Công thức tính chiều cao dầm nhà

Để tính được độ dày dầm nhà một cách chính xác thì ngoài kinh nghiệm và kiến thức nền cơ bản, bạn cũng cần có một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp để giúp bạn tìm ra được độ dày thích hợp cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách tính dầm nhà và tầm quan trọng của nó nhé.

Cách tính độ dày dầm nhà như thế nào để chính xác

1. Tầm quan trọng của việc tính độ dày dầm nhà

Dầm nhà được xem là bộ phận, cấu kiện căn bản nhất trong mọi công trình xây dựng. Đây là bộ phận được cấu tạo chính từ bê tông cốt thép xây dựng hỗ trợ đỡ mái, tường cùng bản dầm ở phía trên. Ngoài ra, nó còn giúp phân tán lực một cách đều hơn đến các bộ phận khác trong ngôi nhà, mang lại sự cân đối cho căn nhà.

Nếu không dầm nhà thì căn nhà sẽ không có được trạng thái cân bằng khiến sức nặng từ tường trần nhà hoặc mái nhà ép xuống và làm hỏng toàn bộ cấu trúc nhà hiện có.

Có thể nói, đây chính là “khung xương” quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà. Là yếu tố quyết định mức độ an toàn và ổn định của căn nhà.

Việc tính toán dầm không những ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ mà còn đảm bảo về mức độ vững chãi của một căn nhà cho nên cần phải được quan tâm và tính toán kỹ lưỡng. Đã có rất nhiều trường hợp vì tính toán sai kích thước dầm nhà mà dẫn tới việc bố cục toàn căn nhà bị hỏng, dẫn tới sập nhà diễn ra.

Do đó, việc tính toán dầm nhà dày bao nhiêu cần có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

==> Xem thêm: Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng sao cho hợp lý – Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Sự quan trọng của việc tính độ dày dầm nhà

2. Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau

Tuy nhiên, để có thể xây dựng một ngôi nhà an toàn, việc tìm hiểu thêm thông tin về xây dựng, dầm nhà cũng giúp bạn có được những kiến thức cơ bản giúp quá trình xây dựng của bạn trở nên dễ dàng và đúng theo ý bạn nhất.

Thực chất, dầm nhà dày bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại dầm khác nhau ở từng vị trí khác nhau.

2.1. Một số loại dầm thường được sử dụng

  • Phân theo kích thước: dầm chính, dầm phụ
  • Phân theo kết cấu: dầm đơn giản, dầm có mút thừa, dầm liên tục, dầm console [công xôn]
  • Phân theo công dụng: dầm cầu, dầm sàn, dầm cầu chạy, dầm cửa van.
  • Phân theo hình dáng: dầm chữ I, dầm chữ V, dầm chữ U, dầm chữ H, dầm chữ Z, dầm chữ L, dầm chữ C

2.2. Loại dầm quan trọng nhất

Hai loại dầm quan trọng trong cấu trúc và xây dựng là dầm chính và dầm phụ. Dầm chính có công dụng hỗ trợ giảm mức trọng lực mà ngôi nhà phải chịu. Độ dày của dầm chính thường là từ 8 – 10cm. Kích thước dầm chính thông thường dao động từ 200 – 250mm. Thường nằm ngang hoặc dọc tại tấm sàn giúp phân tán lực tác động trực tiếp lên các bộ phận.  

Dầm phụ cũng hỗ trợ dầm chính đỡ một phần sức nặng của công trình nhưng không được đặt trực tiếp lên cột, vách nhà mà sẽ được thiết kế một cách vuông góc với dầm chính để chia nhỏ lực và phân tán tải trọng của những bộ phận trên mái hoặc sàn nhà. Một số địa điểm thường đặt dầm phụ là ở tường nhà vệ sinh hoặc logia, cầu thang, ban công,…

Vì là hai loại dầm quan trọng nhất cho nên bạn chỉ nên biết độ dầm nhà dày của hai loại dầm này như một kiến thức cơ bản cần biết. Với một số loại dầm cao cấp và nâng cao hơn thì cần có sự tham khảo địa hình và sự chuyên nghiệp từ đội ngũ xây dựng quyết định để đảm bảo tính an toàn của công trình.

Một số loại dầm thường được sử dụng

3. Với những ngôi nhà hiện đại, dầm nhà dày bao nhiêu là hợp lý?

Hiện nay, với những công trình hiện đại hướng tới sự đơn giản và thuận tiện thì độ dày của dầm nhà phố hiện đại sẽ chỉ dao động tầm khoảng:

  • 80 cho đến 100mm cho nhà 1 tầng
  • 300mm cho nhà 2 tầng
  • 350mm cho nhà 3 tầng
  • 350-400mm cho nhà từ 4 đến 5 tầng

Con số cơ bản trên cũng chỉ là ước lượng và không chính xác cho mọi kích thước và mẫu nhà hiện nay. Nhưng một lần nữa, để nhấn mạnh sự an toàn của ngôi nhà thì bạn chắc chắn sẽ cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ đo độ sâu dầm nhà chính xác để mang lại chất lượng xây dựng tốt nhất. 

===> Xem thêm: Chưa trả lời được 6 câu hỏi sau thì đừng vội sửa chữa cải tạo nhà

Mức độ dầm nhà dày bao nhiêu là hợp lý?

4. Lời kết

Vậy đó là một số thông tin giúp bạn có thể biết thêm về dầm nhà và cách tính toán cơ bản độ dày dầm nhà cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng nhà cửa uy tín và chất lượng. Hãy thử một lần liên hệ với Tân Phát. Bạn sẽ nhận được một sự chăm sóc khách hàng chất lượng cùng với dịch vụ xây dựng tốt nhất.

Dầm nhà dày bao nhiêu là điều cơ bản nhất đối với một kiến trúc sư, tuy nhiên với những người không có hiểu biết sâu rộng về xây dựng như những chủ đầu tư thì khá vất vả khi xác định chính xác về con số. Theo dõi bài viết bài để được KTS của Angcovat giải đáp một cách chi tiết nhất!

MỤC LỤC

1. Tại sao phải tính dầm nhà dày bao nhiêu? Tầm quan trọng của dầm nhà

2. Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau

3. Dầm nhà dày bao nhiêu đối với thiết kế nhà hiện đại

4. Chọn đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp để giải đáp dầm nhà dày bao nhiêu

1. Tại sao phải tính dầm nhà dày bao nhiêu? Tầm quan trọng của dầm nhà

Dầm là cấu kiện cơ bản nhất trong mọi công trình lớn nhỏ bao gồm cả nhà ở dân sinh, được cấu tạo từ bê tông cốt thép nhằm để đỡ mái, tường hay bản dầm nằm ở phía trên; ngoài ra còn để phân tán lực đến các bộ phận khác của ngôi nhà. Tưởng rằng chỉ là một chi tiết nhỏ trong kiến trúc nhà nhưng mà thiếu nó thì chắc chắn biệt thự sẽ không hoàn thiện, sức nặng của tường trần hay mái sẽ làm sập cả không gian sống nếu không có một bộ phận nào đỡ. Được coi là bộ khung xương của một ngôi nhà, dầm chính là bộ phận cốt yếu quyết định sự chắc chắn, kiên cố. Việc tính toán dầm nhà dày bao nhiêu trước đây phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyên gia như kiến trúc sư hoặc chủ đầu tư thi công vì họ đã chuyên môn, kiến thức sâu rộng về độ dày sao cho phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn. Nhưng hiện nay, thay vì ủy quyền hoàn toàn cho đơn vị thi công thì nhiều chủ đầu tư có mong muốn nắm bắt được kỹ thuật xây dựng nhà cửa: kích thước của dầm là bao nhiêu, độ dày như thế nào để đảm bảo an toàn nhất; thêm vào đó mọi người còn quan tâm đến dầm phong thủy.

Xem thêm: nhà 2 tầng mái thái

Nắm bắt dầm nhà dày bao nhiêu rất cần thiết trước khi bắt tay vào xây dựng

Angcovat cũng gặp nhiều trường hợp gia chủ thuê đội thợ nhân công địa phương hoàn thiện ngôi nhà mà không hề có sự tính toán trước, chỉ xây dựa theo kinh nghiệm nên không ít mẫu nhà bị sai sót về kích thước của dầm. Như vậy chẳng phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của một không gian sống hay sao, dầm không vững chắc thì ngôi nhà chẳng mấy chốc mà nghiêng ngả, không chịu nổi tác động của khí hậu như gió, bão. Vì thế mà nhu cầu biết được dầm nhà dày bao nhiêu của gia chủ lại tự nhiên nổi lên trong mấy tháng gần đây. Càng về cuối năm thì số lượng khách hàng tìm đến Angcovat để thiết kế nhà cửa càng nhiều mà chúng tôi thấy rằng cứ 10 chủ nhà thì có đến 7 người hỏi về kích thước dầm, loại dầm phù hợp. Như vậy có thể thấy rằng, một biệt thự đẹp về thẩm mỹ cũng rất tốt nhưng ngôi nhà là tài sản quý giá, theo con người từ 40 – 100 năm nên ai chẳng mong muốn sẽ có được một thiết kế vững chãi nên bắt buộc phải quan tâm về dầm nhà.

Hơn nữa, không đơn giản là dầm nhà dày từng này từng kia mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phụ khác. Ngôi nhà bắt buộc phải có một hệ thống dầm chứ không phải chỉ có một dầm duy nhất nên độ dày của dầm cũng không hoàn toàn giống nhau, ở mỗi vị trí sẽ được sử dụng thiết kế dầm nhà khác nhau đảm bảo công năng. Như vậy mới thấy sự vất vả như thế nào của một KTS khi thiết kế công trình nhà ở. Và chúng tôi cũng luôn mong muốn các chủ đầu tư sẽ hiểu được kỹ càng không chỉ ở phong cách kiến trúc, mặt bằng công năng và còn cả kết cấu nhà.

Để hiểu rõ hơn về dầm nhà dày bao nhiêu, cùng tham khảo các loại dầm cũng như kích thước dài, rộng, dày của dầm nhà chi tiết hơn ngay dưới đây.

2. Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau

Quả thực, trong cũng một ngôi nhà nhưng độ dày của dầm ở từng vị trí lại khác nhau chứ không phải hoàn toàn giống. Chính vì vậy, gia chủ cần nắm bắt được các kiểu dầm đang được sử dụng trong công trình nhà ở để có sự lựa chọn đúng nhất.

– Dầm chính: Đây là kiểu dầm được thiết kế 2 đầu dầm tiếp giáp với các cấu kiện chịu nén như vách, gác chân cột và các cột của không gian sống. Ngay từ cái tên cũng nói lên kích thước của dầm, vì làm dầm chính nên chắc chắn về dài rộng hay dày đều lớn hơn các dầm khác. Là dầm chính nên nó buộc phải chịu trách nhiệm như người anh cả, gánh đỡ nhiều lực hơn so với dầm phụ để ngôi nhà được vững chắc nhất. Dầm chính thường nằm ngang hoặc nằm dọc ở các công trình xây dựng như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu,… Đặt dầm chính trong công trình nhà ở theo chiều ngang để nâng để tấm sàn, phân tán lực tác động lên các bộ phận.

Tham khảo: nhà 2 tầng 160m2

Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau

Về kích thước thì dầm chính đặt trong tường sẽ từ 200 – 250mm, cứ hai dầm chính sẽ kết hợp với dầm phụ ở giữa để dầm chính có thể gánh được lực cho. Khi thiết kế công trình nhà ở dân dụng, trong một phòng nhất định cứ 4-6m là khoảng cách đẹp nhất để bố trí các dầm chính theo chiều rộng của không gian sử dụng. Độ dày từ 8-10cm của dầm cũng tương tự sàn bê tông sẽ tạo nên khung dầm chính vững chãi, hoàn toàn có thể thay thế tường chịu lực tạo nên không gian mở, giải pháp tuyệt vời cho mẫu nhà nhỏ xinh.

– Dầm phụ: Về kích thước thì ngoài dầm to được gọi là dầm chính, dầm khung thì còn có loại dầm nhỏ hơn với tên gọi là dầm phụ. Vẫn được kết cấu từ bê tông cốt thép nhưng từ độ dày, dài rộng đều nhỏ hơn dầm chính bởi nó được sản xuất ra với mục đích chịu uốn, chịu ép, đỡ một phần sức nặng cùng “người anh cả” dầm chính. Dằm phụ không được đặt trực tiếp lên cột, vách mà chỉ được thiết kế vuông góc với dầm chính để chia nhỏ, phân tán tải trọng từ sàn, mái. Với nhiệm vụ như vậy, dầm phụ được thiết kế phụ đỡ lực cho tường ở nhà vệ sinh hoặc logia, cầu thang, ban công,…

Việc phân chia thành 2 loại dầm dựa vào kích thước là dầm chính và dầm phụ vừa giúp trả lời câu hỏi dầm nhà dày bao nhiêu vừa giúp gia chủ cũng như KTS, thợ thi công nắm bắt được chính xác độ dày, kích thước, tiết diện cụ thể của từng loại dầm và có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Phần tải trọng lớn thì bắt buộc tiết diện của dầm cũng phải lớn để chịu được được lực đè xuống còn tiết diện dầm nhỏ với những phần tải trọng nhỏ.

Có thể quan tâm: nhà 2 tầng 3 phòng ngủ

Ngoài cách phân loại dầm dựa theo kích thước như trên, dầm nhà còn được chia thành nhiều loại theo từng tiêu chí khác nhau:

– Dựa theo kết cấu thì dầm được phân thành 4 loại gồm: Dầm chỉ có duy nhất 1 nhịp được gọi là dầm đơn giản; Dầm có mút thừa; Dầm liên tục là loại dầm có nhiều nhịp nhưng chúng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau; Dầm congxon

– Phân loại dầm dựa theo công dụng của nó: Dầm cầu; Dầm sàn; Dầm cầu chạy; Dầm cửa van.

– Theo hình dáng thì dầm được chia thành: Dầm chữ I; Dầm chữ V; Dầm chữ U; Dầm chữ H; Dầm chữ Z; Dầm chữ L; Dầm chữ C

Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh những mẫu dầm để thấy được sự phong phú của thiết kế dầm trong công trình:

Dầm nhà dày bao nhiêu – Dầm congxon

Dầm nhà dày bao nhiêu: Dầm cửa van công trình thủy điển

Dầm sàn khung thép

Ảnh vẽ dầm chữ U và kích thước cụ thể

Hình ảnh thực tế dầm cầu

3. Dầm nhà dày bao nhiêu đối với thiết kế nhà hiện đại

Hiện nay, những mẫu nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại ngày càng nhiều, lượn khắp từ phố phường đông đúc người qua lại đến những vùng quê, nông thôn lân cận đều thấy phổ biến nhất vẫn là nhà ở 2 tầng, 3 tầng đơn giản, thanh thoát. Tuy nhiên, với từng mẫu nhà khác nhau sẽ có kích thước dầm khác hoàn toàn nên gia chủ cần nắm bắt được ngay từ đầu, gia đình sẽ xây dựng nhà như thế nào về phong cách kiến trúc, số tầng, diện tích mặt sàn. Tất nhiên là về cơ bản thì độ dày của dầm nhà phố chỉ dao động từ 80 – 100mm nhưng để biết chính xác về dầm nhà dày bao nhiêu, chiều dài, chiều rộng như thế nào thì lại phải đi sâu vào từng mẫu nhà nhất định và quyết định đến kích thước chính là ở số tầng.

Tính toán dầm nhà dày bao nhiêu trong công trình nhà ở hiện đại

Vì thế, dù xây nhà ở bất cứ đâu, trước khi quyết định xây dầm dày bao nhiêu thì gia chủ cần nắm bắt được nhu cầu sử dụng của gia đình mình về công năng như thế nào. Với một ngôi nhà diện tích rộng lớn thì quả là dễ dàng nhưng với những không gian sống nhỏ hẹp thì điều này khiến chủ nhà phải vò đầu bứt tai sao bố trí công năng được tiện nghi. Để cuộc sống của các thành viên trong gia đình được tốt nhất, những mẫu nhà cao tầng ra đời, phát huy được hết ưu điểm trong thời kỳ hiện đại, đất đai hạn chế lại đắt đỏ. Vậy nên, khi quyết định xây nhà cao tầng, số tầng là bao nhiêu đã xong xuôi thì gia chủ mới có thể tính toán về kích thước cụ thể của dầm nhà như sau:

– Dầm nhà 2 tầng: Chiều cao 300mm

– Dầm nhà 3 tầng: Chiều cao 350mm

– Dầm nhà 4, 5 tầng: Chiều cao từ 350-400mm

Con số trên cũng chỉ là ước lượng chứ không hoàn toàn chính xác với mọi mẫu nhà, nó chỉ là thước đo cho mọi người có thể tính toán sơ bộ. Còn cụ thể chiều cao dầm nhà dân, dài rộng của dầm là bao nhiêu lại phụ thuộc hoàn toàn vào chiều dài của nhịp dầm. Dầm là bộ phần quan trọng trong mỗi ngôi nhà, vì vậy nó cần được tính toán cẩn thận, chi tiết đến từng con số làm sao đảm bảo được sự an toàn nhất trong quá trình sinh sống của cả gia đình.

4. Chọn đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp để giải đáp dầm nhà dày bao nhiêu

Chắc chắn mỗi ngôi nhà sẽ có những đặc điểm khác nhau, nhiều chủ đầu tư gửi thắc mắc về hòm thư của Angcovat rằng lựa chọn một mẫu nhà trên internet cùng diện tích, phong cách rồi áp dụng vào trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng lại xảy ra rất nhiều vấn đề do không biết rõ những kiến thức về kết cấu của ngôi nhà nên vấn đề không chỉ nằm ở vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ở chính chất lượng của không gian sống. Nhất là về việc dầm nhà dày bao nhiêu, chúng tôi cũng đã thực hiện khảo sát với những khách hàng của mình, hầu hết chẳng ai biết dầm nhà là gì chứ chưa nói đến việc độ dày, chiều rộng, chiều dài hay chiều cao là bao nhiêu.

Tìm hiểu thêm: nhà 3 tầng có gác lửng

Vì vậy, việc tìm kiếm một đơn vị kiến trúc chuyên nghiệp để thiết kế một bộ hồ sơ hoàn chỉnh là rất cần thiết. Thay vì bắt tay vào việc xây dựng luôn thì gia chủ nên có được bản vẽ thiết kế như vậy mới có được cái nhìn tổng quan nhất, vì có nhiều trường hợp thích kiến trúc này kia, thích bố trí phòng này phòng khác nhưng khi vào thực tế ngôi nhà lại không đẹp, không phù hợp. Thế nên có được bản vẽ trước đó sẽ giúp chủ nhà hình dung được ngôi nhà tương lai trông như thế nào mà việc chỉnh sửa cũng dễ dàng. Hơn nữa, không chỉ có ngoại – nội thất mà về phần móng như nào, cột nhà, dầm nhà dày bao nhiêu cũng được thể hiện rõ nét trong từng bản vẽ mặt cắt. Khi có được hồ sơ hoàn chỉnh như vậy thì quá trình thi công cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn nhiều.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ để gửi gắm niềm tin thì đừng bỏ lỡ Angcovat – đơn vị hàng đầu trong thiết kế, thi công nhà ở trọn gói. Đội ngũ KTS của chúng tôi chuyên nghiệp, có tay nghề cao nên nắm vững dầm nhà dày bao nhiêu chắc chắn sẽ mang đến những bản vẽ khoa học, đúng kỹ thuật nhất. Hơn 10 năm vừa qua chúng tôi đã hoàn thiện cả thiết kế và thi công trọn gói hàng trăm mẫu nhà từ nhà cấp 4 sân vườn đến nhà phố nhiều tầng. Liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn chi tiết, tận tình.

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: So sánh nhà khung thép và nhà bê tông: Đặc điểm, tính chất và giá thành

Video liên quan

Chủ Đề