Chương trình đào tạo ngôn ngữ Anh Đại học Nông Lâm

Địa chỉ- Khu phố 6, P. Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp.HCM Điện thoại:[08] 37220727 –[08] 38967808 Fax:[08] 38963349

Email - Website: //ffl.hcmuaf.edu.vn

Thống kê

Số lần xem:

Đang xem 150


Toàn hệ thống: 3432
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

 1. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1.1. CHUYÊN NGÀNH Cơ khí bảo quản NSTP

            Đào tạo Kỹ sư Cơ khí Bảo quản và Chế biến Nông sản - Thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy - thiết bị bảo quản - chế biến nông sản thực phẩm.

Về chuyên môn, sinh viên được trang bị kiến thức về công nghệ, thiết bị các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt - lạnh phục vụ sản xuất và dân dụng, nhà máy điện, năng lượng; về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt - lạnh phục vụ sản xuất và dân dụng, nhà máy điện, năng lượng. Sinh viên có kỹ năng: thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy và thiết bị, dây chuyền sản xuất và các trang thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ nhiệt lạnh; vận hành, khai thác, bảo trì các trang thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ nhiệt lạnh; xây dựng được kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất, tổ chức, điều hành tại các doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuộc các ngành sản xuất nhiệt lạnh.

Việc làm sau khi tốt nghiệp: Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói chung và tại các nhà máy chế tạo cơ khí, các nhà máy chế biến nông sản - thực phẩm thuộc các thành phần kinh tế hoặc các viện, trường, cơ quan nghiên cứu, tại các sở ở địa phương [như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Công nghiệp] v.v..

1.2. CHUYÊN NGÀNH Cơ khí Nông Lâm

         Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn cơ khí cùng với kiến thức về công nghệ và kinh tế chuyên ngành liên quan như bảo quản và chế biến nông-lâm- thủy hải sản.

         Về mặt chuyên môn, sinh viên được trang bị kiến thức về các quá trình, máy và thiết bị để sản xuất các chi tiết máy, máy cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp; về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị động lực gồm: ô tô máy kéo, máy điện…; về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy và thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hóa một quá trình sản xuất nông nghiệp; về quản lý, lựa chọn các hệ thống máy phù hợp với quá trình sản xuất; về bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các nguyên nhân hư hỏng trong máy kéo, máy nông nghiệp.

Việc làm sau khi tốt nghiệp: Khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Cơ khí Nông lâm có thể làm việc trong các lĩnh vực cơ khí nói chung và các ngành cơ khí phục vụ phát triển nông thôn, các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giao thông công chánh, các xí nghiệp chế biến nông lâm sản, các cơ quan xuất nhập khẩu máy, các xí nghiệp đông lạnh hoặc tự mình làm chủ một cơ sở sản xuất tổng hợp hoặc công tác tại các viện nghiên cứu, trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề hay tại các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp…

  Ngoài bậc đại học, trường còn tuyển bậc CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ theo nguyên tắc: không tổ chức thi, xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ kết quả thi đại học.

- See more at: //pdt.hcmuaf.edu.vn/pdt-1280-1/vn/1-nganh-cong-nghe-ky-thuat-co-khi.html#sthash.gvOpKI13.dpuf

Ngành học đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học trong tiếng Anh, bao gồm các nhóm kiến thức về âm vị [phonology] hình thái [morphology] ngữ nghĩa [semantics] và cú pháp [syntax], hiểu biết về văn chương, văn minh và văn hóa Anh-Mỹ, kiến thức về lý thuyết biên phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành quản trị, cần thiết trong môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng suy nghĩ độc lập, suy luận logic, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp xã hội hiệu quả với người bản ngữ và không bản ngữ trong các ngữ cảnh xã hội đòi hỏi phải sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp; kỹ năng biên phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt; kỹ năng truyền đạt thông tin hiệu quả, khả năng sử dụng tiếng Anh để trình bày, diễn đạt ý tưởng bằng hình thức nói và viết; vận dụng các lý thuyết và phương pháp căn bản liên quan đến giảng dạy tiếng Anh.

Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng giảng dạy môn Tiếng Anh phổ thông và chuyên ngành tại các trường cao đẳng, phổ thông trung học và các trung tâm ngoại ngữ; đảm nhiệm công tác quản trị văn phòng tại các công ty, xí nghiệp trong nước và nước ngoài và các tổ chức xã hội khác; thực hiện biên phiên dịch tại các công ty và tổ chức quốc tế.

Số lần xem trang: 15274
Điều chỉnh lần cuối: 30-04-2020

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Môn: Tiếng Anh không chuyên

I. Thông tin chung về môn học

Ngoại ngữ nói chung, và tiếng Anh nói riêng là một công cụ giao tế, tiếp thu nhanh nền văn hóa khoa học của thế giới, nâng cao tri thức Việt ngữ và góp phần tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị quốc tế.

Việc thông báo chức năng giao tiếp của ngôn ngữ cũng như cung cấp lý thuyết chỉ để nhằm giúp sinh viên hiểu rõ và ý thức được ngôn ngữ đang rèn luyện, từ đó giúp cho việc ghi nhớ và tái sử dụng ngôn ngữ đã học đạt thêm hiệu quả trong học tập và trong nghiên cứu.

II. Mục tiêu của môn học

-         Mục tiêu về kiến thức người học cần đạt được :

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp

+ Đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành

+ Rèn luyện tốt các kỹ năng chính trong yêu cầu học tiếng [Đọc-Nói- Nghe- Viết].

-         Mục tiêu về kỹ năng người học cần đạt được :

+ Có khả năng chuyển tải được những thông tin cần thiết [khả năng dịch thuật]

+ Phát huy được vốn ngoại ngữ của bản thân.

-     Mục tiêu về thái độ người học cần đạt được :

+ Yêu thích môn học.

            + Cố gắng trau giồi rèn luyện các kỹ năng của môn học.

            + Nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của môn học.

III. Tóm tắt nội dung môn học

Để đáp ứng được các mục tiêu nêu trên, nội dung môn học bao gồm  việc thực hiện đủ 4 kỹ năng chính trong việc học ngoại ngữ.Mỗi bài học  sẽ giúp sinh viên tích lũy và củng cố được vốn từ vựng cần thiết theo từng chủ đề của bài khóa.

Phần thực hành tiếng- sẽ giới thiệu các cấu trúc mẫu tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và bổ sung thêm ý tưởng của bản thân theo ngữ cảnh hoặc tình huống, đề xuất thêm bài tập kiểu bắt buộc hoặc mở rộng.

Những bài tập rèn luyện kỹ năng nghe có đặc điểm bản ngữ hoặc không bản ngữ nhằm phát triển khả năng hiểu ngôn ngữ nói của tiếng Anh.

            Những bài đọc của giáo trình bao gồm các hình thức văn bản khác nhau với các hiện tượng ngôn ngữ và văn hóa đa dạng phong phú.

            Kỹ năng đọc hiểu còn giúp cho sinh viên có điều kiện hỗ trợ và phát triển các năng lực thực hành tiếng khác như : Nói, Nghe, Viết.

            Chúng tôi hy vọng rằng với nội dung hoàn chỉnh của giáo trình sẽ giúp cho quá trình     học gắn liền với thực tiễn của cuộc sống đem lại nhiều hứng thú cho sinh viên.

IV. Nội dung chi tiết môn học [Scope and sequence]

        Xem bảng đính kèm

V. Học liệu

1.      SMART CHOICE – Student book 3

2.   SMART CHOICE – Workbook 3

Do đặc thù của hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ và tính đặc trưng của môn học nên có thể chia làm 2 giai đọan :         Học kỳ 1 [75 tiết = 5 tín chỉ]

                                    Học kỳ 2 [75 tiết = 5 tín chỉ]

Cho các họat động thuộc 4 kỹ năng thực hành tiếng và công việc sinh viên cần chuẩn bị trước khi đến lớp, nội dung môn học có thể phân chia cụ thể như sau :

Trình độ Trung cấp [Intermediate] [150 periods = 10 credits ]

Học phần 1 – 75 tiết

Skills

Textbooks

Periods

Integrated Skills

Smart Choice 3

Units 1,2,3,4,5

60

Grammar

Materials compiled by the FFL

15

Học phần 2 – 75 tiết

Skills

Textbooks

Periods

Integrated Skills

Smart Choice 3

Units 7,8,9,10,11

45

Reading

Materials compiled by the FFL

30

VI. Yêu cầu :

            Trước tình hình phát triển của xã hội cũng như nhu cầu nâng cao trình độ cần thiết cho việc học ngoại ngữ, nay bộ môn Tiếng Anh không chuyên [TAKC] thuộc Khoa Ngoại Ngữ kiến nghị cải tiến chương trình học tiếng Anh dành cho sinh viên chính qui thuộc các chuyên ngành khác của trường là mức Trung cấp, thay vì là vỡ lòng [VL], sơ cấp [SC], trung cấp [TC] như trước đây, kể từ khóa 2008.

Do vậy, yều cầu sinh viên phải tự trang bị kiến thức cơ bản trước khi tham gia đăng ký môn AV1[05 tín chỉ] & AV2 [05 tín chỉ] nhằm giúp sinh viên tiến tới trình độ trung cấp cũng là đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên đạt mức chuẩn về ngoại ngữ khi tốt nghiệp.

Số lần xem trang: 13435
Điều chỉnh lần cuối:

Video liên quan

Chủ Đề