônêxia, ở Nga vào tháng 10/2002. Để ngăn chặn những vụ khủng bố đó, các quốc gia cần phải tập trung sức lực và trí tuệ để đấu tranh ngăn ngừa các vụ khủng bố và trừng trị những tên khủng bố.Trong pháp luật nhiều quốc gia, khủng bố là loại tội phạmhình sự đặc biệt nguy hiểm bao gồm các tội như tội sát hại các nhà hoạt động quốc gia, xã hội hoặc các nhà chức trách thực hiện các hành vi như bắt cóc con tin và các hình thức hoạt động khủng bố khác.Một trong các dạng tội khủng bố là những tội phạm có yếu tố nước ngoài. Đó là các hành vi phạm tội làm chết công dân của quốc gia khác, vi phạm hoạt động ngoại giao của các quốc gia.Cũng theo Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về xác định khái niệm xâmlược [năm 1974], các hành vi như dùng các toán thổ phỉ có vũ trang, các nhóm hoặc lính đánh thuê thực hiện hoạt động vũ trang chống quốc gia khác là các hành vi xâm ợc.Uỷ ban đặc biệt của Liên hợp quốc về chủ nghĩa khủng bố quốc tế [thành lập năm 1972] đã không thành công trong việc đưa ra một khái niệm
được thừa nhận chung về chủ nghĩa khủng bố quốcvà các đại diện của họ, vi phạm hợp tác quốc tế bình thường, các mạng lưới giao thông giữa các quốc gia. Ngay từ năm 1934, theođề xuất của Pháp, Hội Quốc liên đã tiến hành soạn thảo Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt các tội phạm khủng bố. Công ước đã được ký kết vào năm 1937 tại Giơưneưvơ. Các quốc gia thành viên Côngước đã cam kết coi là các hành vi tội phạm khủng bố đối với các hành vi sau: âm mưu, xúi giục và tham gia vào các hoạt động đó;đối với một số trường hợp trên, cam kết thực hiện dẫn độ các tội phạm.Một hình thức nguy hiểm nhất của chủ nghĩa khủng bố là khủng bố nhà nước, có nghĩa có sự sử dụng tiềm năng của quốc gia, trước hết là các lực lượng vũ trang, vào mụcđích khủng bố; các hoạt động được tiến hành ở cấp độ quốc gia nhằm mục đích phá hoại chủ quyền quốc gia và nền độc lập của các quốc gia khác hoặc ngăn chặn việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.tế. Sự bất thành này bắt nguồn sự bất đồng quanđiểmgiữa các quốc gia về các biện pháp đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc và các tham vọng quy các hành vi đó vào loại cáchành vi của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua trong nhiều năm có tiêu đề Các biện pháp ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố quốc tế đe doạ tính mạng của nhiều người vô tội, hoặc sát hại họ, hoặc đe doạ các quyền tự do cơ bản; và sự nghiên cứu các nguyên nhân sâu xa của những hình thức của chủ nghĩa khủng bố và hành vi bạo lực xuất phát từ đói nghèo, chán chường, bế tắc dẫn tới những cuộc tự sát tập thể.Các nguyên nhân đó, theo Uỷ ban đặc biệt về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, là sự phân biệt chủng tộc, chính sách phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phát xít mới, sự bất bìnhđẳng về xã hội và kinh tế, sự vi phạm nhân quyền, nghèo đói, bần cùng, sự khốn khổ.
Hợp tác quốc tế chống khủng bố
Các hành động khủng bố quốc tế thường được tiến hành bởi những cá nhân hoặc nhóm ngườikhông có mối liên hệ với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, do các hoạt động đó đụng chạm tới lợi ích của nhiều quốc gia và thường làm xuất hiện sự xung đột về thẩm quyền tài phán giữa các quốc gia, nên các quốc gia cần phải hợp tácđể phòng ngừa và ngăn chặn các loại tội phạmđó, trước hết là giúp đỡ nhau trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Ví dụ, các quốc gia thường thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm, và trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và cảnh báo tội phạm.Sự hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống khủng bố đã được mở rộng và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Ngày 14/12/1973, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống những người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, trong số đó có các nhà ngoại giao. Các tội phạm như vậy, bằng cách xâm phạm tính mạng những người trên, đã gây ra sựđe doạ nghiêm trọng cho quá trình phát triển các quan hệ quốc tế. Theo Điều 2 Công ước, mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các hình phạt tương ứng với các tội phạm đó. Theo Điều 3, mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện sự xét xử đối với cáctên tội phạm.Ngày 17 tháng 12 năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về cuộc đấu tranh chống bắt cóc con tin. Điều 2 Công ước nêu rõ rằng mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các hình phạt tương ứng với các tội phạm đó. Điều 5 quy định về các biện pháp nhằm thực hiện quyền đàm phán của mình đốivới các tội phạm trên.Cộng đồng quốc tế đã quan tâm và thông qua nhiều Công ước quốc tế về bảo đảm an toàn cho các chuyến bay và ngăn ngừa các tội phạm đe đoạ an toàn của ngành hàng không [Công ước Tôưkiưô năm 1963 về các tội phạm thực hiện trên các chuyến bay, Công ước La Hay 1970 về cuộc đấu tranh chống không tặc. Công ước Môngưriưan chống các hành vi bất hợp pháp đe doạ an toàn ngành hàng không dân sự năm 1971]. Năm 1988 tại Rôm đã thông qua Công ước về cuộc đấu tranh với các hành vi đe doạ sự an toàn của ngành hàng hải.Ngoài ra, còn có nhiều điều ước quốc tế về cuộc đấu tranh chống khủng bố ở cấp độ khu vực.Năm 1977Cộng đồng Châu Âu đã thông qua Công ước về đấu tranh chống khủng bố.Sự hợp tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố còn được tiến hành ở cấp độ song phương. Các điều ước này thường quy định các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.Mục đích chủ yếu của các điều ước quốc tế về cuộc đấu tranh chống khủng bố là lên án các hoạtđộng khủng bố dưới mọi hình thức, không phụ thuộc vào cách thức thực hiện.Sự hợp tác chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, theo các điều ước quốc tế, thường được tiến hành theo nguyên tắc hoặc dẫnđộ, hoặc là trừng phạt tội phạm [aut dedere, aut judecare] nhằm bảo đảm cho việc không để lọt tội phạm.
Theo Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các biện pháp tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố quốc tế [năm 1994], các quốc gia thành viên phải có các nghĩa vụ sau đây:
-Không được tổ chức các hoạt động khủng bố, xúi bẩy nó, hỗ trợ nó, tài trợ cho nó, khuyến khích nó hoặc các hoạt động khoan nhượng với nó;
- Phải đảm bảo sự bắt giữ và truy tố hình sự hoặc dẫn độ những người thực hiện các hành vi khủng bố trên cơ sở pháp luật của mình;
-Ký kết các điều ước về chống khủng bố ở cấpđộ song phương, khu vực và phổ biến, và soạn thảo các thỏa thuận về sự hợp tác;
- Hợp tác cùng nhau trong việc trao đổi các thông tin tương ứng liên quan tới sự ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố và cuộc đấu tranh với nó;
-Thường xuyên áp dụng các biện pháp cần thiếtđểđưa các công ước quốc tế về chống khủng bố đi vào đời sống, trong đó có việc nội luật hoá các quy định của các công ước quốc tế trên.
Nếu quốc gia nào đó tham gia vào việc thực hiện các hành vi khủng bố, thì theo luật quốc tế hiện hành, đó là hành vi cực kỳ nguy hiểm. Sự ủng hộ từ phía quốc gia đối với các hành vi khủng bố của các nhóm khủng bố, các tên khủng bố bị lên án trong nhiều tuyên bố và nghị quyết của Đại hộiđồng Liên hợp quốc.Tuy nhiên, sau khi thông qua Nghị quyết 39/159 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về lên án chính sách và hoạt động khủng bố ở cấp độ nhà nước, quan điểm về sự khủng bố nhà nước chưa cóđược sự biến chuyển đáng kể.Đạihội đồng Liên hợp quốc đã nhiều lần [trong các Nghị quyết 42/159 ngày 1/12/1987, 46/51 ngày 9/12/1991] kêu gọi các quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc hành động để xoá bỏ dần dần các nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, trong đó lưu ý về các nguyên nhân như chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và các bối cảnh viphạm một cách thô bạo và nghiêm trọng các quyền và tự do cơ bản của con người, các bối cảnh được hình thành do sự áp bức hoặc chiếmđóng của nước ngoài dẫn tới nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.Tại kỳ họp thứ 51 [năm 1996], Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết bổ sung Tuyên bố năm 1994 về các biện pháp loại trừ chủ nghĩa khủng bố và phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban chuyên trách để giải quyết thứ tự các nhiệm vụ xây dựng quan điểm về cuộc đấu tranh chống khủng bố bằng chất nổ, soạn thảo công ước về cuộc đấu tranh chống các hành vi khủng bố bằng các chất hạt nhân, xem xét các biện pháp hỗ trợ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung trên cơ sở các côngước quốc tế về chủ nghĩa khủng bố quốc tế.Như vậy, cơ sở của luật pháp quốc tế về chống chủ nghĩa khủng bố nói riêng và chủ nghĩa khủng bố quốc tế nói chung đã có, song chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Tuy nhiên, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố đã được tăng cường hơn, ý thức của cộng đồng quốc tế về mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố cũng được nâng cao hơn. Chính vì thế, pháp luật quốc tế về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố cũng đang có nhiều triển vọng phát triển và hoàn thiện, vượt qua sự khác biệt về tôn giáo, ý thức hệ và bối cảnh phức tạp của các quốc gia./.

Video liên quan

Chủ Đề