Có nên học Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

Đà Nẵng cuối tuần

Cơ hội cho sinh viên học ngoại ngữ "hiếm"

Theo học ngoại ngữ hiếm[một số tiếng chưa phổ biến ở Việt Nam như Bồ Đào Nha, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan] cũng đồng nghĩa với người học có nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm. Thế nhưng, vì không phải là ngoại ngữ thông dụng nên sinh viên phải đối diện với nhiều khó khăn như tài liệu, giáo trình không phong phú, điều kiện giao tiếp hạn chế, ít người dạy

Các thí sinh nhận giải cuộc thi hùng biện Kake lần thứ 3, tổ chức vào tháng 10-2013 tại Đà Nẵng. Ảnh: S.L

Nhiều học bổng cho ngoại ngữ hiếm

Mới đây, ĐH Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Nhật Bản tổ chức dạy tiếng Nhật miễn phí cho SV các trường thành viên. PGS, TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết: Đây là một trong những nội dung trong chiến lược phát triển của ĐH Đà Nẵng: Gắn kết giữa đào tạo và tuyển dụng, đào tạo theo nhu cầu của thị trường nhằm ổn định đầu ra cho các sản phẩm được đào tạo tại các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng. Khóa học đầu tiên do một số công ty của Nhật tài trợ, gồm có 20 học viên là những SV của khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Cùng với làn sóng đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc vào Đà Nẵng và một số địa phương khác ở khu vực miền Trung, số lượng SV theo học hai ngoại ngữ này ngày càng đông. Không theo hệ ngôn ngữ La tinh nên thời gian đầu tiếp cận với tiếng Hàn, tiếng Nhật và cả tiếng Thái, hầu hết người học đều gặp phải những thách thức không dễ gì vượt qua. SV Phan Thị Thùy Dung [Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng], người đoạt giải đặc biệt phần thi nói tiếng Hàn - cuộc thi Nói tiếng Việt - tiếng Hàn toàn quốc lần thứ VII, cho biết bạn từng rất lúng túng trong những ngày làm quen với môn học.

Lý do chọn học tiếng Hàn của Thùy Dung đơn giản là để có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Quá trình học tiếng Hàn, em cũng như các bạn khác gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ từ cách viết, cách đọc Em bắt đầu từ những thứ căn bản nhất để làm quen với một ngôn ngữ mới, tập viết và ghi nhớ từng nét chữ, học cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa môi và lưỡi trong phát âm. Đặc biệt là môn Nghe, hầu như lúc đầu em chẳng nghe được gì, Dung chia sẻ. Ngoài giờ học, Dung còn làm thêm tại một công ty liên doanh với Hàn Quốc để nâng cao vốn ngoại ngữ. Sau khi đoạt giải cuộc thi, Thùy Dung được nhận một suất học bổng thạc sĩ tại ĐH Ngoại ngữ Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp.

Cho dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, nhưng bù lại, những SV nào nỗ lực, kiên trì sẽ được đền bù xứng đáng do cơ hội nhận học bổng của các SV học ngoại ngữ hiếm là rất lớn. PGS, TS Phan Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng cho biết: SV ngành tiếng Nhật luôn nhận được nhiều suất học bổng có giá trị từ các tổ chức và các doanh nghiệp trong và ngoài nước có sử dụng nguồn nhân lực tiếng Nhật. Đối với ngành tiếng Hàn, nguồn học bổng từ các quỹ học bổng Sejong, Yonkang, Doosanvina, Hội người Hàn với tổng trị giá 10.000 USD đã là một trong những nguồn động lực hỗ trợ cho SV học tập và phấn đấu tốt. Riêng ngành tiếng Thái Lan, mỗi năm Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh đều trao 4 suất học bổng với tổng trị giá 1.000 USD/năm.

Mở ra nhiều cơ hội việc làm

Những khó khăn về ngữ pháp, từ vựng, người học vẫn có thể khắc phục được nếu có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Như bạn Bùi Thị Thiên Sinh - giải Ba cuộc thi hùng biện quốc tế mang tên Giấc mơ của tôi do Học viện Kake [Nhật Bản] tổ chức vào tháng 10-2013 tại Đà Nẵng, chỉ theo học tiếng Nhật trong vòng một năm nhưng trình độ tiếng Nhật của Sinh đã tương đương những người học ba năm. Thiên Sinh cho biết bạn phải đặt ra mục tiêu cụ thể là sau này sẽ tìm học bổng đi du học, học rất chăm chỉ mới đạt được kết quả tốt như thế.

Tuy nhiên, việc thiếu điều kiện giao tiếp nhằm rèn luyện phản xạ nghe - nói, đặc biệt với những ngoại ngữ ít thông dụng sẽ khiến người học rất dễ nản lòng. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao khả năng nghe - nói đối với những ngoại ngữ hiếm, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tạo điều kiện tối đa cho SV tham gia các hoạt động tình nguyện, giao lưu văn hóa với SV bản ngữ. Theo PGS, TS Phan Văn Hòa, ngoài số lượng GV cơ hữu, với bề dày truyền thống quan hệ ngoại giao mà nhà trường đã thiết lập từ những ngày đầu mở mã ngành, hằng năm, Khoa Nhật - Hàn - Thái luôn tiếp nhận một đội ngũ chuyên gia thường xuyên từ các tổ chức JICA, KOICA, Tổng lãnh sự quán Thái Lan.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tuyển dụng và ký hợp đồng có thời hạn với các chuyên gia tình nguyện từ các trường đại học, doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Đây là cơ hội để cả giáo viên và SV tiếp cận thêm với văn hóa của đất nước mà mình đang theo học ngôn ngữ. Được biết, mỗi năm, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng có từ 6 - 10 SV được mời đi giao lưu, trao đổi học tập ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan từ 6 tháng đến một năm.

Tình trạng khan hiếm ngoại ngữ tiếng hiếm đang xảy ra ở khá nhiều cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp. Chỉ tính riêng ngành du lịch, ở khu vực miền Trung, trong khi lượng khách du lịch ở các thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Tây Ban Nha, Nga có xu hướng ngày càng tăng, thì hướng dẫn viên biết nói các thứ tiếng này lại rất khan hiếm. Thế nên, chọn theo học ngoại ngữ tiếng hiếm cũng đồng nghĩa với việc người học sẽ có thêm nhiều cơ hội, lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp.

SONG LINH

Video liên quan

Chủ Đề