Tại sao bé ăn hay bị trớ

Trẻ ăn vào là bị nôn tuy là hiện tượng thường gặp nhưng rất có thể gây nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, khi thấy con trẻ bị nôn trớ thì cha mẹ không nên chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây nôn trớ cùng những cách xử trí khi trẻ bị nôn.

1. Thế nào là nôn trớ ở trẻ em?

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, sau đó trào ra khỏi miệng do sự co bóp của cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của cơ trơn thành bụng.

Trớ là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau ăn , nguyên nhân thường do thực quản không có sự co bóp của các cơ vân.

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo thống kê tại Mỹ, tỷ lệ trẻ bị trớ ít nhất một lần trong ngày lên đến 50% với trẻ dưới 3 tháng tuổi và 67% với trẻ 4 tháng tuổi.

2. Cách xử trí khi trẻ ăn vào là bị nôn

Khi trẻ gặp phải tình trạng nôn trớ [có thể là sữa hoặc thức ăn], điều đầu tiên mà mẹ cần làm lúc này là dùng một chiếc khăn sạch để lau miệng cho trẻ. Sau đó đề phòng trẻ trớ tiếp thì quàng khăn vào cổ cho bé. Để tránh làm tăng nguy cơ dịch trào ngược vào phổi thì khi đang nôn trớ mẹ tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên.

Trẻ khi nôn trớ thường có cảm giác sợ hãi nên mẹ cần giữ thái độ nhẹ nhàng, không quát mắng khiến trẻ quấy khóc, mất bình tĩnh và trớ nhiều hơn. Lúc này, tốt nhất mẹ nên vuốt ngực và lưng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới đồng thời trò chuyện để trẻ quên đi việc nôn trớ.

Khi trẻ nôn trớ, mẹ không nên quát mắng khiến trẻ sợ hãi và mất bình tĩnh

Giữ cho trẻ nằm yên, đúng tư thế kê cao đầu và phía thân trên cao hơn thân dưới để không dẫn đến hiện tượng trào ngược. Trường hợp trẻ bị trớ nhiều sữa thì cần đặt trẻ nằm quay nghiêng sang một bên để chất nôn không bị hít vào phổi. Khi trẻ ăn vào là bị nôn thì mẹ không nên cho trẻ uống tiếp sữa ngay sau đó mà cần nhanh chóng vệ sinh mũi miệng và thay quần áo cho trẻ để khử mùi khó chịu từ chất nôn.

Trường hợp trẻ bị sặc, nên thực hiện biện pháp Heimlich ở trẻ lớn chứ không nên dùng tay để móc thức ăn ra.

Khi nôn trớ, cơ thể trẻ sẽ mất một lượng nước lớn nên cần được bổ sung ngay, có thể dùng nước chín, nước trái cây loãng hoặc dung dịch Oresol. Cho trẻ uống từ từ, từng ngụm một hoặc dùng muỗng nhỏ.

Nếu tình trạng nôn trớ thuyên giảm thì tiếp tục cho trẻ uống 50ml nước chín và 50ml dung dịch Oresol luân phiên sau mỗi nửa giờ. Sau đó bé không nôn trớ nữa thì có thể cho bé bú bình hoặc bú sữa mẹ, sau mỗi 3 - 4 giờ tăng dần số lượng từ 80 - 100ml. Trong vòng 12 - 24 giờ tiếp theo, bé có thể ăn uống bình thường nếu không còn nôn trớ nhưng vẫn cần bổ sung nhiều nước và nên bắt đầu với những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc,...

Ngược lại, trường hợp bé nôn nhiều liên tục thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn?

Để hạn chế tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn, cha mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản cụ thể như sau:

Với trẻ đang bú sữa mẹ

Cho trẻ bú từ từ và tránh để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú mẹ tối thiểu 15 phút mới được cho trẻ nằm xuống. Tư thế khi cho trẻ bú cũng rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng nôn trớ: bế trẻ sao cho mặt quay vào vú, mũi đối diện với núm vú đồng thời người và đầu trẻ phải nằm trên một đường thẳng. Sau đó, mẹ dùng tay đỡ mông và ôm sát con vào người cho đến khi môi trên của con chạm vú. Khi thấy con dần hé miệng thì chỉnh sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Trẻ không nên nằm nghiêng bên phải khi no, do đó mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó mới chuyển sang bú bên phải. Điều này giúp sữa trong dạ dày trẻ dễ dàng tuần hoàn hơn và hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.

Sau khi trẻ đã bú no, không để trẻ nằm xuống ngay lập tức mà nên bế trẻ đứng lên và giúp trẻ ợ hơi bằng cách thực hiện động tác khum bàn tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Việc này giúp giải quyết một trong những nguyên nhân chính gây nôn trớ ở trẻ thông qua việc giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải vào dạ dày trong khi bú.

Không đặt trẻ sơ sinh nằm xuống ngay sau khi vừa bú xong

Đối với trẻ đang bú bình

Để trẻ không nuốt phải quá nhiều không khí vào dạ dày, khi cho trẻ bú bình mẹ cần chú ý nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình trong suốt quá trình con bú.

Đối với trẻ đang ăn dặm

Cha mẹ không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến tâm lý sợ hãi khi thấy thức ăn.

Trẻ bị ép ăn quá nhiều hoặc bú quá no có thể dẫn đến hiện tượng nôn trớ

Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết. Nên tập cho trẻ thói quen tập trung ăn uống, thời gian ăn tối đa chỉ nên trong khoảng 30 phút trở lại. Bởi việc ăn lâu có thể dẫn đến cảm giác biếng ăn ở trẻ.

Hiện tượng không dung nạp được sữa tươi có thể gặp ở một số trẻ. Đối với những trường hợp này, mẹ có thể cho con uống sữa bò dạng sữa chua hoặc sữa đậu nành để thay thế.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung chế phẩm men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn cho trẻ để giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó hạn chế được tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn.

Lưu ý: Khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn.

Nôn trớ tuy là hiện tượng thường gặp nhưng nếu cha mẹ không biết xử lý đúng cách thì rất dễ gây nguy hiểm, đặc biệt là khi chất nôn tràn vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. Cha mẹ hãy trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để bình tĩnh xử trí khi trẻ ăn vào là bị nôn.

Mọi thắc mắc hay nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Nôn trớ được xem là tình trạng bình thường ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi. Vì đây là biểu hiện sinh lý thuộc quá trình phát triển của trẻ, miễn là bé khỏe mạnh, tăng cân đều. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thì ba mẹ cần xem xét lại tình trạng này, bởi bé có thể đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa.

Đối với trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, dạ dày ở vị trí nằm ngang và chưa có độ cong như người trưởng thành. Cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên dẫn đến hiện tượng nôn trớ khi: bé ăn quá no, nằm sai tư thế, vặn mình hoặc ngay cả khi bé nằm chơi...
 

Trẻ trớ nhiều lần do hệ tiêu hóa chưa phát triển
 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh được xem là hiểu hiện sinh lý bình thường, nếu trẻ vẫn vui vẻ khỏe mạnh và không có biểu hiện gì bất thường. Hiện tượng này sẽ tự hết dần khi bé lớn, thường sau 6 tháng tuổi.

Trẻ mới sinh ra dạ dày chỉ chứa được 7-13ml/lần ăn; giai đoạn 3-6 ngày chứa được 30-60ml/lần ăn, giai đoạn 1 tháng tuổi chứa được 80-150ml/lần ăn và từ 6-12 tháng chứa được 200-250ml/lần ăn. Nếu ba mẹ cho bé ăn vượt mức chứa cho phép của dạ dày sẽ làm cho các bé nôn trớ.

Vì vậy, để cải thiện tình trạng này mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn của bé, không nên cho bé ăn hoặc bú quá no trong 1 lần.
 

Bé nôn trớ nhiều lần trong ngày do bú quá no

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Những bệnh lý thường gặp ở trẻ như: viêm ruột, lồng ruột, viêm dạ dày... và có thể kèm theo một số biểu hiện như: sốt, phát ban, đau quặn bụng, bé thường xuyên quấy khóc...

Trường hợp này của bé không thể tự khắc phục tại nhà. Nếu thấy trẻ bị trớ nhiều kèm theo các biểu hiện lạ đề cập ở trên, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
 

Bé nôn trớ nhiều lần do bệnh lý đường ruột

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Với một số dấu hiệu nhận biết như: Chướng bụng, sờ bụng thấy cứng, đi tiêu ít, quấy khóc, lười bú, bú ít...

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đầy bụng khó tiêu

Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn. Buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm theo đó là một số biểu hiện như: phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật. Lúc này, ba mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
 

Nôn trớ sau khi ăn là một trong những biểu hiện rất đỗi bình thường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ vừa mới tập ăn hoặc bú. Nhìn chung, triệu chứng này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý nếu nôn trớ kèm theo sốt hoặc sụt cân. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, cần điều trị sớm.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến nôn trớ

Nôn trớ là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuổi càng nhỏ nôn trớ càng xuất hiện nhiều, nhất là trẻ sơ sinh. Theo thống kê có tới 20 – 50% trẻ em và trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi ăn. Thông thường, biểu hiện này sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khoa nhi cho biết, nôn trớ còn là một trong những triệu chứng của nhiều căn bệnh khác xảy ra ở trẻ nhỏ. Chưa kể đến, nôn trớ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và nước khiến cơ thể trẻ suy nhược. Nghiêm trọng hơn, mất cân bằng điện giải kéo dài có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần phải phân biệt rõ nôn trớ do sinh lý hay bệnh lý để biết cách xử lý đúng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Theo phân biệt của các bác sĩ khoa nhi, nôn và trớ là hai biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Trớ có thể là hiện tượng sinh lý rất đỗi bình thường ở những trẻ em và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Trẻ có thể bị trớ sữa trong khi bú hoặc sau khi bú. Biểu hiện chủ yếu là một lượng sữa nhỏ trào tự nhiên ra mép miệng của trẻ nhưng trẻ không bị bất kỳ bệnh gì. Nguyên nhân dẫn đến trớ có thể là do:

  • Bé có vị trí dạ dày nằm ngang đáy dạ dày phẳng cộng với việc dung lượng dạ dày quá nhỏ, thần kinh và cơ của dạ dày phát triển chưa chín muồi dẫn đến trớ.
  • Ngoài ra, trớ có thể là do cơ thượng vị của bé sơ sinh phát triển không hoàn thiện bằng cơ môn vị. Điều này đồng nghĩa với việc của ra của dạ dày chặt mà cửa vào dạ dày lại lỏng. Nếu trẻ nằm ngửa thức ăn trong dạ dày sẽ được đẩy trào ngược lên thực quản và chảy ra ngoài gây trớ.
  • Mặt khác, trớ ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể là do mẹ cho con bú không đúng cách. Mẹ thường không để ý mà cho  bú bình với đầu vú không đầy sữa hoặc bú bình không. Lúc này, trẻ nuốt một lượng lớn không khí vào bụng gây chướng và đẩy ngược sữa ra ngoài miệng.
  • Bên cạnh đó, trớ có thể là do mẹ cho bé bú hoặc ăn quá nhiều sữa. Hoặc cũng có thể là do vừa mới cho con ăn xong phụ huynh đã đặt trẻ nằm xuống để thay quần áo hoặc tã lót cho bé.

Còn đối với nôn, đây có thể là hiện tượng thức ăn bị đẩy ra ngoài do sự phối hợp co bóp giữa dạ dày, cơ hoành và thành bụng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường không giống nhau. Nôn có thể là do:

  • Mẹ ép trẻ ăn quá nhiều
  • Trẻ bị dị ứng thức ăn hoặc sữa bò
  • Nôn do ngộc thức ăn
  • Nôn do rối loạn thực vật thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ sau ăn, chẳng hạn như lồng ruột.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, trẻ em bị nôn có thể do ảnh hưởng của một số bệnh lý sau:

  • Nôn do nhiễm khuẩn: Trẻ thường mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm amidan, viêm họng, viêm màng não, tiêu chảy và viêm phổi. Trong đó, bệnh viêm họng và viêm amidan là hai căn bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Ngoài triệu chứng chảy nước mũi, nóng sốt và ho trẻ còn bị nôn.
  • Dị tật thực quản: Ở những trẻ bị hở eo thực quản và hẹp thực quản thường dễ bị nôn hơn những trẻ em không bị dị tật thực quản khác.
  • Các bệnh về ngoại khoa: Nôn ở trẻ cũng có thể là do tắc ruột hoặc lồng ruột. Trong trường hợp này, ngoài nôn trẻ thường cảm thấy đau bụng từng cơn. Trong giai đoạn muộn bụng trướng căn không đi cầu được hoặc có thể đi ngoài ra máu.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số trẻ bị hẹp phì đại môn vị, đặc biệt là trẻ 2 tháng tuổi thường nôn nhiều. Chính vì nôn liên tục khiến trẻ bị mất cân bằng chất điện giải dẫn đến cơ thể suy nhược do thiếu dinh dưỡng và thiếu máu.
  • Nôn do một số bệnh toàn thân: Suy dinh dưỡng, còi xương, táo bón có thể khiến trẻ bị nôn. Cha mẹ cần đưa con thăm khám sớm.

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp nôn trớ sẽ tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi con bị nôn trớ để tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho bé cha mẹ có thể thực hiện những điều dưới đây:

  • Khi bé nôn hoặc ói, cha mẹ nên giữ bé thẳng đứng hoặc cho bé nằm sấp hay nghiêng. Mục đích của việc làm này là không cho bé hít chất đã nôn vào phổi và đường hô hấp trên.
  • Khi trẻ ngủ cho dù là đêm hay trưa phụ huynh cũng nên đặt bé nằm ngửa trên bề mặt phẳng. Tốt nhất không nên để bất cứ vật nào mềm xung quanh chỗ bé nằm. Bên cạnh đó, cũng không cần nâng cao phần đầu của chiếc nôi lên cao trừ khi cha mẹ nhận được lời khuyên từ bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp cơ thể tự đẩy chất nôn ra ngoài bảo vệ đường hô hấp khi trẻ bị nôn hoặc ói.
  • Trẻ em bị nôn thường mất khá nhiều nước. Do đó, cha mẹ cần cho con bú nhiều hoặc cho trẻ uống nhiều nước.
  • Trong trường hợp trẻ mới tập ăn thức ăn đặc và bị ói, sau khi trẻ bị nôn trong vòng 24 giờ đầu các mẹ đừng cho bé ăn lại.

III. Lời khuyên dành cho phụ huynh giúp ngăn chặn bé bị nôn trớ sau khi ăn

Thông thường nôn trớ thường không đáng quan tâm nếu triệu chứng này thoáng qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn liên tục hoặc kèm theo bất kỳ biểu hiện khác, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để thăm khám. Để ngăn chặn tình trạng nôn trớ xuất hiện ở con ngay sau ăn, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đối với trường hợp trẻ bú bình: Mẹ nghiêng bình sữa một góc 45 độ và cho con ngậm ngập cổ bình để tránh tình trạng trẻ nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
  • Trường hợp trẻ bú sữa mẹ: Mẹ bế đầu và thân người của trẻ nằm trên một đường thẳng và đưa mặt của trẻ quay vào vú, mũi đối diện với núm vú. Khi đó, mẹ đỡ mông và ôm sát trẻ vào người. Cho môi trên của trẻ chạm vào người và đợi đến khi miệng trẻ mở ra, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú. Trong quá trình cho bú, mẹ nên cho trẻ bú từ từ và không được để trẻ bú quá no. Tốt nhất nên cho trẻ bú bên trái trước rồi mới chuyển sang bên phải. Việc làm này sẽ giúp lượng sữa tuần hoàn dễ dàng trong dạ dày tránh được tình trạng gây trào ngược. Sau khi trẻ bú xong, mẹ nên bế cho trẻ chơi khoảng 15 phút rồi hãy cho trẻ nằm ngủ để tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ.
Để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ sau ăn, cha mẹ không nên cho trẻ bú hoặc ăn trong tư thế nằm.

Trong trường này, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu tập ăn. Tốt nhất nên chia thức ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ và cho trẻ ăn trong ngày để đảm bảo trẻ vẫn nhận được đủ lượng thức ăn cần thiết. Trong mỗi bữa ăn, không nên cho con ăn kéo dài hơn 30 phút. Bởi thời gian ăn quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Đối với một số trẻ không dung nạp được lactose trong sữa bò, cha mẹ nên thay thế bằng một loại sữa thực vật khác như sữa đậu nành. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho con uống sữa bò dưới dạng sữa chua.

Lưu ý:

Để tránh trẻ bị nôn trớ sau khi ăn, phụ huynh nên nằm lòng những điểm này:

  • Việc cho trẻ uống sữa không đảm bảo chất lượng hoặc không đúng cách có thể làm hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị tổn thường. Vì vậy, đối với phần sữa dư thừa trẻ không uống hết, cha mẹ không nên lưu lại bữa sau để tránh tình trạng sữa bị lên men và nhiễm khuẩn.
  • Bên cạnh đó, trước khi lấy sữa cho con uống phụ huynh cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Tốt nhất nên vệ sinh tay và dụng cụ chứa sữa cho trẻ thật sạch.
  • Không nên cho trẻ uống sữa chung với thuốc tránh tình trạng tương tác gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe của trẻ.
  • Không nên ép con ăn hoặc uống quá nhiều sữa.
  • Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do sữa, cha mẹ nên ngưng cho con uống sữa. Đồng thời đưa con đến bệnh viện để làm khám tổng quát.

Triệu chứng nôn trớ sau khi ăn của trẻ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lơ là và bỏ qua. Bởi nôn trớ đôi khi là dấu hiệu mà cơ thể muốn cảnh báo trẻ mắc phải một bệnh lý ngoại khoa nào đó. Vì vậy, nếu thấy trẻ bị nôn trớ sau khi ăn kèm theo một vài biểu hiện bất thường, bậc phụ huynh nên đưa con đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị.

Video liên quan

Chủ Đề