Có bao nhiều phẩm chất khác nhau mà nhà quản trị cần có

1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền.

2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết.

3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn.

4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian [sắp xếp và phân bố thời gian], quản lý con người, quản lý cảm xúc [khả năng kìm nén sự cáu giận], quản lý sự căng thẳng [giảm sự căng thẳng do áp lực công việc].

5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt.

6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.

7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại.

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO:

Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:

1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau.

2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý.

3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.

PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO:

1. Phương pháp kinh tế: Tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, cho họ quyền tự do lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất.

2. Phương án hành chính: Tác động thông qua các hệ thống quản lý và kỷ luật của tổ chức, yêu cầu đối tượng quản lý phải chấp hành.

3. Phương pháp giáo dục: Tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tự chủ, nhiệt tình của họ trong công việc.

MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG DÀNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:

1

Biết xây dựng quan hệ thân thiết với nhân viên của mình

...

nhưng phải giữ được khoảng cách phù hợp

2

Biết quyết đoán

...

nhưng phải biết lắng nghe

3

Biết tin tưởng nhân viên của đơn vị mình

...

nhưng phải để mắt đến mọi việc

4

Biết tính đến mục đích của đơn vị mình

nhưng đồng thời phải phục vụ lợi ích của toàn tổ chức

5

Biết lập thời gian biểu phù hợp cho riêng mình

nhưng phải linh hoạt với chính kế hoạch đó

6

Biết trình bày ý kiến của mình

nhưng phải trình bày một cách tế nhị

7

Biết nhìn xa trông rộng

nhưng không suy nghĩ viển vông

8

Biết nói năng mạch lạc

nhưng phải biết điểm dừng

9

Biết suy nghĩ năng động

nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế

10

Biết tự tin vào bản thân

nhưng phải khiêm tốn

MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG THẤY CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:

1. Không nghe lời khuyên của cả nhóm.

2. Không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi đã sai.

3. Rất ít khi ủy quyền cho người khác để tránh việc quyền lực của bản thân bị giảm đi và thường hạ thấp những người được ủy quyền.

4. Tuyển dụng những nhân viên có trình độ yếu để họ trở thành những mối đe dọa

5. Thường e ngại, nghi ngờ những người có trình độ tốt, chia tách nhân viên để dễ dàng kiểm soát nhằm tránh sự đe dọa đến quyền lực của họ.

6. Xen lẫn tính chất cá nhân vào công việc.

Trích “Bài giảng môn quản trị học”- PGS.TS.Trần Văn Bình – Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 Các nhà nghiên cứu đã tổng kết những tố chất cần có của người lãnh đạo trong giáo trình của McGraw-Hill Inc như sau:

  • Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
  • Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
  • Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây.
  • Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
  • Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
  • Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất… song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
  • Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

Ngoài ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo được đúc kết điển hình như sau:

  • Tầm nhìn
  • Sự đam mê và đức hy sinh
  • Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ
  • Xây dựng hình ảnh tốt
  • Gương mẫu
  • Vai trò bên ngoài
  • Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo
  • Có khả năng phát động khi cần
  • Khả năng truyền cảm

Việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải có năng lực thực hiện thành công các công tác cơ bản như sau:

  • Thiết lập tầm nhìn: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi quốc gia.
  • Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công.
  • Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
  • Xây dựng chiến lược: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết.
  • Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
  • Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu… đến tình hình quốc gia
  • Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
[Nguồn: Internet]

    Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần:

1. Kiến thức, trình độ: bạn không thể lãnh đạo hiệu quả nếu không có kiến thức và trình độ hiểu biết nhất định. Ngoài những kiến thức cơ bản chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của mình, bạn còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho bạn có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể giúp bạn định hướng tốt trong cuộc sống.

 Nếu chỉ học ở trường lớp không chưa đủ, bạn cần đọc nhiều sách ở các thể loại, cập nhật tin tức sự kiện thông qua các phương tiện truyền thông; quan tâm đến những vấn đề thời sự, tham gia các phong trào đoàn hội, các chuyến công tác xã hội sẽ giúp bạn có thật nhiều những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích từ cuộc sống.

 2. Tầm nhìn: đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt giữa người lãnh đạo và những người khác. Đứng trước mọi vấn đề bạn cần tập rèn luyện khả năng phân tích những thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài; cần vạch rõ mục tiêu trong mọi việc và phương pháp để đạt được mục tiêu đó [không nên nhìn sự việc bề ngoài, trước mắt mà nên nhìn ở mọi góc cạnh của vấn đề].

 Bạn có bao giờ tự hỏi và trả lời rằng 3, 5 hay 10 năm nữa tôi sẽ là ai? Tôi làm gì? Tôi đạt được gì? Và hiện giờ tôi sẽ làm gì để đạt được điều đó? Đạt được điều đó tôi sẽ được gì, mất gì?...

 3. Trách nhiệm: tính trách nhiệm thể hiện ở cả trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm đối với tập thể [hay tổ chức] bạn đang hoạt động. Bạn sẽ không thể lãnh đạo tốt nếu thiếu tính trách nhiệm xã hội. Lợi ích bản thân phải gắn với lợi ích tập thể. Hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể và vì một mục tiêu lâu dài. Đó là yếu tố giúp bạn tạo được thiện cảm với những người trong cùng tập thể.

 Bạn đã từng trăn trở suốt đêm chỉ vì suy nghĩ xem tuần này sẽ tổ chức cho lớp đi cắm trại ở đâu? Đi như thế nào? Ăn gì, chơi gì, … hay không?

 4. Khả năng tác động đến người khác: Biết cách truyền lửa cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải thấu hiểu người khác muốn gì, cần gì, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.

 Bạn hãy tự kiểm nghiệm lại xem bạn đã được gì: khi bạn của bạn có vấn đề có tìm đến bạn để chia sẻ hay không? Bạn có sẵn sàng lắng nghe tâm tư của bạn mình không? Những buổi dã ngoại nếu thiếu bạn bạn bè có nhắc đến bạn không? Sự xuất hiện của bạn có mang lại niềm vui cho người khác không?

 Ngoài ra, để có thể có kỹ năng lãnh đạo tốt bạn cần chú ý đến những yếu tố khác như: kỹ năng giao tiếp tốt; sự tự tin, bản lĩnh; khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo; khả năng giải quyết vấn đề; tính quyết đoán; sự dấn thân; có mục đích hành động rõ ràng, ….

                Những phẩm chất của nhà lãnh đạo

 - Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.

- Khả năng khơi dậy sự tự tin.

- Tính kiên định

- Tính đáng tin cậy.

- Lòng chính trực.

- Một quá trình phấn đấu và thành công.

- Công bằng.

- Biết lắng nghe.

- Nhất quán.

- Quan tâm chân thành đến người khác.

- Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể.

- Đánh giá công trạng đúng người.

- Sát cánh bên tập thể.

- Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể.

A - Sự tin cậy Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được.

 Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần.

 Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ.

 B - Chính trực: là sự trung thực và ngay thẳng, đó còn là sự tôn trọng những quy tắc đạo đức. Một người lãnh đạo chính trực là người không gian lận và luôn đi theo lý tưởng của họ. Nếu phải chọn ra một phẩm chất của người lãnh đạo mà mọi người quý trọng thì đó chính là tính chính trực. 

Để được tập thể quý trọng, bạn cần phải trung thực với họ và cho họ thấy rằng bạn luôn quan tâm đến lý tưởng nào đó.

C - Công bằng: Để cư xử công bằng, bạn cần phải công tâm và không thiên vị trong cách cư xử với người khác.

 Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Khó mà có thể công vằng trong việc cư xử với tất cả mọi người.

 Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng công bằng. Điều mà người khác có thể mong đợi là bạn sẽ cố gắng để cư xử một cách công bằng nhất.

 D - Tính nhất quán: Ở một khía cạnh nào đó, tính nhất quán rất gần với tính chính trực. Điều này có nghĩa là không dao động, không thay đổi, giữ vững lập trường của bạn trước mọi hoàn cảnh.

 Ở góc độ quản lý, tính nhất quán liên quan chặt chẽ với việc ra quyết định. Một người có khuynh hướng hay dao động trước những quan điểm và ý kiến khác nhau thì khó có thể học cách trở nên nhất quán được.

                  Ra quyết định là quá trình:

 1. Xác định vấn đề.

 2. Thu thập thông tin.

 3. Đưa ra các giải pháp.

 4. Chọn giải pháp tối ưu.

 5. Thực thi quyết định

 6. Đánh giá kết quả.

 Những người không nhất quán thường tỏ ra lúng túng ở bước 4 và 5. Thông thường là do họ đã không dành đủ thời gian và nỗ lực cho bước 1 và 2.

 Để có thể nhất quán khi ra quyết định, bạn cần phải nắm thật rõ vấn đề, thu thập thông tin và ý kiến trước khi ra quyết định.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề