Coi trong nghiên cứu KHCN mở rộng hợp tác quốc tế khu vực là

Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự ra đời của các sản phẩm và công nghệ sản xuất mới đã và đang mang lại nhiều vận hội và cả thách thức cho phát triển. Trong bối cảnh đó, tỉnh Thanh Hóa nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng, đang nỗ lực đổi mới công nghệ để phát triển hiệu quả và bền vững.

Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh trao giải cho các thí sinh tại Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ XII, năm 2019.

Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ [KH&CN] nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng được xác định là con đường “đi tắt - đón đầu” để đưa KH&CN của tỉnh Thanh Hóa bắt kịp trình độ KH&CN trong nước và các nước trong khu vực. Thời gian qua, tỉnh ta đã và đang hợp tác với một số quốc gia có trình độ KHCN tiên tiến trên thế giới như: Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin... trên các lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường [xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp...], cơ khí, chế tạo máy phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nặng. Nhiều chương trình hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo bước đột phá trên các lĩnh vực. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã xúc tiến các hoạt động hợp tác KH&CN với CHLB Đức và các nước châu Âu với gần 30 dự án kêu gọi hợp tác KH&CN. Ngoài ra, một số tổ chức phi chính phủ như: Care, CIDEL; Quỹ môi trường toàn cầu [GEF] cũng đã tài trợ triển khai nhiều dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh... Riêng Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Thanh Hóa đã triển khai khoảng 20 dự án, với tổng kinh phí được tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ là 40 tỷ đồng [tổ chức GEF SGP 12 dự án; Care 3 dự án; Ngân hàng Thế giới 4 dự án; Ủy ban châu Âu 1 dự án và các tổ chức khác như: Oxfarm, Irich Aid...]. Ngoài ra, các trường đại học trong tỉnh cũng đã triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học với các trường đại học nước ngoài và các cá nhân là chuyên gia nước ngoài, như: ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và tiến hành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước sinh hoạt tại nguồn khu du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa” với TS. Jom Kasbohm - giảng viên Trường Đại học Greifwald, CHLB Đức; phối hợp triển khai đề tài [được Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia tài trợ]: “nghiên cứu chế tạo màng mỏng epitaxy Germni trên silic có ứng xuất căng pha tạp điện tử với mật độ cao nhằm ứng dụng trong lĩnh vực quang điện tử tích hợp” với đại học Aix-Marseille; hợp tác triển khai đề tài KH&CN cấp tỉnh, hợp tác xây dựng phòng thí nghiệm vật lý quang tử, đào tạo cán bộ phòng thí nghiệm, đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho phòng thí nghiệm với đại học Zielona Gora Ba Lan... Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang hợp tác với Ủy ban Nông nghiệp Đài Bắc [Đài Loan] về lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi mới.

Bên cạnh các trường đại học, các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điển hình như: Công ty CP Nông sản Phú Gia hợp tác với Hunggary chuyển giao dây chuyền công nghệ giết mổ gia súc bán tự động; Công ty CP Mía đường Lam Sơn hợp tác với Viện nghiên cứu mía đường Lucknow [Ấn Độ] để tuyển chọn và nhân giống mía; hợp tác với các công ty Yantan [Đài Loan] để chuyển giao công nghệ nhân nuôi cấy mô, xử lý phân hóa phẩm các loại Lan Hồ Điệp, Lan Dendrobium và các loại lan rừng khác; hợp tác với công ty Oekomineral AG [CHLB Đức] để tiếp nhận công nghệ sản xuất phân bón thế hệ mới. Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đang tiến hành hợp tác với công ty Lehmann Maschinenbau GmbM [CHLB Đức] để tiếp nhận, làm chủ công nghệ và chuyển giao thành công dây chuyền công nghệ ép thủy lực đa năng và in kỹ thuật số sản xuất gạch ốp lát cao cấp.

Đạt được kết quả trên, những năm qua, Sở KH&CN đã tăng cường các chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương với mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở trình độ quốc tế như: sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và một số lĩnh vực chuyên ngành khác. Nội dung hội nhập quốc tế về KH&CN gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương; các lĩnh vực hội nhập cũng được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên ngành...

Nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ các đơn vị KH&CN, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các diễn đàn KH&CN quốc tế, để có điều kiện giới thiệu sản phẩm cũng như tìm hiểu, tiếp nhận nhu cầu công nghệ của phía bạn mà đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, các đơn vị KH&CN, các doanh nghiệp cần nâng cao tiềm lực KH&CN, làm chủ được các công nghệ tiên tiến, phù hợp và phải đánh giá, định giá được công nghệ để thuận tiện trong quá trình đàm phán chuyển giao. Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyển giao am hiểu về công nghệ, có kỹ năng marketing, kỹ năng đàm phán tốt, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ. Hỗ trợ các dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kết nối và sử dụng dịch vụ ở các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng chương trình hợp tác với đối tác ở một số khu vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín trong nước và trên thế giới. Phát huy hơn nữa hiệu quả hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các đối tác truyền thống như: tỉnh Mittelsachsen [CHLB Đức], TP Seongnam [Hàn Quốc]. Đồng thời, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia khác trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực KH&CN và nhất là kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để triển khai thực hiện các dự án KH&CN có quy mô lớn.

Bài và ảnh: Trường Giang

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh [QPAN]”.

Như vậy, so với các kỳ Đại hội trước, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề xuất tư duy mới, toàn diện và sâu sắc hơn về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [XHCN]. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, diện mạo nền kinh tế, xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với hội nhập về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và QPAN, hội nhập về KHCN cũng không ngừng được đẩy mạnh. Thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội, QPAN, KHCN và đối ngoại, cũng như những kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm qua đã tạo cho đất nước ta một diện mạo mới và vị thế mới trên trường quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tiếp tục được tăng cường; chính trị-xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và QPAN được giữ vững. Thế và lực của đất nước tiếp tục phát triển vững mạnh, tạo ra những tiền đề quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.

Trong những năm qua, KHCN đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Khoa học tự nhiên đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở cho việc hình thành một số lĩnh vực KHCN đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ bản. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới.

Tiềm lực KHCN của nước ta được tăng cường. Quản lý nhà nước về KHCN từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về KHCN được chú trọng hoàn thiện. Thị trường KHCN đã được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ KHCN trong nước.

Tuy nhiên, hoạt động KHCN chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KHCN chưa được chú trọng; đầu tư cho KHCN còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KHCN còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động KHCN chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KHCN chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường KHCN phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về KHCN còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp.

Xuất phát từ thực tiễn đất nước, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: "Phải xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta". Đây là một định hướng phát triển lớn và mới về phát triển công nghệ của đất nước trong thời kỳ mới. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN nhằm "đi tắt đón đầu", bảo đảm sớm đạt được các mục tiêu chủ yếu về phát triển lĩnh vực KHCN phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có tính cấp thiết. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về KHCN phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện chủ trương trên, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực KHCN. Nhân lực nói chung, nhân lực KHCN nói riêng là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KHCN bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong nước có thể kết hợp với các chương trình tài trợ, hỗ trợ cho nhân lực KHCN đi đào tạo ở nước ngoài và các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương. Xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài và mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài để cán bộ KHCN được cọ xát trong môi trường học tiên tiến và được đào tạo trong hoạt động nghiên cứu - triển khai quốc tế. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực KHCN cần gắn với việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể và gắn với ứng dụng thực tế. Chú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, các lĩnh vực công nghệ ưu tiên, công nghệ theo hướng công nghiệp để phát triển công nghệ cao, các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao nhằm nâng cao tiềm lực KHCN phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hai là, tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực KHCN của quốc gia, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội, QPAN. Hiện nay, trình độ phát triển KHCN nước ta còn ở mức thấp so với các nước phát triển ở khu vực và thế giới. Vì vậy, việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm QPAN. Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu với các đối tác, tập đoàn, viện nghiên cứu quốc tế… để chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nhập khẩu và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ trong nước. Với thực trạng năng lực công nghệ như hiện nay, Việt Namcần đi theo hướng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua hình thức các dự án FDI, nhưng cần chú trọng quản lý để tránh xảy ra tình trạng kẽ hở chính sách nhằm thực hiện chuyển giá, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta cũng cần xây dựng một chiến lược chuyển giao công nghệ đồng bộ với việc đổi mới cơ bản và toàn diện về cơ chế trong tình hình hiện nay. Trong hợp tác chuyển giao công nghệ, cần chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến như: Công nghệ chế tạo máy, công nghệ tự động hóa, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới [nano, y-sinh], vật liệu có tính năng đặc biệt sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, y-dược, bảo vệ môi trường, QPAN.

Ba là, xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài về KHCN. Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính... để tạo đột phá trong thu hút các chuyên gia, nhà KHCN Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động KHCN ở Việt Nam. Cần có những thay đổi cần thiết về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài về KHCN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nâng cấp chất lượng, hiệu quả các dự án FDI và khuyến khích các mối quan hệ, liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia với các cơ quan nghiên cứu KHCN trong nước, giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau...

Bốn là, phát triển thị trường KHCN. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường KHCN. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật KHCN, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ. Đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại các thành phố lớn. Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm. Khuyến khích thành lập tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Xây dựng bộ chỉ số thống kê, đo lường kết quả và hiệu quả hoạt động KHCN của các ngành và địa phương. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ, kết nối cung - cầu sản phẩm KHCN mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về KHCN. Xây dựng hệ thống các giải pháp để hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ lạc hậu...

Đại táVŨ HỒNG KHANH,Viện Chiến lược Quốc phòng

Video liên quan

Chủ Đề