Cty liên doanh là gì

Mặc dù thuật ngữ: Công Ty Liên Doanh không còn qua xa lạ, song không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của công ty liên doanh. Vì vậy trong bài viết này, Luật Minh Gia sẽ phân tích để chỉ ra nội dung chính, đó là: Công ty liên doanh là gì và thủ tục thành lập công ty liên doanh.

1. Công ty liên doanh là gì?

- Thứ nhất, Công ty liên doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp, bởi lẽ hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 ghi nhận 4 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Do đó thuật ngữ “Công ty liên doanh” được sử dụng để chỉ sự hợp tác giữa các bên với nhau có thể là giữa các bên trong nước hoặc giữa bên trong nước với bên nước ngoài thông qua Hợp đồng đồng liên doanh hoặc một văn bản khác có giá trị pháp lý tương đương.

- Thứ hai, vì lý do “Công ty liên doanh” không phải một loại hình doanh nghiệp do đó sau khi ký Hợp đồng liên doanh thì các chủ thể sẽ tiến hành lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp mà các bên có thể thống nhất lựa chọn sẽ là một trong ba loại hình Công ty hợp danh, Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Tuy nhiên, nếu trong văn bản mà các bên ký đã xác định rõ ràng giá trị tài sản mà các bên đầu tư thì sẽ loại bỏ loại hình Công ty Hợp danh.

>> Luật sư tư vấn thành lập công ty liên doanh, gọi: 0902.586.286

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh

Như đã phân tích nêu trên, sau khi chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, các bên tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

2.1. Công ty liên doanh có ít nhất một bên tham gia là bên nước ngoài

Bước 1: Xác lập hợp đồng liên doanh giữa các bên;

Bước 2: Tiến hành thủ tục đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự định thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Tiến hành thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp thành lập.

2.2. Công ty liên doanh không có bên nước ngoài tham gia

Bước 1: Xác lập đồng liên doanh giữa các bên;

Bước 2: Tiến hành thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định thành lập.

3. Dịch vụ thành lập công ty liên doanh tại Luật Minh Gia

Luật Minh Gia tư vấn thành lập công ty liên doanh, tư vấn các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty và quy định pháp luật liên quan cũng như các thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:

3.1. Tư vấn trước thành lập doanh nghiệp liên doanh

- Luật sư tư vấn thành lập công ty liên doanh và các vấn đề khác liên quan đến ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư và các quy định khác liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định pháp luật

- Luật sư tư vấn quy định về các loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức đối với công ty liên doanh nhằm mục đích cho nhà đầu tư lựa chọn mô hình và cơ cấu phù hợp;

- Tư vấn quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư như tư vấn về ngành nghề, mục tiêu dự án đối với công ty liên doanh dự định thành lập;

- Tư vấn quy định về vốn đầu tư, vốn điều lệ và địa điểm trụ sở chính Công ty và địa điểm thực hiện dự án đối với công ty liên doanh dự định thành lập;

- Tư vấn quy định pháp luật về thuế liên quan đến vấn đề thành lập công ty liên doanh;

- Luật sư tư vấn về vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty liên doanh dự định thành lập [phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp]; 

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ công ty liên doanh dự kiến thành lập [Mô hình và Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, tỷ lệ và phương thức góp vốn, các nội dung khác có liên quan]. 

- Tư vấn quy định Pháp lý liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh của nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;

Dịch vụ luật sư thành lập công ty liên doanh, liên hệ: 0902.586.286

3.2. Thực hiện công việc thành lập công ty liên doanh

Luật sư Luật Minh Gia hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty liên doanh, dự án đầu tư bao gồm: Tư vấn và hoàn thịên Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp, Giấy đề nghị cấp phép đầu tư, Soạn thảo danh sách cổ đông, Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp, Các giấy tờ khác có liên quan.

Luật Minh Gia thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký đầu tư theo yêu cầu. Nội dung công việc thực hiện cụ thể:

- Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan;

- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;

- Nhận Giấy chứng nhận Đầu tư

- Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;

- Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty [Nhân viên công ty luật Minh Gia sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại cơ quan Công an để thực hiện công việc trên];

- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế.

3.3. Hỗ trợ sau thành lập doanh nghiệp liên doanh

- Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Chứng nhận sở hữu cổ phần, Sổ cổ đông/thành viên, Thông báo lập sổ cổ đông/thành viên…;

- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian đầu sau thành lập doanh nghiệp liên doanh.

Có thể bạn quan tâm:

>> Tư vấn điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;

>> Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;

>> Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc tăng doanh thu, mở rộng phạm vi kinh doanh hay thực hiện kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Do đó, hình thức liên doanh cũng được sử dụng rộng rãi. Vậy liên doanh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan để giải đáp cụ thể hơn cho câu hỏi liên doanh là gì trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Liên doanh là gì

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận.

Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Ví dụ: Công ty liên doanh Nhà Máy Bia Việt Nam – đơn vị sản xuất các loại bia Tiger, Heniken và Bivina tại Việt Nam.

Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Bayernoil Raffineriegesellschaft mbH [Bayernoil] tại Cộng hòa Liên bang Đức, liên doanh giữa các bên gồm Eni [20%], Varo Energy [51,43%] và Rosneft [28,57%].

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cần đảm bảo một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập công ty liên doanh:

Nếu là cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

Nếu là pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

Vốn pháp định của công ty: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.

  • Ngoài các điều kiện thành lập công ty liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật.
  • Giữa các doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ công nghệ, tài sản trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm đó, phân phối và dịch vụ sáng tạo.
  • Có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến từ đối tác.
  • Có được khả năng thành công vượt trội hơn do môi trường kinh doanh phù hợp.
  • Tồn tại sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên là yếu tố phát sinh những mâu thuẫn
  • Do tiếp cận một thị trường mới nên khá khó khăn trong quá trình hội nhập vào chiến lược kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến liên doanh là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề