Có mấy cách bảo quản thức ăn

Một số thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản hoặc trữ đông thực phẩm trong đúng cách. Mỗi một loại thực phẩm có những yêu cầu khác nhau khi trữ đông.

  • Đó là những sản phẩm được ghi nhãn “sử dụng trong ngày” và “bảo quản trong nhiệt độ lạnh”, chẳng hạn như sữa, thịt và các bữa ăn đã được chế biến sẵn.
  • Sau khi nấu xong bạn có thể làm nguội thức ăn thừa [trong vòng 2 giờ], bảo quản chúng trong tủ lạnh và tiêu thụ trong vòng 2 ngày.
  • Đừng đựng thức ăn vào một chiếc hộp bằng kim loại trong tủ lạnh vì món ăn có thể ám mùi kim loại.
  • Bạn nên bảo quản thực phẩm theo như hướng dẫn sử dụng hoặc đặt thức ăn vào hộp đựng thức ăn và bao bọc thực phẩm lại trước khi đặt chúng vào trong tủ lạnh.

Bạn nên giữ nhiệt độ tủ lạnh của bạn ở 5C hoặc thấp hơn

Để tủ lạnh bền và giữ thực phẩm tốt, bạn nên giữ nhiệt độ tủ lạnh của bạn ở 5C hoặc thấp hơn.

Nếu tủ lạnh của bạn có thiết kế nhiệt độ kỹ thuật số có màn hình hiển thị, bạn có thể kiểm tra sự chính xác nhiệt độ bên trong tủ lạnh bằng cách đọc các thông số trên đồng hồ. Làm sạch và kiểm tra tủ lạnh của bạn thường xuyên sẽ đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn hợp vệ sinh và hoạt động tốt.

Mặc dù, tủ lạnh giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm, tuy nhiên thì không có thực phẩm nào có thể bảo quản mãi mãi.

Nếu thực phẩm ghi cụm từ "ngày sử dụng" tức là thực phẩm này cần phải được sử dụng sớm. Thực phẩm có thể ôi thiu, biến chất hoặc trở nên nguy hiểm nếu được tiêu thụ qua ngày này. Thực phẩm có thể trông tươi ngon và có mùi thơm ngay cả sau “ngày sử dụng" ghi trên bao bì. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó an toàn để ăn. Nó vẫn có thể chứa các mầm bệnh khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Cụm từ "tốt nhất nên sử dụng trước ngày" là dành cho thực phẩm có tuổi thọ dài hơn. Cụm từ này có nghĩa là trước ngày được ghi trên bao bì thì thực phẩm cho chất lượng và hương vị tốt nhất.

Một quả trứng luộc có thể trữ trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng một vài ngày

Đặt thức ăn trong hộp kín hoặc bảo quản thực phẩm trong túi cấp đông trước khi đặt vào tủ đông sẽ giúp cho thực phẩm không bị khô trong tủ đông do không khí lạnh.

4.1 Trữ đông trứng

Trứng cũng có thể được trữ đông lạnh. Có 2 cách để làm đông lạnh trứng:

  • Đập trứng và tách lòng đỏ và lòng trắng, sau đó đổ vào hộp nhựa hoặc túi thực phẩm trước khi đặt vào tủ đông lạnh. Cách trữ đông này rất tiện cho việc nướng bánh.
  • Đập trứng vào một hộp nhựa và đánh trứng tan lên trước khi đặt vào tủ đông lạnh – cách trữ đông này là tuyệt vời cho món trứng tráng và trứng bác.

Một quả trứng luộc có thể trữ trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng một vài ngày. Trứng luộc cũng có thể được trữ đông lạnh.

4.2 Bảo quản thịt và gia cầm

  • Thịt nên được bảo quản an toàn trong tủ đông để ngăn chặn vi khuẩn phát triển và tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Bạn hãy đặt thịt và gia cầm trong các hộp kín rồi đặt tại ngăn trên cùng của tủ lạnh.
  • Hãy tuân thủ bất kỳ hướng dẫn sử dụng nào ghi trên nhãn sản phẩm và không nên tiêu thụ thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
  • Không trữ thực sống cùng khu vực với đồ ăn chín và các thực phẩm ăn liền nói chung.

4.3 Cách cấp đông rã đông thịt và cá

Thịt và cá rất an toàn để trữ đông lạnh miễn là bạn:

  • Rã đông thịt và cá thật kỹ trước khi nấu – khi bạn rã đông, nhiều chất lỏng sẽ chảy ra. Vì vậy, hãy đặt thịt vào một cái bát để ngăn vi khuẩn trong chất lỏng có thể di chuyển sang những thực phẩm khác.
  • Thịt và cá nên được rã đông trong lò vi sóng nếu bạn định nấu ngay. Nếu bạn không cần nấu ngay thì bạn nên rã đông ở ngăn mát tủ lạnh để thực phẩm không bị giảm dinh dưỡng do quá trình thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
  • Sử dụng các thực phẩm đó trong vòng 24h sau khi rã đông.
  • Bạn có thể cấp đông thịt trong một thời gian dài tại tủ đông và nó vẫn an toàn để ăn, nhưng chất lượng thịt sẽ giảm vì vậy tốt nhất nên ăn nó trong vòng từ 3 đến 6 tháng.

4.4 Sử dụng thức ăn thừa

Đừng vứt đồ ăn thừa của bạn đi - chúng có thể là bữa trưa rất tuyệt của bạn ngày mai!

Đừng vứt đồ ăn thừa của bạn đi - chúng có thể là bữa trưa rất tuyệt của bạn ngày mai! Thực hiện theo các mẹo sau để tận dụng tối đa đồ ăn thừa:

  • Thức ăn thừa được làm nguội càng nhanh càng tốt, lý tưởng trong vòng 2 giờ.
  • Chia thức ăn thừa thành các khẩu phần nhỏ, sau đó làm lạnh hoặc cấp đông.
  • Sử dụng thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 2 ngày
  • Khi hâm nóng thức ăn, đảm bảo thức ăn được hâm nóng cho đến khi đạt đến nhiệt độ 70C trong 2 phút.
  • Luôn rã đông thức ăn thừa được cấp đông bằng cách đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng
  • Thực phẩm nên được rã đông bằng cách hâm nóng hoặc làm lạnh một lần duy nhất, vì bạn càng làm lạnh và hâm nóng thức ăn nhiều lần thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ cao.
  • Thực phẩm nấu chín và đã được cấp đông, khi lấy ra khỏi tủ đông nên được hâm nóng và ăn trong vòng 24 giờ sau khi rã đông hoàn toàn.
  • Thực phẩm được lưu trữ trong tủ đông, chẳng hạn như kem và món tráng miệng đông lạnh, không nên được làm động lại lần 2.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bảo quản thực phẩm, không phải ai cũng làm đúng cách

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM

Theo BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM: Bảo quản thực phẩm giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon, đảm bảo các giá trị dinh dưỡng. Nếu bảo quản không đúng cách thực phẩm bị lên men, hư thối, nhiễm khuẩn, nhiễm các loại vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng khi ăn vào có thể gây tổn thương về đường tiêu hóa, gây ngộ độc cấp tính, hoặc dẫn đến tình trạng suy các cơ quan, thậm chí có thể gây ung thư nếu sử dụng thực phẩm không an toàn trong thời gian dài.

Trong những ngày giãn cách, chỉ nên mua thực phẩm vừa phải, không nên tích trữ quá nhiều bởi thực phẩm để lâu vừa giảm độ tươi ngon, giảm chất dinh dưỡng, hơn nữa còn có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu ăn vào có thể gây bệnh cho cơ thể.

Không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày giãn cách.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp,  mọi nguồn lực y tế đều dồn vào để chống dịch, nếu chẳng bị ngộ độc thực phẩm sẽ tạo gánh nặng lên hệ thống y tế đang rất vất vả hiện nay. Do vậy bên cạnh việc phòng bệnh để tránh nguy cơ mắc COVID-19, cũng cần phải lưu ý phòng tránh các bệnh khác nữa trong đó có vấn đề về an toàn thực phẩm.

Mỗi gia đình cần có ý thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách không tích trữ thực phẩm quá nhiều, chỉ dùng những thực phẩm an toàn, ăn chín uống sôi, có bất kỳ nghi ngờ gì về thực phẩm không an toàn thì không sử dụng.

3 cách bảo quản thực phẩm

Theo BS Diệp, có 3 cách để bảo quản thực phẩm: Bảo quản thực phẩm ở môi trường bên ngoài, bảo quản ngăn mát tủ lạnh và bảo quản ở ngăn đông.

Bảo quản thực phẩm ở môi trường bên ngoài: Các loại ngũ cốc như gạo, các loại hạt, rau dạng củ quả có vỏ dày như khoai mỡ, bí đỏ, khoai tây, khoai lang… có thể để được ở môi trường bên ngoài 2 tuần mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng [với điều kiện không dính nước vào].

Bảo quản tủ lạnh ngăn mát:

- Sữa, bơ, thực phẩm chế biến chín dự kiến ăn ngay trong ngày phải cất vào hộp đựng thực phẩm.

- Rau có lá, cắt sạch, không để dính nước bọc trong túi nilon có thể để  5 ngày vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng.

- Các loại rau mềm có nhiều nước như mồng tơi thì nên sử dụng trong vòng 3 ngày thì sẽ đảm bảo được lượng vitamin trong rau vẫn còn. Cà chua nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, nếu cất giữ trong tủ lạnh sẽ làm hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị, cà chua sẽ bị nhạt, mất giá trị dinh dưỡng. Cà chua sẽ chín đều và thơm ngon hơn khi để ở trong nhiệt độ phòng.

Bao gói các loại thực phẩm trước khi cất vào tủ lạnh.

- Trứng để trong tủ lạnh ở ngăn để trứng, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5oC trong vòng 30-45 ngày [với điều kiện không được rửa nước]. Ở nhiệt độ phòng sử dụng trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên trứng đã để trong tủ lạnh khi lấy ra môi trường bên ngoài phải sử dụng luôn để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

- Hoa quả bảo quản ở ngăn riêng, không để táo chung với các loại quả khác vì khí ethylene trong táo tỏa ra khiến các loại quả khác nhanh chín hơn. Dưa hấu nếu để cả quả thì nên ở môi trường bên ngoài, nếu đã cắt ra thì phải bọc cẩn thận rồi mới cất vào tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn và nhiễm các mùi thực phẩm khác. Chuối không nên bảo quản tủ lạnh vì dễ thâm, nhũn mất giá trị dinh dưỡng. Nếu để trong tủ lạnh phải bọc cuống lại để chuối được tươi lâu hơn.

Bảo quản ở ngăn đông: Đảm bảo nhiệt độ ở ngăn đông dưới -15oC. Các loại thịt cá, hải sản nên chia thành từng phần nhỏ đủ lượng ăn trong ngày, có thể bảo quản ngăn đông 01 tháng mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.

Khi sử dụng, rã đông thực phẩm bằng cách cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát để làm tăng nhiệt độ từ từ sau đó mang ra ngoài thì thực phẩm sẽ tan đá và không bị mất chất dinh dưỡng.

Nguyên tắc sử dụng thực phẩm:

- Thực phẩm mua trước sử dụng trước. Thực phẩm tươi sống nhiều nước như tôm, cá nên ăn trước.

- Mỗi ngày nên ăn đầy đủ, đa dạng thực phẩm từ các nhóm chất dinh dưỡng: Các loại ngũ cốc; đạm [thịt các loại gia súc gia cầm, cá, các loại thủy sản khác, trứng]; rau, trái cây; dầu mỡ.

- Một người trưởng thành trung bình một tuần sử dụng: 2kg gạo [nếu ăn khoai, mì, bún thì bớt cơm], 2kg chất đạm [thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ], 3kg rau, 1kg trái cây, 1 chai dầu ăn dùng 1 tháng. Như vậy mỗi bữa ăn chính khoảng 100g tinh bột, 100g -150g thịt, 100-150g rau, 100-200g trái cây tương đương với một quả táo hoặc quả cam…

Thói quen phổ biến khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm đông lạnh

Xem thêm video đang được quan tâm

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội

Ngọc Anh

Video liên quan

Chủ Đề