Phương pháp lấy thống số từ công tơ và truyền về máy chủ

Chi tiết Tin Tức Tin Bkaii

Ông Thái Thành Nam – Phó giám đốc Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Trung [CPC IT] cho biết: “Trên thế giới, sử dụng công tơ điện tử trên lưới điện thông minh đã được ứng dụng từ lâu và ngày càng phổ biến. Còn ở Việt Nam, yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ khách hàng của ngành Điện ngày càng cấp thiết, trong đó có sử dụng công tơ điện tử thông minh”.

Từ năm 2001, CPC IT bắt đầu nghiên cứu công tơ điện tử đọc chỉ số từ xa, không dây theo kiểu mắt lưới [RF-Spider]. Các công tơ này có 2 chức năng: Đo đếm điện năng, tập hợp và chuyển tiếp số liệu của các công tơ lân cận về thiết bị tập trung dữ liệu tại trạm biến áp.

Công nhân Điện lực Lý Sơn lắp đặt công tơ điện tử với công nghệ đọc chỉ số từ xa - Ảnh: Cao Cường

Về cơ bản, loại công tơ này có 2 thành phần: Thứ nhất, công tơ tích hợp RF-Mesh [gọi tắt là Công tơ Mesh], có khả năng tự tìm đường nhờ giải thuật định tuyến thông minh. Điều này đồng nghĩa, khi bất kỳ một công tơ nào gặp sự cố, lập tức, một kết nối mới được hình thành, đảm bảo thông tin của toàn hệ thống không bị gián đoạn. Thứ hai, bộ thu thập dữ liệu tập trung DCU [Data Collection Unit], đóng vai trò trung gian thu gom số liệu từ các công tơ đo đếm của tất cả khách hàng trong cùng một trạm và truyền về trung tâm khai thác số liệu [Server], thông qua modem GPRS/3G được tích hợp sẵn bên trong. DCU thường được lắp đặt tại trạm biến áp, là cầu nối giữa các công tơ đo đếm của mỗi khách hàng với công ty điện lực. Có thể hình dung DCU như một máy tính thông minh, giúp người vận hành có thể thao tác từ bất kỳ vị trí nào cũng như đang thao tác trực tiếp tại hiện trường. Từ đó, người quản lý có thể cấu hình, cập nhật, nâng cấp phần mềm từ xa thông qua mạng internet mà không cần phải đến tận hiện trường hay tháo thiết bị xuống.

Công tơ điện tử đọc chỉ số từ xa không dây theo kiểu mắt lưới RF-Spider phát huy hiệu quả cao nhất khi áp dụng cho các trạm mới được lắp đặt toàn bộ công tơ Mesh. Tuy vậy, điều này không phải là rào cản đối với các trạm chỉ có công tơ RF thông thường [không tích hợp RF-Mesh], bằng cách lắp đặt thêm công tơ thông minh trung gian. Ông Thái Thành Nam khẳng định: “Đây là sản phẩm với công nghệ hoàn toàn mới tại Việt Nam. Loại công tơ này có tuổi thọ trên 15 năm, tỷ lệ nội địa hóa là 65% và chi phí chỉ bằng 2/3 so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại”.

Hiện nay, công tơ điện tử đọc chỉ số từ xa không dây theo kiểu mắt lưới RF-Spider đã được CPC IT áp dụng thành công tại Điện lực Bắc Sông Hương [Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế], trên cơ sở 522 điểm đo đã lắp đặt công tơ điện tử 1 pha DT01P-RF thông thường [không có RF-Mesh], với kết quả 100% công tơ thu thập được dữ liệu hàng giờ.

Bên cạnh đó, để đồng bộ với Dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm [khánh thành cuối tháng 9/2014], CPC IT cũng đã lắp đặt hệ thống RF-Spider cho toàn bộ 14 trạm biến áp với 4.277 công tơ đo đếm tại Điện lực Lý Sơn – Công ty Điện lực Quảng Ngãi. Thông tin của các khách hàng đều được thu thập tự động và tích hợp vào trang web lyson.cpc.vn, kết nối với hệ thống tọa độ địa lý quản lý lưới điện [GIS]. Theo ông Thái Thành Nam, với công nghệ này, khách hàng có thể tự chủ trong việc giám sát sản lượng điện tiêu thụ hàng giờ của mình, truy vấn thông tin lịch sử và các kỳ hóa đơn gần nhất, tìm kiếm thông tin theo nhiều tiêu chí như, tên, địa chỉ, mã khách hàng, mã cột điện... Đồng thời, công nghệ này còn có khả năng tự động đưa ra cảnh báo cho khách hàng khi sản lượng điện tiêu thụ tăng đột biến trong ngày”.

Đối với ngành Điện, việc ứng dụng công tơ điện tử đọc chỉ số từ xa trong quản lý vận hành lưới điện cũng đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: Tự động đọc chỉ số công tơ tại bất kỳ thời điểm nào; kết hợp với hệ thống MDMS, tính toán tổn thất trạm theo ngày; giúp các công ty điện lực thu thập toàn bộ dữ liệu công tơ mọi lúc, mọi nơi để tính hóa đơn mà không cần công nhân đi ghi chỉ số thủ công hoặc cầm thiết bị đi ghi số như hiện nay, giảm tối đa nhân viên ghi chỉ số công tơ; tự động thu thập chỉ số công tơ từ xa theo thời gian định sẵn hoặc theo yêu cầu bất thường; dễ dàng mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu công tơ của khách hàng mà không cần đầu tư thêm đường truyền...

Cũng theo nghiên cứu của Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Trung, với những tính năng nổi trội, công tơ điện tử đọc chỉ số từ xa, không dây theo hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thị trường điện; đáp ứng lộ trình xây dựng lưới điện thông minh; góp phần giải quyết triệt để vấn đề thu thập, quản lý số liệu đo đếm và tự động hóa, hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ khách hàng; góp phần minh bạch trong công tác kinh doanh điện năng - điều mà ngành Điện đang hướng tới.

Theo EVN, //www.tmhpp.com.vn

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Chia sẻ với VnExpress, ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] cho biết, hiện cả nước có gần 27 triệu hộ dùng điện, nhưng mới có 54% dùng công tơ điện tử - loại cho phép ghi số điện tự động. Riêng tại TP Hà Nội, tỷ lệ công tơ điện tử là 72%, toàn bộ các quận nội thành đã chuyển đổi từ công tơ cơ khí sang công tơ điện tử.

Với công tơ điện tử, việc ghi chỉ số điện được thực hiện tự động bằng thiết bị đo xa và đo gần.

Với công tơ điện tử đo xa, hàng ngày dữ liệu sử dụng điện của hộ gia đình sẽ được truyền trực tiếp về máy chủ trung tâm dữ liệu và người sử dụng điện có thể tra cứu sản lượng dùng trên website chăm sóc khách hàng của tổng công ty điện lực các khu vực. Chẳng hạn, tại Hà Nội, khách hàng truy cập vào //cskh.evnhanoi.com.vn/, đăng nhập bằng mã khách hàng là số hợp đồng mua bán đã ký với ngành điện và nhập mật khẩu để theo dõi chỉ số hàng ngày. 

Nhân viên ngành điện đo công tơ điện tử bằng thiết bị đo từ xa sáng 25/4. Ảnh: Anh Minh.

Với công tơ điện tử đo gần, chỉ số sẽ đo đếm vào ngày cố định hàng tháng thông qua thiết bị đo xa HHU. Công nhân điện lực phải tới gần công tơ và thu thập dữ liệu qua thiết bị này, dữ liệu sau đó được truyền về máy chủ. Tại Hà Nội, khoảng 20% công tơ điện tử được đo đếm theo cách này. 

Sở dĩ có loại "đo xa" và "đo gần", theo giải thích của EVN, là tùy công nghệ đi kèm của loại công tơ điện tử nhập về theo từng giai đoạn, thời kỳ. Tuy nhiên, dù công nghệ nào thì với loại công tơ điện tử này, công nhân điện lực không phải ghi - sao chép thủ công số điện.

Với công tơ cơ khí, công nhân điện lực phải trực tiếp ghi chỉ số bằng ảnh chụp qua camera, truyền vào phần mềm máy tính bảng. Ảnh chụp này hiển thị rõ ngày, giờ thu thập dữ liệu. 

Dữ liệu sau khi công nhân thu thập được sẽ được nhập lên phần mềm quản lý, bộ phận điều hành sẽ xuất toàn bộ bảng kê công tơ, trường hợp bất thường sẽ gửi về đội quản lý điện lực để phúc tra. Sau khi hoàn tất phúc tra, đội quản lý xác nhận số liệu và phòng kinh doanh các công ty điện lực ký bảng kê, lập hoá đơn trên phần mềm [CMIS]. 

Công nhân điện lực Hà Nội ghi chỉ số điện tại khu vực còn sử dụng công tơ cơ, bằng camera và phần mềm máy tính bảng. Ảnh: Anh Minh

Sau khi lập hóa đơn, công ty điện lực sẽ gửi tin nhắn SMS tới toàn bộ khách hàng số tiền phải trả trong tháng và các khách hàng có sản lượng điện sử dụng tăng bất thường từ 1,3 lần trở lên để đối chiếu, tra soát. 

Theo EVN, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận trong dây chuyền [ghi chỉ số, kiểm tra, phúc tra chỉ số công tơ, lập hoá đơn tiền điện, thu tiền điện, giải quyết khiếu nại...] được phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể với từng bộ phận. 

Với toàn bộ quá trình ghi, đo đếm chỉ số công tơ như trên, theo Tiến sĩ Bùi Xuân Hồi [Giảng viên bộ môn Kinh tế Năng lượng - Đại học Bách Khoa Hà Nội], khó có kẽ hở với quy trình này vì người ghi số độc lập với người nhập dữ liệu vào hệ thống, bộ phận lập, in hoá đơn... 

Tuy nhiên thực tế vừa qua vẫn xảy ra những sai sót trong khâu ghi, đo đếm chỉ số công tơ tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An... khiến hoá đơn tiền điện khi tới tay khách hàng tăng vọt vài chục lần so với tháng trước đó. 

Giải thích điều này, ông cho rằng, ở các khu vực đã chuyển đổi sang công tơ điện tử thì sai số của loại công tơ này rất thấp. Nhưng sai sót vẫn có thể xảy ra với khu vực vẫn sử dụng công tơ cơ, tức là dữ liệu ghi chỉ số được nhân viên điện lực thực hiện thủ công. "Song số lượng này không lớn", ông nhận xét.

Ông Hồi nói thêm, sai lệch trong đo đếm, ghi chỉ số công tơ, thực chất là mặt trái của giá điện bậc thang. Chẳng hạn, kỳ ghi chỉ số hoá đơn là 30 ngày, ngành điện phải tuân thủ đúng 30 ngày, sai lệch 1-2 ngày thì người tiêu dùng sẽ phải trả ở bậc thang giá cao cho các số điện trong khoảng thời gian này. "Biểu giá bậc thang tính luỹ tiến đòi hỏi quá trình đo đếm phải chính xác", ông nói. 

Khách hàng đã được thay thế sang công tơ điện tử có thể theo dõi chỉ số tiêu thụ điện hàng ngày tại website chăm sóc khách hàng của điện lực. Ảnh: Anh Minh.

Tuy nhiên theo ông Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, ngành điện nên đẩy nhanh việc thay thế công tơ điện tử. "Khi chuyển sang công tơ điện tử, đo đếm từ xa và tự động, các sai sót sẽ được khắc phục", ông nhìn nhận.

EVN cũng coi đây là giải pháp để minh bạch hóa chỉ số tiêu thụ điện. Lộ trình từ nay đến năm 2025, các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và địa bàn quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Trung sẽ được thay thế sang 100% công tơ điện tử. Điện lực miền Bắc và miền Nam sẽ thay thế 100% công tơ điện tử ở các thị trấn, thị xã; còn các khu vực khác là 50%. 

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của mình, ông Trần Đình Long cho rằng, khách hàng có thể lắp thêm một công tơ riêng bên cạnh công tơ của ngành điện, để giám sát việc ghi chỉ số điện hàng tháng. 

Về việc này, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh EVN lưu ý, tất cả các thiết bị đo đều có sai số, và đó là sai số cho phép, theo quy định về tiêu chuẩn đo lường.

Chẳng hạn, công tơ của một khách hàng đang sử dụng sai số là 1%, nghĩa là mức độ chính xác của công tơ này là +1 hoặc – 1 [sai số đo đếm]. Vì vậy, khi lắp 2 công tơ mà có một công tơ sai số là 0,5%, một công tơ 0,1% thì sai số có thể chấp nhận được. Nhưng sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới sai số tích luỹ. 

Anh Minh

Video liên quan

Chủ Đề