Chuyển khẩu mất bao lâu

Hiện nay do nhu cầu về học tập, công việc mà nhiều người phải chuyển đến sống ở một nơi khác, vì vậy cần vậy thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu. Vậy Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ được vấn đề này thông qua bài viết Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Hiện nay pháp luật không quy định về thời hạn của giấy chuyển hộ khẩu.

Căn cứ theo khoản 4 điều 22 Luật cư trú 2020 quy định: Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Điều 22 Luật cư trú 2020 quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau:

+ Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

+ Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo quy định của pháp luật thì công dân đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Thủ tục đăng ký thường trú được trình bày như bày như trên.

Chuyển khẩu muộn có bị phạt không?

Theo khoản 4 điều 22 Luật cư trú 2020 quy định: “ 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”

Như vậy, nếu chuyển hộ khẩu muộn hay nói cách khác là đăng ký thường trú quá hạn sẽ vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thường trú.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a, Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;”

Như vậy, nếu chuyển khẩu muộn có thể bị phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Có hợp đồng không xác định thời hạn có làm hộ khẩu được không?

Căn cứ theo điều 20 Luật cư trú 2020 quy định Điều kiện đăng ký thường trú:

“ 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b] Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c] Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b] Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2sàn/người.”

Như vậy theo quy định về điều kiện đăng ký thường trú thì không có điều kiện nào liên quan đến có hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó, nếu bạn đáp ứng những điều kiện theo quy định trên như: có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó;Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở với chồng/vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì có thể làm hộ khẩu nơi mà bạn muốn.

Trên đây là nội dung bài viết về Giấy chuyển hộ khẩu có thời hạn bao lâu? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.

Cắt, chuyển hộ khẩu quá tốn thời gian

Tôi đang sống tại TP HCM và đã chuyển hộ khẩu từ tỉnh Nghệ An về TP HCM. Thời gian tôi đến làm thủ tục nhập khẩu cho đến khi có hộ khẩu theo giấy hẹn là 2 tuần. Sau khi có hộ khẩu, tôi làm thủ tục chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân [CCCD] cũng mất 2 hai tuần để nhận được CCCD.

  • Bỏ sổ hộ khẩu, dân mừng!

  • Tán thành bỏ sổ hộ khẩu, tạm trú

  • Sẽ bỏ sổ hộ khẩu

  • Bộ Công an khẳng định năm 2020 sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy

Sau khi kết hôn, vợ tôi chuyển về cùng hộ khẩu với tôi. Vợ tôi có hộ khẩu thường trú tại TP HCM nên đến công an quận để làm thủ tục chuyển hộ khẩu, thời gian chờ để nhận giấy chuyển hộ khẩu là 2 tuần. Nhận được giấy chuyển hộ khẩu, vợ tôi hoàn tất hồ sơ nhập khẩu về hộ khẩu của tôi mất 2 tuần, thay đổi thông tin trên CCCD cũng 2 tuần. Như vậy, để hoàn thành cắt/chuyển hộ khẩu nhập vào nơi thường trú mới và sửa lại thông tin trên CCCD cần đến 6 tuần mới xong. Chưa nói đến thời gian sửa lại thông tin trên hộ chiếu [passport] và các cập nhật khác.

Lúc đầu, tôi nghĩ chuyển hộ khẩu từ tỉnh lên TP thì mất nhiều thời gian, còn chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác trong cùng một TP sẽ ít thời gian chờ đợi hơn nhưng không phải vậy. Chưa tính những buổi xin nghỉ phép tại cơ quan làm việc để đi đến cơ quan công an, vì những nơi này đều làm giờ hành chính. Như vợ tôi cần 1 buổi đến cơ quan công an thường trú cũ để cắt hộ khẩu, 1 buổi đi nhận giấy cắt hộ khẩu, 1 buổi đi làm thủ tục nhập hộ khẩu, 1 buổi đi lấy giấy tờ, 1 buổi đi làm lại CCCD, 1 buổi đi nhận CCCD. Tính sơ sơ là mất 6 buổi đến cơ quan công an. Chưa kể, có cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ buổi sáng, có cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ buổi chiều, không thống nhất với nhau trong địa bàn TP, nên phải trực tiếp đến nơi để biết việc tiếp nhận hồ sơ làm buổi nào, có khi đi đến rồi đi về và hôm sau quay lại... Rồi những sai sót trong hồ sơ, bổ sung hồ sơ..., phải làm đi làm lại nhiều lần...

Các tỉnh, thành khác tôi không nắm rõ nhưng theo tôi, tại TP HCM việc cắt chuyển hộ khẩu và nhập khẩu trong một TP có thể rút ngắn thời gian. Quy trình của gia đình tôi trình bày trên đây là cách làm cả chục năm về trước và rất lâu rồi chưa có cải thiện gì nhiều. Hiện nay, việc liên thông và quản lý công dân trên hệ thống quốc gia và của TP HCM đã thông suốt, vì sao việc cắt và nhập hộ khẩu không thể dựa trên thông tin quản lý của công an để xử lý nhanh hơn trong việc nhập và chuyển hộ khẩu, cũng như việc thay đổi thông tin CCCD trong cùng một TP, giữa các quận lại không thể ngắn gọn hơn? Việc cắt và nhập hộ khẩu trong TP vì sao không kết nối giữa các quận? Ví dụ chỉ cần cắt hộ khẩu quận này thì cán bộ quản lý xem xét đề nghị của công dân rồi trả lời trong một vài ngày, sau đó giấy chuyển hộ khẩu trực tiếp qua hệ thống điện tử của ngành công an sang quận khác, công dân khỏi đi lấy, chỉ việc đến nơi đăng ký thường trú mới điền mẫu đơn là xong.

Những thủ tục hành chính mà ngành công an nắm giữ rất đầy đủ, vì mọi thông tin bây giờ đều được lưu trữ trên hệ thống. Chỉ có việc thay đổi chỗ ở và thông tin cập nhật CCCD mà có cần thời gian dài như hiện nay không?

Nguyễn Minh Thanh

Video liên quan

Chủ Đề