Cty tnhh một thành viên là gì

Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêncông ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ và có những đặc điểm riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm cũng như thủ tục thành lập loại hình công ty này.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đặc điểm của công TNHH một thành viên

Thành viên công ty

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần”.

Công ty chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Nhìn chung, chủ sở hữu công ty phải đáp ứng các quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Đó là điều kiện các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.

Do chủ sở hữu chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức, nên người này sẽ nắm quyền điều hành, quản lý và chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty.

Vốn điều lệ công ty và khả năng huy động vốn

Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên.

Vốn điều lệ công ty và khả năng huy động vốn

Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu Công ty không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình giống như loại hình Doanh nghiệp tư nhân.

Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg để đăng ký. Công ty có thể ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngay dưới ngành cấp bốn.

Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ nhân thân chứng thực của chủ sở hữu công ty hoăc của những người đại diện theo ủy quyền nếu chủ sở hữu là tổ chức:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài;
  • Các Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức đối với công ty được tổ chức theo mô hình có Hội đồng thành viên.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên thế nào?

Theo khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH MTV có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.

>>>Xem thêm: Các công ty cần lưu ý gì trong Luật Doanh nghiệp 2020?

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực doanh nghiệp quý khách có thể truy cập Luật sư doanh nghiệp để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh là những loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam công nhận. Riêng với công ty TNHH thì loại hình này bao gồm công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2TV trở lên. Trong đó công ty TNHH MTV chiếm số lượng tương đối lớn hơn khi đáp ứng được yêu cầu của phần lớn nhà đầu tư kinh doanh. Vậy công ty TNHH MTV là gì mà lại nhận được nhiều sự lựa chọn đến thế? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Loại hình công ty TNHH MTV là gì?

Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể cho câu hỏi công ty TNHH MTV là gì? Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Dựa trên nền tảng pháp lý là quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ngoài việc hiểu công ty TNHH MTV là gì thì còn có thể nắm rõ những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

– Dù thuộc sở hữu của cá nhân hay tổ chức thì công ty TNHH MTV cũng đều có tư cách pháp nhân. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp này được thừa nhận là một pháp nhân độc lập, tách bạch hoàn toàn đối với chủ sở hữu công ty.

– Chỉ có một thành viên duy nhất là tổ chức hoặc cá nhân và cũng đồng thời là chủ sở hữu của công ty.

– Trách nhiệm của chủ sở hữu công ty đối với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà công ty tạo nên là chế độ hữu hạn. Sự hữu hạn này nằm trong phạm vi số vốn điều lệ mà chủ sở hữu đã góp vào công ty. Theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

– Cùng thuộc loại hình công ty TNHH nên công ty TNHH MTV cũng giống như công ty TNHH 2TV trở lên là công ty không có quyền được phát hành cổ phần để huy động vốn. Thay vào đó nếu có nhu cầu mở rộng quy mô hay huy động thêm vốn kinh doanh thì công ty có thể tiến hành theo các hình thức khác đã được pháp luật quy định.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã hiểu công ty TNHH MTV là gì cũng như những đặc điểm liên quan. Nếu có mong muốn thành lập loại hình doanh nghiệp này thì có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.

PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0974.80.88888
Email:


Video liên quan

Chủ Đề