Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mời một HS đọc các câu hỏi cho vở diễn, yêu cầu HS sau khi xem vở diễn trả lời câu hỏi.

+ Câu hỏi 1: Đọc thông tin về ê-kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016 và cho biết vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch.

+ Câu hỏi 2: Bạn nhận xét như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu? Ngôn ngữ hình thể ấy đóng vai trò gì trong việc thể hiện nhân vật?

+ Câu hỏi 3: Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố nào trong các lời đối thoại trên sân khấu?

+ Câu hỏi 4: Không gian sân khấu khác không gian đời thực ở điểm nào? Làm thế nào để có thể vừa truyền tải được thông điệp nghệ thuật, vừa đem lại cho người xem cảm giác sống động, tự nhiên nhất?

+ Câu hỏi 5: Các yếu tố như ánh sáng, âm thanh, đạo cụ có tác dụng gì?

+ Câu hỏi 6: So sánh kịch bản sân khấu và vở diễn, bạn có nhận xét gì về những cải biên của đạo diễn và diễn viên?

+ Câu hỏi 7: Làm thế nào để một vở diễn vốn được dàn dựng dựa trên truyện cổ dân gian và được viết từ hơn hai mươi năm trước lại có thể gần gũi và hấp dẫn những người xem đương đại?

+ Câu hỏi 8: Việc sân khấu hóa có tác động như thế nào tới số phận của tác phẩm văn chương?

- GV cho HS xem vở diễn trên lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV và HS cùng xem vở kịch.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

IV. Xem vở diễn

* Trả lời câu hỏi và tổng kết:

Câu 1. Vở diễn trên sân khấu là một sáng tạo của tập thể, trong đó không chỉ có đạo diễn, biên kịch mà tất cả diễn viên, họa sĩ, biên đạo múa,… cùng góp phần đồng sáng tạo nên vở kịch. Mỗi thành viên trong ê-kíp sản xuất, bằng trải nghiệm cuộc sống, cảm nhận riêng của mình, sẽ đem lại cho kịch bản một cách tiếp cận riêng, một đời sống riêng. Vì thế, mỗi lần công diễn là một lần kịch bản văn học được tái sinh trong một hình hài mới, mang một thông điệp mới.

Câu 2. Ngôn ngữ hình thể không chỉ giúp bộc lộ nội tâm, tính cách, số phận của nhân vật, mà còn là một yếu tố ước lệ nhằm biểu đạt những thông tin khác trong một vở kịch như thời gian, không gian và những thông điệp quan trọng trong vở diễn.

Câu 3. Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua các lời đối thoại để miêu tả bối cảnh, giúp người đọc có thể hình dung được không khí của các tình huống, sự kiện, hành động trong vở kịch.

Câu 4. – Không gian sân khấu là không gian ước lệ. Nó vừa cố gắng mô phỏng đời sống thực, vừa cố gắng khắc phục những hạn chế của sân khấu để mở rộng tối đa khả năng biểu hiện đời sống, vừa trực quan hóa các yếu tố của kịch bản để người xem có thể hình dung ra bối cảnh, không khí của vở kịch, đồng thời lại phải tạo nên sự hấp dẫn thị giác đối với người xem. Vì thế, nó vừa giống, nhưng lại vừa khác với không gian thực.

- Tất cả yếu tố trên sân khấu như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, phông nền, bố cục,… đều mang ý nghĩa biểu tượng, và được sắp đặt một cách thống nhất, chặt chẽ, nhằm làm nổi bật thông điệp.

Câu 5. Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ có tác dụng làm nổi bật diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ biểu đạt nội tâm của nhân vật, tạo không khí cho vở kịch, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng và góp phần làm nổi bật thông điệp.

Câu 6. Khi đưa kịch bản lên sân khấu, đạo diễn đã phải thêm các yếu tố về hoạt cảnh, âm thanh, ánh sáng; các diễn viên đã phải nhập vai, thể hiện diễn xuất của mình mà không chỉ bao gồm lời thoại.

Câu 7. Vở diễn đã đề cập đến những vấn đề muôn thuở của nhân loại, có ý nghĩa trong mọi thời đại, đó là vấn đề sự thật và dối trá. Các nghệ sĩ cũng lồng ghép rất nhiều vấn đề đương đại vào trong vở kịch, tạo nên sự đồng cảm nơi người xem. Đồng thời, cách bài trí sân khấu, hóa trang và diễn xuất,… cũng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn với người xem.

Câu 8. Sân khấu hóa cũng là một hoạt động tiếp nhận văn học. Đó là một hoạt động tiếp nhận đặc biệt, trong đó người đọc không phải là một các nhân mà là một tập thể đạo diễn, biên kịch, diễn viên, họa sĩ…, mỗi người tiếp nhận sẽ đem lại một góc nhìn, cách kiến giải riêng về tác phẩm, đồng thời cũng tạo nên một hình tượng nghệ thuật thống nhất. Mặt khác, sân khấu hóa là quá trình chuyển dịch ngôn ngữ văn học, một chất liệu phi vật thể sang ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu, một chất liệu vật thể trực quan, cảm tính. Quá trình chuyển dịch đó khiến cho hình tượng văn học bị biến đổi. Sân khấu hóa cũng là quá trình đương đại hóa tác phẩm, khiến cho các hình tượng văn học trở nên gần gũi hơn với người xem đương đại. Quá trình sân khấu hóa, vì vậy, là quá trình làm sống lại tác phẩm, tạo cho tác phẩm một sức sống mới.

Mã Hàng9786040311146
Tác giả Bùi Mạnh Hùng, Phan Huy Dũng, Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Diệu Linh, Đặng Lưu, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nương, Đỗ Hải Phong
Nhà xuất bảnNXB Giáo Dục Việt Nam
Năm xuất bản2022
Trọng lượng [gr]200
Kích thước19 x 27 cm
Số trang68
Hình thứcBìa mềm

Công ty Cổ phần Phát Hành Sách Khánh Hòa hân hoan chào đón Quý phụ huynh và các em học sinh tham gia mua sắm với chương trình ưu đãi MÙA HÈ VÀNG, NGÀN KHUYẾN MÃI áp dụng từ 15/5/2022 đến 5/9/2022 bao gồm:

Quý khách hãy nhanh tay đến ngay hệ thống các nhà sách thuộc công ty chúng tôi để lựa chọn ngay những món đồ cần thiết cho việc học của con, em, chúng ta bạn nhé!
 

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

SKU:G1HHXV003H22

15,000₫

Sản phẩm 100% chính hãng

Tư vấn mua hàng tận tâm

Vận chuyển nhanh chóng

Đổi trả miễn phí

Hotline: 0968851379

Giá cả ưu đãi

Video liên quan

Chủ Đề