Chức năng của két nước trong hệ thống cấp nước trong nhà

2.9Các công trình trên hệ thống cấp nước trong nhà

2.9.1Két nước


    1. Chức năng

Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì hệ thống cấp nước bên trong nhà cần có két nước. Két nước có nhiệm vụ điều hòa nước, tức là dự trữ nước khi thừa và cung cấp nước khi thiếu đồng thời tạo áp lực để đưa nước tới các nơi tiêu thụ. Ngoài ra két nước còn phải dự trữ một phần lượng nước chữa cháy trong nhà.

    1. Cấu tạo két nước



  1. Sơ đồ cấu tạo két nước

    1. Xác định dung tích két nước

Dung tích toàn phần của két nước xác định theo công thức sau:

Wk = Qh. max.t

Trong đó:

- Qh. max: Lưu lượng của giờ dùng nước lớn nhất trong ngày [m3/h].

- t: Thời gian thiếu nước trong ngày [giờ].

Chú ý: Dung tích két nước không nên lớn hơn 20 ÷ 25m3 vì nếu lớn quá sẽ làm tăng tải trong cho ngôi nhà. Khi dung tích két quá lớn có thể chia thành nhiều két bố trí ở nhiều khu vệ sinh khác nhau trong ngôi nhà.


    1. Chiều cao đặt két nước

Chiều cao đặt két được xác định trên cơ sở bảo đảm áp lực để đưa nước, tạo ra áp lực tự do đủ ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất trong trường hợp giờ dùng nước lớn nhất.

Như vậy, két nước phải có đáy đặt cao hơn thiết bị vệ sinh bất lợi nhất một khoảng bằng tổng áp lực tự do ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất và tổn thất áp lực từ két đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất. Thực tế ở các ngôi nhà ở và công cộng người ta thường đặt két nước ngay trên mái nhà hoặc đặt trong hầm mái.



    1. Các thiết bị trên két nước

Đường ống dẫn nước lên két: Có thể là một hoặc chia làm nhiều đường ống. Trên đường ống có bố trí van hai chiều và van phao hình cầu. Van phao hình cầu đặt cách nắp két một khoảng 0,1 ÷ 0,2m.

Ống dẫn nước ra khỏi két xuống cấp cho ngôi nhà có thể chung hoặc riêng với đường dẫn nước lên két. Trong trường hợp đường ống lên két và từ két xuống chung thì trên nhánh ống dẫn từ két xuống có bố trí van một chiều để nước không vào từ đáy két, tránh xáo trộn cặn trong két.

Ống tràn: Dùng để xả nước khi van phao hỏng, mực nước trong két vượt quá giới hạn thiết kế.

Ống xả cặn: Có đường kính 40 ÷ 50mm đặt ở chỗ thấp nhất ở đáy két để xả cặn khi thau rửa két và thường nối với ống tràn.


2.9.2Máy bơm và trạm bơm


Máy bơm dùng để tăng áp lực dẫn nước từ đường ống cấp nước bên ngoài [hoặc từ bể chứa] đến các thiết bị vệ sinh và két nước. Máy bơm trong nhà phổ biến nhất là loại máy bơm ly tâm trục ngang chạy bằng điện.

Trường hợp mạng lưới đường ống cấp nước bên ngoài thường xuyên hay từng thời gian không có đủ áp lực cần thiết để đưa nước lên các tầng của công trình cần phải thiết kế trạm bơm tăng áp.



Lưu ý: Theo TCVN 4513-1988: Nghiêm cấm việc đặt máy bơm hút trực tiếp trên đường ống dẫn nước vào nhà mà phải hút qua bể chứa nước điều hòa.

    1. Phương pháp chọn máy bơm

Muốn chọn máy bơm dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Lưu lượng máy bơm: Qb [m3/h; l/s].

  • Áp lực toàn phần của máy bơm: Hb [m].

Trong trường hợp sinh hoạt thông thường lưu lượng bơm bằng lưu lượng nước tính toán lớn nhất của ngôi nhà.

Trong trường hợp có cháy thì lưu lượng bơm của máy bơm chữa cháy bằng tổng lưu lượng sinh hoạt lớn nhất và lưu lượng chữa cháy của ngôi nhà đó.



Theo lưu lượng và áp lực của máy bơm Qb, Hb có thể dùng “Sổ tay máy bơm” để chọn máy bơm thích hợp.



    1. Bố trí trạm bơm

Trạm bơm có thể bố trí ở các vị trí sau:

  • Bố trí bên ngoài nhà: Thuận tiện cho việc thiết kế, lắp đặt, quản lý, sữa chữa,… nhưng dễ ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc ngôi nhà.

  • Bố trí ở gần cầu thang: Sử dụng được diện tích thừa nhưng chật hẹp, khó bố trí, thao tác quản lý khó khăn và dễ gây ồn cho ngôi nhà.

  • Bố trí ở tầng hầm: Diện tích đặt máy bơm rộng, dễ bố trí nhưng cần chống thấm tốt.

Trong một trạm bơm ngoài các máy bơm công tác cần bố trí thêm các máy bơm dự phòng và có thể có cả máy bơm chữa cháy. Số máy bơm công tác càng nhiều thì số máy bơm dự phòng càng lớn, tối thiểu một trạm bơm thì phải có một máy bơm dự phòng, máy bơm dự phòng có thể đặt trực tiếp trên bệ hoặc dự trữ trong kho.

Nơi đặt máy bơm phải khô ráo, sáng sủa, thông gió.


2.9.3Bể chứa nước


Bể chứa có tác dụng dự trữ nước cho ngôi nhà khi đường ống bên ngoài nhỏ, không thể bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài và khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài nhỏ hơn 6m.

  • Dung tích bể xác định trên cơ sở chế độ nước chảy đến và chế độ làm việc của máy bơm.

  • Bể chứa nước của hệ thống cấp nước bên trong nhà cũng được trang bị giống như bể chứa nước của hệ thống cấp nước bên ngoài.

Dung tích điều hòa của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm nước sinh hoạt, tăng áp cho công trình xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- WBC: Dung tích điều hịa lượng nước sinh hoạt cuả bể chứa nước [m3].

- Qngày: Lượng nước sinh hoạt cần dùng trong ngày đối với công trình [m3].

- n: Số lần đóng mở bơm bằng tay trong ngày.

Dung tích toàn phần của bể chứa nước phục vụ cho máy bơm tăng áp cung cấp nước sinh hoạt cho công trình xác định theo công thức:

VBC = WBC + W1

Trong đó:

- VBC: Dung tích toàn phần của bể chứa nước [m3].

- W1: Dung tích nước chữa cháy trong bể chứa [m3].

Chú thích: Phải bố trí ống hút của máy bơm sao cho bảo đảm lượng nước chữa cháy trong bể chứa không được sử dụng vào các nhu cầu khác như sinh hoạt, sản xuất.

Bể chứa có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép hay gạch, vật liệu dùng được quy định theo dung tích của bể, tình hình địa chất thi công, tình hình nguyên vật liệu địa phương,… Đáy bể chứa phải có độ dốc không nhỏ hơn 1% về phía hồ thu nước.

Bể chứa nước có thể thiết kế theo dạng hình tròn, hình chữ nhật,… đặt trong nhà hay ngoài nhà, đặt nổi hay ngầm.

Bể chứa phải được trang bị ống cấp nước vào bể, ống hút hay ống phân phối nước, ống dẫn nước tràn, ống xả nước bẩn, thước báo mực nước, ống thông hơi, thang vẻ cửa ra vào bể.





Каталог: host
host -> Lịch sử Trung Quốc
host -> Phương pháp 7: Phương pháp trung bình
host -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số: 1348
host -> BIÊn soạn giáO Án tích hợp theo công văn số 1610/tcdn-gv
host -> Học Hóa bằng sự đam mê
host -> Cristoforo Colombo tiếng Anh: Christopher Columbus; tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón, âm Hán-Việt: Kha Luân Bố
host -> Lịch sử thế giới


tải về 1.23 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Tác giả : Admin | 22 - 08 - 2014 | 4:40 PM | 65693 Lượt xem

Những khái niệm cơ bản về hệ thống cấp n  ước sạch

Các hệ thống cấp n  ước, phân loại và lựa chọn

 Hệ thống cấp nước là tổ  hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử l‎‎y  nước, điu hoà và phân phối nước tới đối tượng sử dụng nước. 

  

  

Hình 1. Sơ đồ  hệ th ống cấp nước trực tiếp

  1.      Nguồn nước: nước mặt hoặc nước ngầm

2.      Công trình thu + Trạm bơm cấp 1: thu nước từnguồn và bơm lên trạm xử ly

3.      Trạm xử ly: làm sạch nước nguồn đạt yêu cầu chất lượng sử dụng

4.      Bể chứa nước sạch: điều hoà lưu lượng giữa trạm bơm cấp 1 và cấp 2

5.      Trạm bơm cấp 2: đưa nước đã xử ly từ bể chứa nước sạch đến mạng lưới tiêu dùng

6.      Đài nước: điều hoà lưu lượng giữa trạm bơm cấp 2 và mạng lưới tiêu dùng

7.      Mạng lưới truyền dẫn và phân phối: gồm mạng cấp 1 truyền dẫn, mạng cấp 2 phân phối và mạng cấp 3 đấu nối với các ống cấp vào nhà.

Các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống cấp nước là:

-        Bảo đảm đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng.

-        Bảo đảm chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng

-        Giá thành xây dựng và quản lyrẻ

-        Thi công và quản lydễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hoá và cơ giới hoá việc khai thác, xử lyvà vận chuyển nước..

 Phân loại hệ thống cấp nước

a.      Theo đối tượng phục vụ

-        Hệ thống cấp nước đô thị

-        Hệ thống cấp nước khu công nghiệp, nông nghiệp

-        Hệ thống cấp nước đường sắt

b.      Theo chức năng phục vụ

-        Hệ thống cấp nước sinh hoạt

-        Hệ thống cấp nước sản xuất

-        Hệ thống cấp nước chữa cháy

c.      Theo phương pháp sử dụng nước

-        Hệ thống cấp nước trực tiếp:nước dùng xong thải đi ngay [Hình 1]

-        Hệ thống cấp nước tuần hoàn: nước chảy tuần hoàn trong mộtchu trình kín. Hệ thống này tiết kiệm nước vì chỉ cần bổ sung một phần nước hao hụt trong quá trình tuần hoàn, thường dùng trong công nghiệp.[Hình2]

-        Hệ thống cấp nước dùng lại: nước cóthể dùng lại một vài lần rồi mới  thải đi, thường áp dụng trong công nghiệp .  

  

  

  Hình 2. Sơ đồ hệ thống cấp nước tuần hoàn

d.      Theo nguồn nước

-        Hệ thống cấp nước ngầm

-        Hệ thống cấp nước mặt

e.      Theo nguyên tắc làm việc

-        Hệ thống cấp nước có áp: nước chảy trong ống chịu áp lực do bơm hoặc bể chứa nước trên cao tạo ra.

-        Hệ thống cấp nước tự chảy [không áp]: nước tự chảy theo ống hoặc mương hở do chênh lệch địa hình.

f.       Theo phạm vi cấp nước

-        Hệ thống cấp nước thành phố

-        Hệ thống cấp nước khu dân cư, tiểu khu nhà ở

-        Hệ thống cấp nước nông thôn

g.      Theo phương pháp chữa cháy

-        Hệ thống chữa cháy áp lực thấp: áp lực nước ở mạng lưới đường ống cấp nước thấp nên phải dùng bơm đặt trên xe chữa cháy nhằm tạo ra áp lực cần thiết để dập tắt đám cháy. Bơm cóthể hút trực tiếp từđường ống thành phố hay từthùng chứa nước trên xe chữa cháy.

-        Hệ thống chữa cháy áp lực cao: áp lực nước trên mạng lưới đường ống đảm bảo đưa nước tới mọi nơi chữa cháy, do đó đội phòng cháy chữa cháy chỉ việc lắp ống vải gai vào họng chữa cháy trên mạng lưới đường ống để lấy nước chữa cháy.

Lựa chọn Hệ thống cấp nước:

Các căn cứ để lựa chọn HTCN:có 3 yếu tố cơ bản

-        Điều kiện tự nhiên: nguồn nước, địa hình,khíhậu…

-        Yêu cầu của đối tượng dùng nước: lưu lượng, chất lượng, áp lực,…

-        Khả năng thực thi: khối lượng xây dựng và thiết bịkỹ thuật, thời gian, giá thành xây dựng và quản ly

Để có1 sơ đồ HTCN tốt, hợp ly cần so sánh kinh tế, kỹ thuật nhiều phương án, phải tiến hành so sánh toàn bộ cũng nhưtổng bộ phận của sơ đồ để cóđược sơ đồ hệ thống hợp ly, hiệu quả kinh tếcao. 

Những Khái Niệm Cơ Bn Về Hệ Thng Th o át Nước Thải

Định Nghĩa

Hệ thống thoát nướ c [HTTN]là một tập hợp gồm những công cụ,đường ống thoát nư ớc và những công trình thực hiện 3 chức năng: thu, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.

Nước Th ải

  Tùy theo tính chất và nguồn gốc, nước thải được phân làm ba loại chính:

-        Nước thải sinh hoạt;

-        Nước thải sản xuất;

-        Nước mưa nhiễm bẩn.

Nước thải ra sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt như nấu nướng,tắm giặt,từ nhà xí, … có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng được gọi là nước thải sinh hoạt.

Nước thải sản xuất là nước thải ra từ quy trình công nghệ sản xuất,có thành phần và tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình công nghiệp,nguyên liệu sử dụng,công nghệ áp dụng cũng như quy trình vận hành,…

Nước mưa sau khi rơi xuống,chảy trên bề mặt đường phố,quảng trường,khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn,nhất là lượng nước mưa ban đầu cũng được xem là nước thải.

Nếu trong một  đô thị,nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được dẫn chung trong mạng lưới thoát nước, thì hỗn hợp nước thải này được gọi là nước thải đô thị. 

Các Loại Hệ  Thống Thoát Nước Thải

  Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình,thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển nước thải sinh hoạt chung hay riêng ta có thể có các loại hệ thống thoát nước sau:

-        Hệ thống thoát nước chung;

-        Hệ thống thoát nước riêng;

-        Hệ thống thoát nước nửa riêng;

-        Hệ thống hỗn hợp.

.......  

** Tham khảo thêm tài liệu :   KHÁI N  IỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC  

 Hệ Thống cấp nước  tự chảy vùng cao 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề