Ngôi sao gần Trái đất nhất trong hệ Mặt trời

Các nhà khoa học quốc tế phát hiện một hành tinh đá có thể là nơi sinh sống của người ngoài hành tinh và chỉ cách Trái Đất 4 năm ánh sáng.

 

Proxima b ở cách Trái Đất chỉ 4 năm ánh sáng. Ảnh: Youtube.

Theo The Independent, hành tinh mới tìm thấy tên Proxima b chỉ lớn hơn Trái Đất đôi chút và quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất là Proxima Centauri. Hành tinh này quy tụ những điều kiện gần như hoàn hảo để sự sống phát triển. Proxima b là hành tinh có thể tồn tại sự sống dễ nghiên cứu và tìm hiểu nhất từ trước tới nay do nằm gần Trái Đất. Với khoảng cách 4 năm ánh sáng, các thế hệ tàu vũ trụ trong tương lai có thể mang robot thăm dò tới Proxima b. Đây cũng có thể là điểm đến mới cho những du khách từ Trái Đất. Các nhà khoa học hy vọng có thể khám phá Proxima b nhiều hơn và tìm ra sự sống. Proxima b ở gần ngôi sao mẹ hơn 5% so với Trái Đất và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Nhưng do Proxima Centauri mờ hơn nhiều so với Mặt Trời, hành tinh vẫn nằm trong khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt và do đó có điều kiện phù hợp hỗ trợ sự sống phát triển. Tuy nhiên, Proxima b hứng chịu những tia cực tím và tia X cực mạnh phát ra từ ngôi sao mẹ, khiến môi trường sống trên hành tinh này chứa đầy phóng xạ. Các nhà khoa học vẫn không dám chắc những hành tinh như Proxima b thể trở thành nơi sinh sống hay không do tồn tại nhiều tranh cãi về khả năng duy trì bầu khí quyển và nước lỏng của chúng. Họ cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn bầu khí quyển của hành tinh này. Proxima b được phát hiện thông qua dữ liệu về hiệu ứng Doppler do các kính viễn vọng của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu ở Nam bán cầu thu thập từ năm 2000 đến 2014 và 2016, theo kết quả nghiên cứu công bố hôm qua trên tạp chí Nature. Dữ liệu Doppler cho phép các nhà khoa học nghiên cứu những chuyển động cực nhỏ xung quanh ngôi sao mẹ, kết quả từ trọng lực của hành tinh quay quanh quỹ đạo. Để rút ra kết luận về hành tinh mới, hơn 30 nhà nghiên cứu từ nhiều viện và quốc gia khác nhau phải phân tích dữ liệu trong suốt nhiều năm. "Thành công trong việc tìm ra địa cầu gần nhất bên ngoài hệ Mặt Trời là thành tựu trọn đời, kết quả của niềm đam mê và cống hiến của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế. Chúng tôi hy vọng phát hiện sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai. Bước tiếp theo sẽ là tìm kiếm sự sống trên Proxima b", tiến sĩ Guillem Anglada-Escude ở Đại học Queen Mary tại London, Anh, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

"Nếu nghiên cứu sâu hơn xác nhận khí quyển hành tinh phù hợp để phát triển sự sống, đây có thể là một trong những phát hiện quan trọng nhất mà chúng tôi từng đạt được. Proxima Centauri tồn tại với thời gian lâu hơn gấp hàng trăm hoặc hàng nghìn lần Mặt Trời. Sự sống trên Proxima có thể tiến hóa sau khi Mặt Trời chết từ lâu", tiến sĩ John Barnes ở Đại học Open, Anh, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Ảnh minh họa. [Nguồn: theguardian.com]

Mới đây, kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra một ngôi sao xa nhất từng quan sát được, cách Trái Đất khoảng 28 tỷ năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu đã công bố thông tin này trên tạp chí Nature số ra ngày 30/3.

Tên chính thức của ngôi sao là WHL0137-LS, nhưng các nhà nghiên cứu đã đặt biệt danh cho ngôi sao này là "Earendel" [tiếng Anh cổ có nghĩa là Sao Mai].

Theo các nhà khoa học, Earendel có thể là một ngôi sao đơn hoặc một hệ sao đôi, nặng gấp 500 lần so với Mặt Trời và cũng sáng hơn Mặt Trời hàng triệu lần, được hình thành từ khi vũ trụ còn sơ khai.

Kính viễn vọng Hubble đã phát hiện ra ngôi sao này sau khoảng thời gian 9 tiếng phơi sáng khi đang quan sát ngẫu nhiên các ngôi sao trên nền của một cụm thiên hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng Earendel có thể ra đời vào khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, và là một trong những thế hệ sao đầu tiên của vũ trụ.

[Khám phá quan trọng về núi lửa băng trên Sao Diêm Vương]

Đây chính là ngôi sao mà kính viễn vọng Hubble ghi nhận phát ra ánh sáng hồi năm 2018, khi đó mới cách Trái Đất khoảng 4 tỷ năm ánh sáng.

Sau khoảng 3,5 năm, hình chiếu của ngôi sao cuối cùng đã đến được với Trái Đất, tuy nhiên vào lúc này, vũ trụ đã mở rộng khiến cho khoảng cách từ ngôi sao này tới Trái Đất được nâng lên thành 28 tỷ năm ánh sáng.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ [NASA], vẫn còn nhiều điều để khám phá về ngôi sao xa xôi mới tìm thấy này, chẳng hạn như khối lượng, nhiệt độ và phân loại quang phổ của nó.

Các dữ liệu này cung cấp tri thức, cho phép con người ngược dòng lịch sử, để nhìn lại sự hình thành của vũ trụ, cũng như hiểu hơn về các khối cấu tạo của một số thiên hà đầu tiên./.

Minh Châu [TTXVN/Vietnam+]

Các hành tinh vừa được phát hiện có kích thước lớn hơn 1,2-1,5 lần, khối lượng gấp 2-3 lần so với Trái Đất.

Kính viễn vọng TESS [Transiting Exoplanet Survey Satellite] của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] vừa phát hiện nhóm vật thể "hàng xóm" [galactic neighborhood] khá thú vị, cách Trái Đất chỉ 33 năm ánh sáng. Điều đó đồng nghĩa nếu di chuyển với tốc độ bằng 1/10 ánh sáng, con người cần khoảng 330 năm để đến được vị trí này.

Trong cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn Mỹ ngày 15/6 tại California, các nhà khoa học xác định nhóm vật thể vừa phát hiện gồm một sao chủ và các hành tinh quay quanh, còn gọi là hệ hành tinh. Trong số đó, có ít nhất 2 hành tinh với kích thước lớn hơn Trái Đất, còn gọi là siêu Trái Đất [Super-Earth].

Kính viễn vọng TESS vừa giúp phát hiện 2 siêu Trái Đất cách chúng ta 33 năm ánh sáng. Ảnh: NASA.

Theo thông cáo báo chí của Viện Công nghệ Massachusetts [MIT], ngôi sao chủ của hệ hành tinh có tên HD 260655. Ngôi sao này tương đối nhỏ, nhiệt độ mát mẻ nên được xếp vào nhóm sao lùn M [M-dwarf, sao lùn đỏ].

Theo hệ thống phân loại Morgan Keenan dựa trên quang phổ, sao lùn M nhỏ hơn đáng kể so với Mặt Trời. Ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời thuộc nhóm sao dải chính G [G-type main-sequence star], nhưng số lượng chỉ bằng 1/10 so với các sao lùn đỏ.

Theo CNET, hành tinh vòng trong [inner planet] quay quanh HD 260655 theo chu kỳ 2,8 ngày Trái Đất, kích thước lớn hơn 1,2 lần và khối lượng gấp đôi so với Trái Đất. Trong khi đó, hành tinh vòng ngoài mất 5,7 ngày Trái Đất để quay một vòng quanh ngôi sao chủ, kích thước bằng 1,5 lần và khối lượng gấp 3 lần Trái Đất. Tất cả được xem là hành tinh đất đá.

Michelle Kunimoto, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn và Không gian Kavli của MIT, cho biết 2 hành tinh quay quanh HD 260655 là những mục tiêu phù hợp để nghiên cứu bầu khí quyển bởi ngôi sao chủ của chúng có độ sáng cao.

Theo Kunimoto, các nghiên cứu có thể trả lời một số câu hỏi như "Có bầu khí quyển giàu chất bay hơi xung quanh các hành tinh này không" và "Có dấu hiệu của nước hoặc các loài sinh vật dựa trên carbon không". Nói cách khác, việc nghiên cứu các hành tinh này nhằm xác định liệu bầu khí quyển của chúng có lớp bảo vệ giống tầng ozone hay có tồn tại sinh vật không.

Dù vậy, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh các hành tinh vừa được tìm thấy không phù hợp để con người sinh sống. Do nằm gần ngôi sao chủ, nhiệt độ của chúng rất cao để giữ nước. Theo nghiên cứu, hành tinh vòng trong của HD 260655 có nhiệt độ 436,6 độ C, còn hành tinh vòng ngoài là khoảng 286,6 độ C.

Sứ mệnh của TESS là tìm kiếm các ngoại hành tinh [hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời]. Ảnh: NASA.

Kính viễn vọng TESS được phóng vào tháng 4/2018, phục vụ sứ mệnh tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Nó hoạt động bằng cách phát hiện sự sụt giảm ánh sáng đột ngột của các ngôi sao, dấu hiệu cho thấy có thể một hành tinh di chuyển ngang qua chúng.

Đó là lý do khi nhìn thấy ánh sáng giảm bất thường của HD 260655 vào tháng 10/2021, các nhà khoa học đã tìm thấy 2 hành tinh quay quanh ngôi sao sau nhiều tháng thử nghiệm. Avi Shporer, thành viên thuộc nhóm nghiên cứu của MIT cho biết hoàn toàn có khả năng tồn tại nhiều hơn 2 hành tinh quay quanh ngôi sao này.

Giải mã bí ẩn về những 'hòn đá biết đi' ở Thung lũng Chết Hiện tượng hòn đá chuyển động ở Thung lũng Chết cần hội tủ đủ các điều kiện môi trường khác nhau bao gồm: nước, nhiệt độ thấp vào mùa đông và tốc độ gió đủ lớn.

Câu hỏi trang 172 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết ngôi sao nào gần Trái Đất nhất?

Trả lời:

Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời.

Vào ban ngày, Mặt Trời là ngôi sao duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy, đó là ngôi sao gần với Trái Đất nhất. Các ngôi sao khác trên bầu trời cách xa Trái đất hơn Mặt trời rất nhiều.

Ngôi sao gần Trái Đất nhất sau Mặt trời có tên là Proxima Centauri. Ánh sáng của nó phải mất 4,22 năm mới di chuyển đến Trái đất. Trong khi đó, tốc độ của ánh sáng trong không gian rơi vào khoảng 300.000km/s.

Các nhà thiên văn khuyên rằng, chúng ta tuyệt đối không được nhìn thẳng vào Mặt Trời dù đeo kính râm. Ánh sáng của Mặt Trời có thể làm lóa mắt. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà thiên văn đều phải có thiết bị chế tạo riêng để giảm bớt và lọc ánh sáng của Mặt Trời.

Là ngôi sao gần nhất, những tia sáng của Mặt Trời chỉ mất khoảng 8 phút 30 giây là có thể truyền đến Trái Đất. Ảnh: Thiên văn học

Ngôi sao Mặt Trời có kích thước lớn gấp 109 lần Trái Đất. Cũng như những ngôi sao khác, Mặt Trời là một khối khí hình cầu mà thành phần cơ bản của nó gồm hiđro và hêli. Bề mặt của Mặt Trời [quang cầu] có nhiệt độ lên tới 6000 độ C.

Trong tâm Mặt Trời, sức nóng có thể lên tới 15 triệu độ C. Theo đó, Mặt Trời như một “nhà máy” dùng nhiên liệu hiđro để chế biến ra hêli [4 hạt nhân hiđro tổng hợp với nhau thành 1 hạt nhân hêli].

Bề mặt Mặt Trời sần sùi và thường lưu động như dòng nước đang sục sôi. Trên đĩa Mặt Trời thường sáng chói và có nhiều vết đen, mỗi vết có kích thước lớn tương tự như Trái Đất. Đôi khi những cột khí sáng rực này bùng lên cao hàng vạn km rồi lại rơi xuống bề mặt Mặt Trời, uốn cong như những nhịp cầu.

Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời [tai lửa] mạnh mẽ, cũng có thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Ảnh: Thiên văn học

Những hạt vật chất phun ra từ Mặt Trời có thể làm tổn thương đến sức khỏe của các nhà du hành Vũ trụ. Trong thời gian hoạt động tối đa, Mặt Trời còn phát ra những bức xạ độc hại như bức xạ tia X và tia tử ngoại.

Những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời [tai lửa] mạnh mẽ, cũng có thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tại các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Hiện tượng này tạo ra những tấm màn cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Đáng lưu ý, những phản ứng tổng hợp hạt nhân ở Mặt Trời rất quan trọng, nó sẽ sản xuất ra ánh sáng và năng lượng. Ngày nào Mặt Trời còn năng lượng thì các sinh vật trên Trái Đất mới có thể tồn tại.

Mỗi giây, Mặt Trời tiêu thụ khoảng 600 triệu tấn hidro. Kho nhiên liệu này còn đủ để Mặt Trời “sống” ước lượng khoảng 5 tỉ năm nữa. Những phản ứng tổng hợp hạt nhân thường được tiến hành trong tâm Mặt Trời, nơi có nhiệt độ rất cao. 

Hiện tượng cực quang dài hàng nghìn km đẹp rực rỡ, thường nhìn thấy vào ban đêm ở vùng Bắc Cực và Nam Cực. Ảnh: Thiên văn học

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra kỹ thuật để thực hiện những phản ứng tổng hợp hạt nhân với quy mô lớn, nhằm sản xuất thật nhiều năng lượng như Mặt Trời và các vì sao.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải học hỏi Mặt Trời và các vì sao về phương pháp khống chế năng lượng hạt nhân nguyên tử. Hiện nay, các nhà khoa học chỉ mới thực hiện được những phản ứng tổng hợp hạt nhân, làm nổ tung những quả bom khinh khí có khả năng phá hoại khủng khiếp. 

Trong các tài liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn ước tính Mặt Trời ra đời cách đây khoảng 5 tỉ năm. Hiện nay, ngôi sao này đang bước vào tuổi “trung niên”. Trong vòng 5 tỉ năm nữa, Mặt Trời sẽ nguội đi sau khi tiêu thụ hết nhiên liệu, rồi phồng lên trở thành một ngôi sao kềnh đỏ.

Khí quyển Mặt Trời sau đó sẽ lan ra tới tận Trái Đất và nhiệt độ vẫn còn đủ cao, khoảng 3000 độ C. Nhiệt độ này có thể thiêu đốt tất cả động thực vật trên hành tinh.

Lúc đó, những gì còn lại chỉ là một vỏ khí và bụi phun ra từ ngôi sao Mặt Trời. Lõi Mặt Trời tối dần và trở thành một ngôi sao lùn trắng, không phát ra bức xạ và kích thước của nó nhỏ lại chỉ bằng Trái Đất.

Theo Tạp chí Điện tử

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề