Chúng ta có nên giữ Tết không

Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng: Tết cổ truyền dài lê thê, ăn nhậu bê tha, cờ bạc, tệ nạn và nên gộp tết âm và tết dương cho gọn, ăn Tết cùng thời điểm với các nước trên thế giới cho đúng tinh thần hội nhập, hòa cùng dòng chủ lưu của thế giới.

Tết là đầm ấm, là đoàn viên, sum họp. [Ảnh minh họa:T.L]Tết tốn kém thời gian và tiền bạc, trong khi ta còn nghèo, cần tập trung làm kinh tế thay vì vui chơi... Giáo sư đã đề xuất bỏ Tết cách đây 11 năm và đến nay vẫn giữ nguyên quan điểm.

Người Việt sẽ ra sao, nếu không có Tết?

Trong dòng chảy mưu sinh cơm áo, người Việt tỏa đi khắp nơi. Đôi khi trong cuộc sống bon chen mệt mỏi, tuyệt vọng, những cánh chim phiêu bạt chẳng biết nương mình vào đâu.

Ở những quốc gia chọn một tôn giáo làm quốc đạo thì họ nương náu tâm hồn ở Phật, ở Chúa... Tôn giáo giúp họ được nương tựa, có giáo lý để lý giải khổ đau. Một người chịu quá nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc đời, họ có thể nương nhờ cửa Phật, được giải thích là do nghiệp để mà chấp nhận sống tiếp, sống hướng thiện để hóa giải nghiệp khổ. Các tôn giáo khác cũng như vậy.

Còn chúng ta có gì? Nương náu vào đâu? Tết cổ truyền có sức nặng tâm linh thật sự. Chúng ta bươn bả một năm, đợi Tết để quây quần, đoàn tụ, để được nghĩ về cha mẹ, về gia đình, về tổ tiên, thần linh...

Đêm Giao thừa cả đất nước ta, hàng triệu con tim chung một nhịp, chung một thời khắc, dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn.

Đó là thời khắc lòng người lắng động, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an. Vì thế Giao thừa là thời khắc thiêng liêng!

Tết là dịp để cả gia đình quây quần.  Ảnh: Tetxua.vn

Nếu không có Tết chúng ta sẽ thiên thu bất tận trong cuộc mưu sinh. Các dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ sẽ là lúc nào tiện thì thực hiện. Cuộc hẹn gặp không cố định ấy sẽ khiến các mẹ đợi con về trong mong ngóng vô định. Chúng ta, trong các mối quan hệ khác, cũng sẽ mỗi người nghĩ một hướng...

Bỏ Tết chúng ta còn gì nữa? Không đoàn tụ, chẳng tổ tiên, các giá trị truyền thống sẽ bay theo, người Việt sẽ nửa tây nửa ta, quen mà lạ. Những đứa con làm ăn xa sẽ chẳng khác nào những kẻ lang thang lưu lạc, đôi khi sai đường, lạc lối về.

Kinh tế là ưu tiên. Hội nhập là tốt. Nhưng sẽ chẳng thể đi xa nếu gốc không vững, các giá trị truyền thống bị mai một. Cái gì cũng muốn giống Tây là tư duy hướng ngoại, nhược tiểu, nhìn nhà mình cái gì cũng tệ hơn người ta, ao ước giống người ta, lệ thuộc người ta. Rồi một lúc nhìn lại từ đầu xuống chân sẽ chẳng còn gì là ta nữa, nhìn cứ nhang nhác giống ai đó.

Tết bây giờ cũng nhiều mệt mỏi: Rượu bia, bài bạc, tệ nạn, tai nạn giao thông, phụ nữ vất vả hơn, kinh tế gia đình cũng tốn kém hơn… Tuy nhiên, do con người cả, vẫn có cách khắc phục, cũng là việc của mỗi người, của chúng ta. Đừng thấy phiền, thấy khó mà nói bỏ! Bỏ đi sẽ không ai nhận ra ta trong thế giới phẳng nữa đâu.

Đừng san phẳng tất cả vì phát triển kinh tế, để rồi một ngày ngồi trên đống tiền mà thấy có lỗi với tổ tiên!

Có ai muốn bỏ tết không?

Bỏ tết TẾT Tết Nguyên đán Kỷ Hợi giữ hay bỏ tết tranh cãi bỏ Tết Nguyên đán

PGS Trần Lâm Biền: Ai nói bỏ Tết cổ truyền là không bình thường

Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường: Bỏ Tết là đánh mất hồn thiêng!

Những lý do nhiều người "ghét tết": Khổ vì ăn, tốn kém tiền bạc

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Lưu Đức Hòa

Ngụy biện ! Đúng,Tết là nét đẹp văn hóa dân tộc. Nhưng thử hỏi: bao nhiêu cái tốt đẹp của " văn hóa Tết" còn được duy trì - quá ít, và bao nhiêu cái xấu trong " Tết" được phát triển - quá nhiều...Vậy sao ta kg gộp lại 2 Tết Dương lịch, Âm lịch làm 1 ? Tiếng Pháo đón Giao thừa mang ý nghĩa tâm linh và truyền thống dân tộc lắm...mà xã hội ta còn xóa bỏ được mà...trong khi đó, Tết là dịp để mọi thứ đáng lý phải xóa bỏ lại có cơ hội phát triển nhất : rượu chè, cờ bạc, hàng gian hàng giả, vận chuyển hành khách vô tộivạ, ách tắc và tai nạn giao thông, đưa và nhận hối lộ dưới dạng quà biếu...Thời gian nghỉ Tết chính thức là 1, thì thực tế là 3 cả trước và sau Tết... liệt kê ra thì rất nhiều điều sẽ ủng hộ việc gộp 2 Tết làm một đấy, bởi chỉ có như thế mới "đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp hiện đại "

3 năm trước

vanle

Bài viết hay có ý nghĩa giáo dục truyền thống, bản sắc dân tộc, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước trước xu thế hiện nay...Hàn Quốc cũng phải khôi phuc tết của họ... chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan.

3 năm trước

Sâm

Người giàu thì phải hy sinh bớt hạnh phúc, bớt cái tôi, cái tứ khoái mà vươn lên. Dân tộc hùng mạnh như Nhật Bản cũng phải hy sinh đấu tranh với truyền thống hàng trăm năm mà cách tân, mà Tây hoá, dẫu hết sức khổ tâm và mâu thuẫn. Người nghèo có hiểu mỗi độ Tết về người Singapore cũng phải nén buồn mà ăn Tết chỉ 3 ngày đúng, rồi vẫn phải đi làm như nghỉ Lễ vậy, có biết bao công nhân sản xuất vẫn đi ca như mọi ngày, chấp nhận nhìn dòng người ngược xuôi xe áo mà vui sau thiên hạ?. Có cưỡng lại cũng chỉ 2-30 năm thôi Tết phải thu vén lại, không thể mênh mang thế này được.

3 năm trước

Trinh

Rất hay. Nguwofi Việt sẽ chẳng còn gì nếu không có Tết.

3 năm trước

Tú Gân

Tết, giỗ tổ Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên...là máu thịt của người Việt. Nhà nước không tổ chức thì chắc chắn dân sẽ vẫn và mãi vãn tổ chức. Không cấm đoán được đâu.

3 năm trước

Nguyễn Vinh Quang

Bỏ Tết khi không còn là người Việt.

3 năm trước

Trọng Hiến

Đầu tiên chúng ta phải khẵng định rằng Văn hóa lúa nước là đặc trưng chi phối của văn hóa dân tộc Việt, mà Tết tức là Tiết là kết quả đúc rút hàng nghìn năm từ nền văn hóa lúa nước mà nên. Tết Nguyên đán không bao giờ bỏ được đối với nền văn minh lúa nước. Nhưng trong thời buổi hội nhập khi thời tiết đã có sự vận động theo xu hướng nóng lên, tiết trời thay đổi đương nhiên các tiết Xuân chí, hạ chí... không còn trùng với những ngày được đúc kết trước đây. Vấn đề nghiên cứu để có một ngày tết đúng nghĩa với Tiết trời rất cần được đề cập mà một trong những hướng đề cập là thời gian từ 24/12- dương lịch đến 4/01 đầu năm sau - Dương lịch là thời gian rất được nghiên cứu để chuyễn đổi lịch âm trùng với lịch dương đưa đến thời khắc Tết Nguyên đám vào đúng dịp từ Noel đến sau tết dương lịc là vô cùng cần thiết.

3 năm trước

Thịnh

Tết cổ truyền là một nét văn hóa lâu đời và tốt đẹp, không có ai có tư cách xóa bỏ. Còn nếu sợ các loại tệ nạn ngày tết mà không quản nổi thì lỗi của cơ quan chức năng.

3 năm trước

Nguyễn Văn Trung

Tôi ủng hộ GS Võ Tòng Xuân

3 năm trước

Đặng thị thùy Giang

Đúng là nên gộp tết dương lịch với tết âm lịch lại để mọi người có thể nghỉ từ tết dương lịch đến hết tết âm lịch 😄😄😄

3 năm trước

Duong Xuan Dung

hay

3 năm trước

Trương Thanh Cảnh

Tết cổ truyền đã trở thành một nét văn hoá hàng nghìn năm rồi. - Tết của gia đình - Tết của sự kết nối con người với nhau - Tết của người có quê hương - Tết của lòng vị tha - Tết của niềm tin vào ngày mai sẽ tốt hơn - Tết của sự hoà quyện của con người với đất trời, thiên nhiên - Tết của những người biết uống nước nhớ nguồn - ... Bỏ tết ư? Có nên không?

3 năm trước

DANG THANH VINH

Cảm ơn Lê Anh Đạt. Bài viết rất hay, là người Việt Nam thì sẽ không ai muốn bỏ đi cái truyền thống của dân tộc. Tết cổ truyền là tết đoàn viên.

3 năm trước

Lê Chí Dũng

Nếu không có tết thì chúng ta chỉ như trâu cày thôi!

3 năm trước

Nguyễn Thanh Trúc

vấn đề không phải là bỏ Tết mà là dịch chuyển thời gian ăn Tết về trùng với thời điểm năm mới dương lịch.

3 năm trước

Le toan Phong

Thế chẳng nhẽ cứ tết mới về thăm quê mới được ah? Sao ko về tết dương lịch? Nghỉ 2 kỳ lê thê, nhếch nhác, tốn kém, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Thật là một truyền thống hủ tục, tốn kém, lạc hậu!

3 năm trước

Phan Văn Giàu

Tôi không bỏ TẾT !

3 năm trước

Nguyễn Đình Tiến

Người Á Đông ta quanh năm đầu tắt mặt tối, làm ăn mưu sinh. Chỉ có những ngày cuối năm về để sum họp gia đình, bạn bè và thờ cúng gia tiên. Mà cúng gia tiên thì phải theo âm lịch. Nếu theo dương lịch thì đồng nghĩa bỏ thờ cúng tổ tiên [vì dân Tây có ai thờ cúng đâu]. Đề xuất theo dương lịch đồng nghĩa bỏ thờ cúng gia tiên đấy ! Chắc chắn đỡ tốn kém ! Cũng đỡ phải ăn nhậu vì có cỗ đâu mà ăn ! Tiền sẽ dư nhiều do làm mà không ăn. Khi chết cũng chẳng cần tiền nữa, nhà nước sẽ đỡ phải in tiền. Có ai nhất trí quan điểm khác người này không ?

Chủ Đề