Chứng chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trường cao đẳng kỹ nghệ II thông báo chiêu sinh lớp đào tạo nghề vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải miễn phí, được hỗ trợ đi lại, ăn trưa và học bổng khi hoàn thành khóa học. Chương trình được tài trợ bởi GIZ – chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam với các thông tin như sau:

Đối tượng tuyển sinh:

Đối tượng từ 15-40 tuổi mong muốn nâng cao tay nghề và trình độ trong lĩnh vực xử lý nước.

Thời gian học:

Từ ngày 7/12/2021 – 15/02/2022, tùy từng khóa.

Hỗ trợ học tập:

  • Học viên được hỗ trợ 80 000 vnđ/ngày tiền ăn trưa
  • Hỗ trợ 500 000 vnđ/ tháng tiền đi lại
  • Học viên được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học
  • 10% học viên có kết quả tốt nhất được học bổng 2 000 000 vnđ/học viên nam và 2 500 000 vnđ/ học viên nữ.
  • Được giới thiệu việc làm sau khi hoàn thành khóa học

Mục tiêu đào tạo:

  • Hỗ trợ người học có thể chuyển đổi nghề nếu muốn theo đuổi ngành xử lý nước
  • Người lao động có kiến thức và kỹ năng đẻ đáp ứng được yêu cầu của nghề
  • Làm việc an toàn tránh các tai nạn trong nghề
  • Có đạo đức, trách nhiệm hoàn thành hiệu quả công việc

Chương trình có nhiều khóa chiêu sinh, trong đó kháo chiêu sinh cho nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải có 25 học viên. Thời gian học 5 ngày/ tuần, mỗi ngày 8h.

Kiểm tra kỹ thuật toàn bộ hệ thống [vận hành các bơm, sục khí, các van, chương trình…]. đồng thời, thực hiện việc thử bằng nước sạch trước khi vận hành hệ thống trên nước thải thực tế.

* Khởi động hệ thống sinh học:
Thông thường, để khởi động hệ thống sinh học thì cần phải có sẵn lượng sinh khối trong các hệ thống xử lý. Sinh khối có thể phát triển tự phát thông qua việc cấp nước thải liên tục vào bể phản ứng. để tiết kiệm thời gian, cấy vào bể phản ứng sinh khối lấy từ nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động hoặc sinh khối vi sinh chuyên biệt.

Các sinh khối thông thường được nuôi cấy từ các hệ thống xử lý bùn hoạt tính đang hoạt động, hoặc nguồn sinh khối có thể được lấy từ các nguồn khác. Khi đó sẽ đòi hỏi thời mất nhiều thời gian hơn.

Hàm lượng sinh khối sau khi cấy nằm trong khoảng 2g/l.

Khởi động với tải sinh khối thật thấp không vượt quá giá trị thiết kế [0,15kg BOD/kg.ngày]. Nếu chất lượng nước sau xử lý tốt [BOD, COD, và Nitơ], tăng tải trọng. Tăng tải cần đảm bảo hàm lượng sinh khối thích hợp.

Các thông số cần xem xét:
– COD; BOD; MLSS; MLVSS; N [N-NH3; N-NO2; N-NO3; N kiejdahl], P [ortho P, Poly P]
– Thể tích sinh khối: thể tích bùn lắng sau 30 phút [V Thí nghiệm = 1lít]
– Chỉ số thể tích sinh khối: SVI [ml/g] = thể tích sinh khối lắng/ hàm lượng sinh khối.

Tải trọng hữu cơ:
Với COD: OLR = COD [kg/m3] x Q [m3/ngày]/ V bể [m3]
Với BOD: OLR = BOD [kg/m3] x Q [m3/ngày]/ V bể [m3]
Tải sinh khối:
F/M = {COD [kg/m3] x Q [m3/ngày]}/ {V bể [m3]x MLSS [kg/m3]}
Tải trọng bề mặt: là lượng nước chảy vào bể lắng trong một giờ trên một mét vuông bề mặt lắng
Vs [m3/m2.h] = Lưu lượng [m3/h]/diện tích bề mặt lắng [m2]

Thời gian lưu trung bình của sinh khối: là tuổi của sinh khối
MCRT [ngày] = MLSS [kg/m3] x thể tích toàn bộ [m3]/ sinh khối lấy ra hàng ngày [kg/ngày]

* Trong quá trình vận hành cần quan tâm:
Nắm vững về công nghệ
Theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát tính biến động của nước thải, các yếu tố bất thường
Ghi chép, lưu giữ thông tin chính xác, dễ truy tìm đủ các tài liệu để tra cứu

1.1. Các thông số kiểm tra trong quá trình vận hành

Lưu lượng: quyết định khả năng chịu tải của hệ thống và tải lượng bề mặt của bể lắng. Cần đảm bảo lưu lượng ổn định trước khi vào công trình sinh học.

F/M : thích hợp khoảng 0,2 – 0,6. Hạn chế tình trạng pH giảm, bùn nổi, lắng kém. Nếu F/M thấp: là do Vi khuẩn co cấu trúc đặc biệt – nấm, F/M cao: DO thấp, quá tải, bùn đen, lắng kém, có mùi tanh, hiếu quả xử lý thấp.

pH: Thích hợp là 6,5 – 8,5. pH cao do quá trình chuyển hoá N thành N-NH3 tốt, khả nặng đệm cao.

pH thấp: Quá trình nitrat hoá, hàm lượng HCO3- thấp. Cần tăng cường hoá chất tăng độ kiềm. Cách khắc phục sự dao động pH này là cần cung cấp đủ dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, hạn chế quá trình phân hủy nội bào, sử dụng hoá chất tăng độ kiềm

BOD/COD > 0,5 => Thích hợp cho phân hủy sinh học

Kiểm tra thường xuyên BOD và COD tránh hiện tượng thiếu tải hoặc quá tải

Chất dinh dưỡng: N, P đảm bảo tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1, nếu thiếu, phải bổ sung nguồn từ bên ngoài. Nước thải sinh hoạt, không cần thiết bổ sung N, P

Các chất độc : Kim loại năng, dầu mơ, hàm lượng Cl, sunfat, N-NH3 cao…

1.2. Kiểm soát quá trình xử lý Tải lượng hữu cơ

Tải lượng hữu cơ cao: DO thấp; bùn sáng nâu, lắng kém, tạo bọt.
Tải lượng hữu cơ thấp: DO cao, bùn lắng nhanh, nén tốt, bùn xốp, nâu. Xuất hiện lớp mỡ và váng nổi trên bề mặt.
Tải lượng bề mặt: cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lắng. Sinh khối trôi ra ngoài.
Tải lượng bề mặt thích hợp : 0,3 – 1 m3/m2/h.

Bùn lắng kém:
Nổi trên mặt: Quá trình khử nitrat, sinh ra N2, thiếu dinh dưỡng xuất hiện vi khuẩn lamentous, hoặc dư dinh dưỡng, bùn chết nổi trên bề mặt .
Sinh khối phát triển tản mạn: do tải lượng hữu cơ cao hoặc thấp, dư oxy, nhiễm độc.
Sinh khối đông kết: Thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Oxy hoà tan:
Phụ thuộc vào tải lượng hữu cơ và hàm lượng sinh khối. DO thích hợp: 1-2 mgO2/l. Thiếu oxy sẽ làm giảm hiệu quả xử lý, xuất hiện vi khuẩn hình que, nấm, giảm khả năng lắng và ức chế quá trình nitrat hoá.

BOD sau xử lý cao do: Quá tải, Thiếu oxy, pH thay đổi, nhiễm độc, xào trộn kém N sau xử lý còn cao do: Công nghệ chưa ổn định, Có sự hiện diện các hợp chất N khó phân hủy, Sinh khối bùn trong bể cao, Nhiễm độc, chết vi khuẩn N-NH3 cao do: pH không thích hợp [ 8,5], Tuổi bùn thấp < 10 ngày, DO thấp < 2 mgO2/l, Tải N cao, Hiện diện chất độc, Vận hành chưa ổn định, nhiệt độ thấp N-NO3; N-NO2 cao do: pH không thích hợp [ 8,5], Tải N cao, Hiện diện chất độc, Vận hành chưa ổn định, nhiệt độ thấp, Dư oxy [bể yếm khí], Thiếu chất hữu cơ. P: yêu cầu ortho photphat : 1-2 mg/l, Thiếu phải bổ sung.

1.3. Quan sát vận hành

– Sự thay đổi màu biểu hiện hoạt động của hệ thống xử lý
– Chất rắn lơ lững dạng rã, mịn cũng gây màu
– Màu của chính nước thải nguyên thủy
Cảm quan: Mùi, màu, bọt. Hệ thống hoạt động tốt thường không gây mùi. Trong quá trình sục khí -> bọt trắng, nhỏ; nếu có quá nhiều bọt trắng là do: Sinh khối đang trong giai đoạn thích nghi hay hồi phục, Quá tải, Thiếu oxy, thiếu dưỡng chất, Nhiệt độ biến đổi, Hàm lượng chất hoạt động bề mặt cao, Hiện diiện các chất độc.

1.4. Ngừng hoạt động

Có nhiều nguyên nhân khác nhau để quyết định dừng hoạt động của nhà máy xử lý nước thải. Kết quả:
– Quần thể sinh vật bị đói, thiếu thức ăn, phân hủy nội bào
– Sinh khối chết trôi thoát ra ngoài làm gia tăng lượng cặn lơ lửng trong nước
sạch.
Oxy vẫn cần phải cung cấp để tránh điều kiện kỵ khí và các vấn đề về mùi, tuy nhiên cần phải giảm đến mức thấp nhất.

1.5. Giải quyết sự cố

– Nếu có thể, hãy cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.
– Giảm lượng nước thải vào đến 20 – 30% mức bình thường.
– Giảm lượng oxi cung cấp xuống mức thấp nhất có thể [DO khoảng 1 – 2mg/l].
– Duy trì quá trình vận hành bình thường lâu đến mức có thể.
– Duy trì bổ sung chất dinh dưỡng nếu có thể.
– Nếu cần thiết, phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào [như acetate, methanole…] để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.

1.6. Những sự cố thường gặp Hỏng hóc về bơm:

Hằng ngày kiểm tra bơm có đẩy nước lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:

– Nguồn cung cấp điện có bình thường không.

– Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không.

– Khi bơm có tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể. Trang bị hai bơm vừa để dự phòng, vừa để hoạt động luân phiên và bơm đồng thời khi cần bơm với lưu lượng lớn hơn công suất của bơm.
Sục khí:

– Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc ngay cả khi cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm –– Cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn [nếu máy sục khí hỏng hẳn].

– Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.

– Các vấn đề về oxy cần phải được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt.

Các vấn đề về đóng mở van:
– Các van cấp nước thải vào không mở/đóng:
– Các van thải sinh khối dư không mở/đóng:

Các van thải sinh khối được dùng để loại bỏ sinh khối dư từ các bể sinh khối hoạt tính. Trong trường hợp hư hỏng, sinh khối dư không được lấy ra và hàm lượng MLSS sẽ tăng lên. Nói chung, điều này có thể dể dàng chấp nhận trong vài ngày. Sau một chu kỳ lâu hơn,hàm lượng MLSS cao sẽ làm cho quá trình tách sinh khối – nước trở nên khó hơn.

Các sự cố về dinh dưỡng:
Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ [bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat] trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài [nếu có].

Các sự cố về sinh khối:
– Sinh khối nổi lên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế
– Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ.
– Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trong, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.

Sự cố, biện pháp khắc phục trong vận hành hệ thống

2. VẬN HÀNH HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC NHỎ GIỌT

Vận hành hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt yêu cầu cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm soát các quá trình thử mẫu và kiểm tra, đồng thời tính toán kiểm soát các quá trình.

2.1. Theo dõi vận hành

✓ Lớp màng: người vận hành phải kiểm tra độ dày của lớp màng để đảm bảo nó mỏng và đồng bộ hoặc dày và nặng [cho biết chất hữu cơ quá nặng]. đồng thời, việc vận hành còn quan tâm đến màu sắc của lớp màng. Lớp màng màu xanh là bình thường, màu xanh đen hoặc màu đen cho biết chất hữu cơ quá tải, những màu khác có thể cho biết nồng độ nước thải công nghiệp hoặc các chất hóa học thêm vào hệ thống. Cần kiểm tra sự tăng trưởng bể mặt phụ của lớp màng để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt [mỏng và trong mờ]; nếu sự tăng trưởng dày và tối cho thấy chất hữu cơ đã quá tải.

✓ Lưu lượng: sự phân phối lưu lượng dòng thải phải được kiểm tra để đảm bảo vận hành đồng bộ. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến sự thoát nước của hệ thống.

✓ Bộ phân phối: cần phải đồng bộ và phẳng. Bộ phân phối phải được kiểm tra để tránh sự rò rỉ.

✓ Lớp đệm: kiểm tra để đảm bảo vận hành đồng bộ.

2.2. Kiểm soát các quá trình thử mẫu và kiểm tra để bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, mẫu thử và thời gian là rất quan trọng.

✓ Lọc dòng vào: kiểm tra các thông số: DO, pH, nhiệt độ, các chất rắn có thể lắng, BOD, chất rắn lơ lửng và các kim loại.
✓ Lưu lượng tái tuần hoàn: các thông số cần kiểm tra: DO, pH, tốc độ dòng chảy, và nhiệt độ.
✓ Lọc dòng ra: kiểm tra DO, pH và bình.
✓ Quá trình thải: kiểm tra DO, pH, các chất rắn có thể lắng, BOD và các chất rắn lơ lửng.

2.3. Các vấn đề thường gặp trong quá trình vận hành và cách khắc phục

* Hồ:
Triệu chứng:
✓ Hình thành các ao hoặc vũng nước nhỏ trên bề mặt của lớp đệm.
✓ Giảm khả năng loại bỏ BOD và TSS.
✓ Xuất hiện mùi khó chịu do điều kiện kỵ khí trong lớp đệm.
✓ Lớp đệm có lưu lượng khí nghèo. Nguyên nhân:
✓ Tải lượng thủy lực không đủ để đảm bảo lớp đệm sạch bằng phẳng.
✓ Dòng thải tuần hoàn không đủ để cung cấp cho sự pha loãng.
✓ Lớp đệm không đồng bộ, hoặc đồng bộ nhưng quá nhỏ.
✓ Sự phân hủy lớp đệm do thời tiết.
✓ Các vật liệu vụn [lá, que, …] hoặc các sinh vật sống cản trở các chỗ trống.

Khắc phục:
✓ Loại bỏ tất cả các vật liệu bụi kể trên ra khỏi vật liệu đệm.
✓ Gia tăng dòng tuần hoàn để tăng khả năng pha loãng trong hệ thống.
✓ Sử dụng dòng nước có áp suất cao để thay đổi và làm đầy diện tích hồ.
✓ Làm khô lớp vật liệu đệm. Khi dòng chảy ngưng đi qua lớp đệm, lớp màng sẽ khô và lỏng ra. Khi dòng chảy bắt đầu lại, lớp màng lỏng ra đó sẽ theo dòng chảy ra ngoài lớp đệm. Thời gian khô sẽ phụ thuộc vào độ dày của lớp màng và yêu cầu chuyển hóa, thông thường từ vài giờ đến vài ngày.

* Mùi:
Thông thường, mùi phát sinh thường cho biết hoạt động của hệ thống có vấn đề. Nguyên nhân:
✓ Thừa lượng chất hữu cơ do chất lượng lọc dòng ra kém, hoạt động xử lý sơ cấp kém và kiểm soát quá trình xử lý bùn họat tính không tốt là nguyên nhân gây nên hiện tượng BOD cao trong dòng tái tuần hoàn.
✓ Thông khí kém
✓ Thiết bị lọc bị quá tải. Khắc phục:
✓ Tính toán hoạt động của quá trình xử lý sơ cấp
✓ Tính toán và điều chỉnh kiểm soát quá trình xử lý bùn họat tính để làm giảm lượng BOD.
✓ Tăng tốc độ tái tuần hoàn để tăng DO trong dòng chảy vào hệ thống.
✓ Duy trì điều kiện thông khí ở dòng vào hệ thống.
✓ Thêm khoảng 1 – 2mg.l chlorine dư trong mỗi giờ khi lưu lượng dòng chảy thấp.
* High Clarifier Effluent SS và BOD:
Triệu chứng:
✓ Dòng ra từ quá trình lọc nhỏ giọt có nồng độ các chất rắn lơ lửng khá cao.
Nguyên nhân:
✓ Dòng tái tuần hoàn khá cao, do tải lượng thủy lực của bể lắng.
✓ Màng ngăn của bể lắng bị ăn mòn hoặc bị phá hỏng.
✓ Thiết bị thu gom bùn bị hỏng hay bị trục trặc.
✓ Tốc độ rút bùn không thích hợp.
✓ Tải lượng các chất rắn thừa. Khắc phục:
✓ Kiểm tra tải lượng thủy lực và điều chỉnh lưu lượng tái tuần hoàn nếu tải lượng thủy lực quá cao.
✓ điều chỉnh dòng chảy để đảm bảo cân bằng với sự phân bố.
✓ Kiểm tra thiết bị loại bỏ bùn. Sữa chữa các thiết bị bị hư hỏng.
✓ Kiểm tra chiều sâu lớp bùn và nồng độ các chất trong bùn, điều chỉnh tốc độ loại bỏ bùn và/hoặc thường xuyên duy trì điều kiện hiếu khí trong bể lắng.
✓ Xác định nhiệt độ trong bể lắng ở nhiều thời điểm khác nhau.

* Filter flies:
Triệu chứng:
✓ Lọc nhỏ giọt và diện tích xung quanh là môi trường thích hợp cho một lượng lớn các sinh vật rất nhỏ bay được sinh sống.
Nguyên nhân:
✓ Tái tuần hoàn không hiệu quả
✓ điều kiện khô và ẩm gián đoạn
✓ Thời tiết ấm. Khắc phục:
✓ Tăng tốc độ tái tuần hoàn để duy trì tải trọng thủy lực tối thiểu là 0,07m3/m2.ngày.
✓ Làm sạch các bề mặt thành bể lọc và loại bỏ cỏ dại, bụi cây, … quanh bể lọc.
✓ Duy trì liều lượng tác chất trong bể lọc với nồng độ chlorine thấp [

Chủ Đề