Cutloss trong chứng khoán là gì

Cắt lỗ [cutloss-stoploss] là gì? Các nguyên tắc trong việc cắt lỗ cổ phiếu? Cách quản trị rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Nhiều Nhà đầu tư [NĐT] cho rằng việc tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán là việc quan trọng nhất. Nhưng Duy Nghĩa lại cho rằng, việc giữ tiền trên thị trường chứng khoán mới là việc quan trọng nhất. Vìchỉ khi bạn còn tiền thì bạn mới còn cơ hội, mất tiền là bạn mất cơ hội, mất hết tiền thì bạn mất hết cơ hội.

Lợi nhuậnlà mục đích lớn nhất của tất cả Nhà đầu tư [NĐT] khi tham gia Thị trường Chứng khoán. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận thì mỗi nhà đầu tư phải tích lũy cho bản thân những kiến thức cũng như kinh nghiệm nhất định. Một trong những bài học quan trọng nhất đó là giữ tiền hay quản lý vốn. Nói theo một nghĩa khác Duy Nghĩa cho rằng việc quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán là phải quản trị được rủi ro. Mà quản trị rủi ro chính là việc bạn phải biết cắt lỗ [cutloss dừng lỗ] không để cho tài khoản lỗ thêm, không để cho tài khoản mất thêm tiền.

Nếu không biết quản trị rủi ro thì việc bạn tham gia Thị trường Chứng khoán chẳng khác nào chơi một trò chơi may rủi. Bạn chỉ thực sự chiến thắng khi biết chốt lời và cắt lỗ đúng thời điểm, để tổng tài sản sau quá trình đầu tư lớn hơn số vốn bỏ ra đầu tư ban đầu.

Duy Nghĩa lấy ví dụ, nếu mua 10 mã cổ phiếu trong đó có 5 mã có lãi và 5 mã bị lỗ [coi như cơ hội thành công/thất bại là 50/50]. Tuy nhiên, mỗi mã có lãi với lợi nhuận trung bình là 8%, 5 mã sẽ là: 5 x 8 = 40%. Nhưng mỗi mã bị lỗ với mức lỗ trung bình là -10%, thì 5 mã sẽ là: 5 x [-10] = -50%. Như vậy cộng lại cả danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: 40+ [-50] = -10%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn đã bị lỗ 10%. Đây là một ví dụ điển hình về cách quản trị rủi ro không tốt dẫn đến kết quả là vẫn bị thua lỗ.

Một ví dụ khác cho danh mục đầu tư với xác suất thành công chỉ là 40%. Tức là bạn chọn mua 10 mã cổ phiếu chỉ có 4 mã có lời, còn 6 mã bị thua lỗ. Nhưng, mỗi mã có lời trung bình là 8%, 4 mã sẽ là: 4 x 8 = 32%. Mỗi mã thua lỗ trung bình là -3%, 6 mã sẽ là: 6 x [-3] = -18%. Như vậy, tổng kết danh mục bạn vẫn lãi: 32 + [-18] = 14%.

Như vậy, cho dù xác suất đầu tư của bạn chỉ thành công ở mức 40% nhưng bạn vẫn chiến thắng. Có nghĩa là bạn nên đặt kỳ vọng lợi nhuận phải gấp 2-3 lần rủi ro thua lỗ mà bạn chấp nhận thì bạn mới mong có cơ hội chiến thắng được thị trường. Khi xây dựng một danh mục đầu tư, nếu bạn đặt mức rủi ro chấp nhận thua lỗ của mỗi cổ phiếu là -5% thì kỳ vọng lợi nhuận mà bạn mong muốn ở cổ phiếu đó phải là 10-15%.

Câu nói Cắt lỗ không bao giờ là sai có lẽ luôn đúng ở trên thị trường. Vì một khi cổ phiếu đã mất tới 10% giá trị thì nó phải tăng lại đúng 11% mới hòa được vốn, khi một cổ phiếu mất tới 50% giá trị thì nó phải tăng lại 100% mới trở lại được giá trị ban đầu. Mà trên TTCK, việc tìm ra được một cổ phiếu tăng 100% là cực kỳ khó khăn.

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, việc dừng lỗ [cắt lỗ] là không bao giờ muộn.Kiểm soát tốt lãi/lỗ của danh mục đầu tư là yếu tố quan trọng nhất khi bạn bước chân vào lĩnh vực này. Vì xác suất đầu tư thành công của các NĐT là khác nhau, nên việc kiểm soát lỗ của các NĐT là khác nhau. Mỗi người có một ngưỡng cắt lỗ [cutloss] khác nhau, không có ai là giống ai cả.

Những NĐT mới tham gia Thị trường Chứng khoán thường không có được kỷ luật tốt nhất, việc chọn mua cổ phiếu cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, thế nên việc quản trị danh mục càng đóng vai trò quan trọng. Nếu như bạn chưa biết cách giữ tiền mà khi thua lỗ bạn lại nạp thêm tiền vào và giao dịch với khối lượng lệnh lớn hơn với mong muốn gỡ lạithì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng. Đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán cũng như một công việc kinh doanh thực thụ. Nếu NĐT không quản lý tốt danh mục và đưa ra cho mình một tỷ lệ chốt lời/cắt lỗ hợp lý thì NĐT rất dễ thua lỗ.

Suy cho cùng, chỉ có 3 việc mà một NĐT chứng khoán cần làm trong phiên giao dịch là:

  • Mua
  • Bán
  • Nắm giữ

Việc Mua và Nắm giữcó lẽ là việc dễ dàng hơn với đại đa số NĐT. Nhưng việc Bán [chốt lời hay cắt lỗ]mới là quyết định khó nhất. Vì Duy Nghĩa cho rằng mua một cổ phiếu mà không biết lúc nào phải bán ra thì không khác gì đi ô-tô mà không có phanh.

Trên đây, Duy Nghĩa đã chia sẻ với các bạn về cách quản trị danh mục, về việc cắt lỗ và cách để NĐT có thể giữ tiền và chiến thắng trên thị trường chứng khoán.

Để có được cách quản trị danh mục tốt nhất và được tư vấn chuyên sâu về việc chốt lời ở từng mã cổ phiếu các bạn vui lòng liên hệ với Duy Nghĩa theo thông tin dưới đây. Duy Nghĩa luôn nhiệt tình hỗ trợ.

Tags: CUTLOSS

Video liên quan

Chủ Đề