Cyclothyme là gì

CHUYÊN ĐỀ BỆNH TÂM THẦN
PHẦN I

1/ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC : NHỮNG KHÍ CHẤT QUÁ MỨC CẦN KỀM CHẾ
Những biến đổi mạnh này là quá mức so với những thay đổi trong một cuộc sống.

NEUROLOGIE. Những điều trị hiện nay cho phép ổn định đại đa số những bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực , GS Jean-Pierre Kahn, trưởng khoa tâm thần và tâm lý học lâm sàng của CHU de Nancy, ở đây có trung tâm chuyên gia về điều trị những rối loạn lưỡng cực đó ông phụ trách, đă nhấn mạnh như vậy. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân chỉ nhận điều trị thích đáng sau 5 đến 10 năm sai lầm chẩn đoán.
Từ vài năm nay rối loạn lưỡng cực được truyền thông nói đến, nhưng cuối cùng vẫn không được biết rõ : bằng cớ, trung bình chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cần 10 năm, trong đó những người bệnh bối rối thường sống trên con đường xuống địa ngục. Thật vậy, căn bệnh thường nhất được phát hiện bởi một đợt trầm cảm [épisode dépressif], đối với bệnh nhân điều này đau khổ hơn so với cực kia của lưỡng cực, sự tăng hoạt động bất thường và đôi khi mê sảng [hyperactivité anormale et délirante]. Nếu chẩn đoán không được thiết đặt một cách đúng đắn, chứng trầm cảm ban đầu này thường được điều trị với những thuốc chống trầm cảm, điều này làm bệnh nặng thêm, kéo người bệnh vào trong những vòng xoắn ốc của những rối loạn và những hành vi có hại cho sức khỏe. Những thuốc duy nhất có hiệu quả là những thuốc điều hòa khí chất [régulateur de lhumeur], cùng với tâm lý liệu pháp, cho phép ổn định 85% bệnh nhân.
Những rối loạn lưỡng cực là những rối loạn khí chất [trouble de lhumeur] mà não bộ không biết điều hòa nữa. Chúng gây bệnh cho 1% đến 2,5% dân chúng, ở đàn ông bằng với đàn bà và thường nhất xuất hiện giữa 17 và 25 tuổi.
Bệnh nhân bị luân phiên những lúc rất trầm cảm, có thể dẫn họ đến tự tử, và những lúc rất khoái trá, tăng hoạt động được gọi là maniaque, có thể dẫn họ đến những hành vi nguy cơ [comportement à risque] và những quyết định sai lệch. Những đợt trầm cảm xảy ra nhiều hơn đối với đa số những bệnh nhân. Những đợt hưng phấn [épisode maniaque], trong đó bệnh nhân mất ngủ nhưng không mệt và cảm thấy có năng lực thắng tất cả những trở ngại, thường ít khó sống hơn đối với họ. Thường hơn chính những những người thân cận mệt nhọc trong những đợt trầm cảm này , GS Thierry Bougerol, trưởng khoa tâm thần và thần kinh của CHU de Grenoble, ở đây ông cũng lãnh đạo centre expert pour le trouble bipolaire, đã nhấn mạnh như vậy. Bệnh nhân dậy vào ban đêm, có khả năng nói hàng giờ về những dự kiến to lớn không thực tế, đưa ra những quyết định bốc đồng có một ảnh hưởng lên gia đình [mua sắm bốc đồng và, hành vi sinh dục có nguy cơ, tiêu thụ rượu, ma túy]
Những rối loạn lưỡng cực được phát hiện thường nhất ở người thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, một lứa tuổi mà khí chất đã được thử thách. Khí chất là một chức năng bình thường thích ứng với môi trường, như nhiệt độ, đường huyết hay huyết áp. Ta không lưỡng cực ngay khi ta có khí chất thay đổi, GS Jean-Pierre Kahn đã nhắc lại như vậy. Phải tự vấn khi những thay đổi của mình là quá mức so với những thay đổi trong cuộc sống của mình.
Thế thì, nếu việc phấn khởi khi một dự kiến mới được thiết đặt là chuyện bình thường, thì ngược lại không phải là bình thường khi trong nhiều ngày liên tiếp, ngày và đêm, vẫn trong một trạng thái khoái trá. Vậy dùng thời gian để bàn bạc với những người thân cận là một yếu tố chẩn đoán quan trọng, nhất là khi bệnh lưỡng cực [mà những thành phần di truyền từ nay đã được nhận diện] thường là một bệnh gia đình. Đứng trước một đợt trầm cảm, mặc dầu bệnh nhân không nói một cách ngẫu nhiên về đợt hưng phấn [épisode maniaque], phải luôn luôn hỏi bệnh nhân về một căn bệnh lưỡng cực ở một người bà con gần , GS Thierry Bougerol đã chỉ rõ như vậy.
Đồng hồ sinh học [horloge biologique] cũng là một yếu tố quan trọng trong sự điều hòa khí chất [xem bài dưới] và tính lưỡng cực [bipolarité] có thể thấy thường hơn ở những người làm việc với giờ giấc không đều [y tá, công nhân, phải di chuyển thường xuyên trong những vùng giờ khác]. Đối với các bệnh nhân, điều hữu ích là thiết đặt một lối sống đều đặn, để tạo điều kiện cho sự ổn định của khí chất.
Chẩn đoán sớm là thiết yếu để không thêm vào gánh nặng của 10 năm chậm trễ này : những nghiện ngập, ly dị, thất nghiệp, những bệnh kèm theoNgoài ra nếu không được điều trị, bệnh tự nó có thể trầm trọng bằng cách in lên não những circuit de fonctionnement không thích đáng, trong khi não có thể tự sửa chữa nhờ điều trị.
Trong trường hợp nghi ngờ vào lúc chẩn đoán, trước khi thiết đặt một điều trị có thể có những tác dụng âm tính, luôn luôn có thể đi khám một trong 9 centre expert hiện có ở Pháp Chúng tôi trả lời tất cả những câu hỏi và, nếu bệnh nhận được gởi đến cho chúng tôi để thực hiện một bilan, chúng tôi thiết đặt một sự phối hợp với thầy thuốc điều trị biết rõ bệnh nhân trong môi trường hàng ngày của mình, GS Jean-Pierre Kahn đã nhấn mạnh như vậy. Các bệnh nhân vẫn lưỡng cực suốt đời nhưng, với một điều trị thích ứng, đại đa số các bệnh nhân có thể sống thoải mái, mặc dầu vài người thỉnh thoảng tiếc nuối năng lực mê sảng [énergie délirante] của các đợt hưng phấn.
[LE FIGARO 29/5/2017]

2/ TÔI ĐÃ ĐÁNH MẤT 40 NĂM CỦA CUỘC ĐỜI
Bị một rối loạn lưỡng cực không được chẩn đoán trong 40 năm, Marie Brieuc đã đến gần với tình trạng ăn xin.

Xuất sắc ở trường và khá vui tươi, nhung rồi tất cả sụp đổ khi tôi được 9 tuổi và khi tôi bị một đợt đầu tiên của cái rất giống với một anorexie. Tôi vừa khám phá một bí mật gia đình nặng nề, nhưng những người thân của tôi, vì không hay biết nên không có lời giải thích.
Rồi một đợt mới xuất hiện khi tôi được 17-18 tuổi, làm rối loạn những năm cuối học hành của tôi. Tôi cảm thấy bị trầm uất nhưng không hiểu tại sao, nhưng bởi vì mẹ tôi và anh tôi cũng bị điều đó, nên thầy thuốc tâm thần gợi chẩn đoán trầm cảm và cho tôi thuốc điều trị : do đó tôi dùng những thuốc chống trầm cảm cho đến năm 48 tuổi [với những thời kỳ gián đoạn], nhưng điều đó không thật sự giải quyết vấn đề của tôi. Thật vậy, cưới chồng lúc còn rất trẻ [21 tuổi] và là mẹ của một cháu trai sau đó [năm 22 tuổi], rồi trở thành thư ký sau khi đi học lại, tôi cho ảo tưởng sống một cuộc sống bình thường, nhưng trên thực tế, tôi không ổn định. Khí chất có thể thay đổi đến 8 lần mỗi ngày, đi từ tình trạng hưng phấn qua trạng thái buồn rầu mà không có lý do nào. Có lẽ điều này giải thích tại sao tôi khó giữ được việc làm [mặc dầu không khó kiếm một việc làm mới].
Vào khoảng năm 30 tuổi, sự chuyển biến bất ngờ, tôi cảm thấy đứng bên rìa của cuộc đời tôi, điều đó trở nên không chịu được đối với tôi và do đó tôi quyết định từ bỏ tất cả : chồng tôi, cái nhà của tôi, công việc của tôi. Tôi mang đứa con trai nhỏ đi và biến mất trong một thời gian, điều mà những người thân của tôi dĩ nhiên không bao giờ hiểu. Vì không được người ta hiểu mình, khó chịu trong đầu, tôi thật sự cảm thấy bên rìa xã hội. Vào lúc đó nếu tôi cố gắng để tìm lại một việc làm và do đó một vị trí trong xã hội, đó là chỉ vì để có thể ở với đứa con trai nhỏ của tôi. Những năm trôi qua, với những sai lầm tình cảm, những thay đổi nghề nghiệp, những toan tính tự tử và những buổi phân tâm học nhưng không chữa lành căn bệnh của tôi.
Sau khi đã quyết định một lần nữa thay đổi con đường nghề nghiệp để trở thành art-thérapeute, tình cờ tôi tham dự một hội nghị về những rối loạn lưỡng cực và ở đó lần đầu tiên, tôi hoàn toàn nhận biết mình trong mô tả của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần của căn bệnh này. Do đó tôi quyết định khám vị thầy thuốc này và sau 40 năm lầm lạc, sau cùng một chẩn đoán được xác định. Những thuốc chống trầm cảm của tôi, không có hiệu quả, được thay thế bởi những thuốc đặc hiệu cho những rối loạn khí chất và sau vài lần điều chỉnh, sau cùng tôi cảm thấy hài hòa với chính tôi.
Tôi gia nhập một hiệp hội những người bị những rối loạn lưỡng cực, Argos 2001, có những antenne trên toàn nước Pháp và gặp những người bệnh lưỡng cực khác như tôi. Sự cô đơn là mẫu số chung cho tất cả những chặng đường của chúng tôi. Nhưng đối với vài người, sự đi xuống địa ngục đến độ rơi vào tình trạng ăn xin, cuộc sống từ chỗ ở này đến chỗ ở khác và sự sống còn nhờ trợ cấp cho những người trưởng thành tàn tật. Trông chừng mực một điều trị hiện hữu và có hiệu quả, tôi tự bảo rằng đó là một lãng phí to lớn, rằng ta không thể để 4% loại ra khỏi xã hội những người Pháp bị rối loạn này.
[LE FIGARO 1/9/2014]

3/ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC : ĐIỀU TA BIẾT HÔM NAY
Điều đó do đâu ?
Những rối loạn lưỡng cực chỉ xảy ra nếu hội đủ 3 yếu tố nguy cơ : tính dễ thương tổn di truyền [vulnérabilité génétique], tính tăng nhạy cảm [hypersensibilité] và sự xảy đến những biến cố nghiêm trọng.
Yếu tố đầu tiên là tính nhạy cảm di truyền [susceptibilité génétique]. Bệnh không được mang bởi một gène transmissible, nhưng sự xuất hiện của nó được làm dễ bởi sự hiện diện của một số gène nào đó. Vài gène đóng một vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của chúng ta, trong đồng hồ nội tại [horloge interne] của chúng ta. Hậu quả : những trẻ có cha mẹ bị bệnh có một nguy cơ được nhân lên 5 đến 10 lần phát triển bệnh. Nguy cơ ngay cả nhân lên 30 lần nếu cha lẫn mẹ đều bị bệnh. Yếu tố thứ hai đặc trưng cho những người bị bệnh này là một tính tăng nhạy cảm [hypersensibilité]. Đối với họ, không có gì là trung lập.
Sau cùng, môi trường tình cảm đóng một vai trò. Ở những người có một thể địa nguy cơ [terrain à risque] như tang chế, mất việc hay ly dị có thể có những hậu quả tai hại. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng đợt hưng phấn [épisode maniaque] trong 30 % các trường hợp xảy ra trong tháng theo sau biến cố khởi phát.
Rối loạn lưỡng cực làm rối loạn khí chất chúng ta như thế nào ?

Tất cả đều là hóa học trong cuộc sống của chúng ta. Khí chất [humeur] và các cảm xúc không thoát khỏi quy tắc đó. Chính nhờ những sứ giả đặc biệt được chế tạo bởi cơ thể, các chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmetteur], mà các tế bào thần kinh liên lạc với nhau và có thể vâng lời. Về khí chất, dopamine đóng vai trò starter. Adrénaline cung cấp năng lượng và sérotonine mang lại sự thanh thản, tất cả hai cần thiết để đưa các dự án đến kết quả cuối cùng. Khí chất bình thường được tạo bởi những thăng trầm, tùy theo lúc, tùy theo các cảm xúc và sự tiết của những chất dẫn truyền thần kinh này. Ngược lại, những dao động quan trọng, kéo dài lâu và có những hậu quả âm tính lên cuộc sống hàng ngày, là dấu hiệu của căn bệnh này.
Làm sao phát hiện những rối loạn này ?
Đó là dễ dàng đối với những thể ồn ào nhất, một cơn điên rồ, một sự xâm phạm tiết hạnh, một cuộc gây gổ, ăn trộm, bởi vì bệnh nhân cuối cùng vào bệnh viện. Ngoài ra, trung bình phải cần 8 năm và đi khám 4 hay 5 thầy thuốc khác nhau trước khi đến chẩn đoán đúng. Nhưng vào những giai đoạn hypomanie, những người bệnh lưỡng cực loại II cảm thấy thông minh, phản lực, hiệu năngSau đó hiếm khi họ đi khám bệnh.
Những bệnh nhân dễ vị thương tổn [patients vulnérables]
Một nửa những bệnh nhân lưỡng cực bị một chứng nghiện, thường nhất là rượu hay cannabis. Những bệnh nhân lưỡng cục bị những bệnh tim mạch hai đến ba lần nhiều hơn. Hy vọng sống của họ bị giảm trung bình 10 năm. 15 đến 20% những bệnh nhân không được điều trị phạm những toan tính tự tử.
Những thuốc của khí chất.
Chúng thuộc ba họ : lithium, những thuốc chống động kinh và những thuốc chống loạn thần không điển hình [antipsychotique], tên để chỉ những neuroleptique moderne, có ít những tác dụng phụ hơn những neuroleptique cũ. Những điều trị này rất thường gây nên một sự lên cân, đôi khi run và khô miệng, hiếm hơn bệnh đái đường, những rối loạn giáp trạng, những biến chứng gan, do đó cần một sự theo dõi.
Làm sao tránh những tái phát.
Tất cả những lúc thuyên giảm giữa những đợt hưng phấn và những đợt trầm cảm được các thầy thuốc điều trị tận dụng để phòng ngừa. Giáo dục tâm lý [psycho-éducation] đã phát triển nhiều trong những năm qua , BS Marc Masson, thầy thuốc tâm thần ở Garches lấy làm mừng rỡ. Ta làm các bệnh nhân trở thành chuyên gia của căn bệnh của mình, điều này cho phép họ phát hiện và tránh những tình huống có thể gây cho họ nguy hiểm, cũng như yêu cầu chúng ta nếu cần thiết. Những người thân thuộc dĩ nhiên được mời tham gia, điều này cho phép họ cảnh giác và tìm những chữ đúng cho những dấu hiệu báo động nhỏ nhất. Tâm lý giáo dục này cho phép giảm một nửa những trường hợp nhập viện.
Những bệnh nhân lưỡng cực có nguy hiểm không.
Vâng, Raphael, thầy thuốc tâm thần ở Toulouse đã trả lời như vậy, nhưng trước hết đối với chính họ : họ có thể có những nguy cơ trong những quan hệ tình dục, những nguy cơ tài chánh, những nguy cơ nghề nghiệp. Tất cả các chuyên gia nhắc lại rằng tỷ lệ tự tử biến thiên từ 10 đến 15% ở những bệnh nhân không được điều trị.
[LE POINT 14/11/2013]

4/ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC : 5 DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG
GS Marion Leboyen, trưởng khoa tâm thần và addictologie của bệnh viện Henri-Mondor [Créteil] chứng tỏ lợi ích của một chẩn đoán sớm để phòng ngừa tiến triển của bệnh.
Hỏi : Nhân Ngày thế giới của những rối loạn lưỡng cực [Journée mondiale des troubles polaires] mới đây, bà đã trình bày những đặc điểm của chúng. Đó là những đặc điểm nào ?
GS Marion Leboyen : Căn bệnh này, cũng được gọi là hưng phấn-trầm cảm [maladie maniaco-dépressive], được biểu hiện bởi một sự luân phiên của những đợt trầm cảm, sảng khoái [euphorie] và hưng phấn [exaltation] với những thời kỳ ổn định. Tổ chức y tế thế giới đã xếp loại nó trong số những bệnh lý gây phế tật nhất.
Hỏi : Tại sao những rối loạn này là gây phế tật [invalidant] ?
GS Marion Leboyen : Bởi vì, không điều trị, những hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng. Ngoài những biến chứng gia đình, xã hội và nghề nghiệp sẽ làm hỏng cuộc sống của bệnh nhân và những người thân cận, có một nguy cơ chết vì tự tử khoảng 15%.
Hỏi : Để phòng ngừa tiến triển của những rối loạn này và tránh những thảm kịch này, trở ngại quan trọng là trở ngại nào ?
GS Marion Leboyen : Ta không xác lập được đủ sớm chẩn đoán. Sự chậm trễ này một phần là do sự khó phát hiện một rối loạn lưỡng cực khi nó bắt đầu bằng một đợt trầm cảm. Đó là đơn giản hơn khi bệnh bắt đầu với sự xuất hiện của một đợt kích động hưng cảm [épisode dexcitation maniaque].
Hỏi : Ở một người thân trầm cảm, những dấu hiệu đặc biệt nào khiến nghi ngờ sự hiện diện của những rối loạn lưỡng cực ?
GS Marion Leboyen : 5 dấu hiệu có thể báo động và khiến đi khám một thầy thuốc tâm thần, ở những người dưới 25 tuổi, bởi vì căn bệnh này thường bắt đầu vào thời kỳ niên thiếu và ở người trưởng thành trẻ. 1. Một tăng phản ứng xúc cảm [hyperréactivité émotionnelle] đối với những biến cố thông thường. 2. Những thời kỳ mất ngủ không mệt mỏi [insomnie sans fatigue]. 3. Những đợt tăng hoạt động quá mức [hyperactivité excessive]. 4. Những khuynh hướng cyclothymie được đánh dấu bởi những thời kỳ hưng phấn tiếp theo bởi sự buồn bã. 5. Những tiền sử gia đình rối loạn khí chất.
Hỏi : Có những yếu tố làm dễ cho những rối loạn lưỡng cực này không ?
GS Marion Leboyen : Những tiền sử trong số những người bà con thuộc thế hệ thứ nhất tạo điều kiện cho sự xuất hiện của bệnh lý này. Những người mà một bà con gần đã bị sẽ có một nguy cơ phát triển một rối loạn lưỡng cực nhân gấp 10 lần .
Hỏi : Hôm nay ta điều trị dạng trầm cảm này như thế nào ?
GS Marion Leboyen : Trước một đợt trầm cảm đầu tiên, chẩn đoán rối loạn lưỡng cực là thiết yếu bởi vì nó sẽ chi phối sự lựa chọn điều trị, nhất là giới hạn sự kê đơn những thuốc chống trầm cảm có nguy cơ gây những biến chứng. Trong khi trước đây ta chỉ có lithium và những neuroleptique, từ nay chúng ta sẽ kê đơn, tùy theo những trường hợp, những thuốc điều hòa khí chất khác, như vài thuốc chống động kinh và những thuốc chống loạn thần không điển hình [antipsychotique atypique]. Tiến bộ khác : ta đã hiệu chính những dạng thérapie cognitivo-comportementale khác nhau, liên kết với các thuốc điều trị. Nhờ sự thành lập của tổ chức FondaMental, những centre expert de soins et de recherche nối với những khoa bệnh viện đã được thiết đặt trên toàn lãnh thổ để chẩn đoán những rối loạn lưỡng cực nhờ những kíp nhiều nghành và nhiều chuyên khoa. Ở đó bệnh nhân nhận một bilan lâm sàng hoàn chỉnh để những điều trị cá thể hóa được đề nghị.
Hỏi : Ta được những kết quả nào với những tiến bộ của sự điều trị này ?
GS Marion Leboyen : Chúng phụ thuộc vào tính chất sớm của chẩn đoán. Sau một đánh giá trong những trung tâm chuyên môn của tổ chức FondaMental, với sự điều trị thuốc hiện nay, những tâm lý liệu pháp đặc hiệu và những quy tắc vệ sinh đời sống, ta giảm được 50% những trường hợp nhập viện và những tái phát.
Hỏi : Về công tác nghiên cứu, những tiến bộ mới nhất đối với những trầm cảm lưỡng cực [dépression bipolaire] này là gì ?
GS Marion Leboyen : Những công trình của kíp nghiên cứu của chúng tôi ở Inserm [Các BS Bruno Etain và Stéphane Jamain, Viện Mondor, Créteil] đã cho phép phát hiện ở những bệnh nhân lưỡng cực những bất thường trong sự tiết mélatonine [kích thích tổ của giấc ngủ] và cortisol [hormone du stress]. Những loạn năng này có thể được liên kết với sự biến dị của gène ASMT, phụ trách sự tổng hợp mélatonine. Những công trình nghiên cứu khác cũng đã cho thấy rằng hai gène đồng hồ được liên kết với tính dễ bị thương tổn của vài người đối với những rối loạn lưỡng cực.
[PARIS MATCH 20/4-26/4/2017]

5/ NHỮNG DẠNG LƯỠNG CỰC KHÁC NHAU

  • Loại 1 : Tương ứng với những bệnh nhân hưng phấn-trầm cảm [maniaco-dépressif] trước đây. Khí chất của bệnh nhân dao động giữa những giai đoạn hưng phấn [phase maniaque] đặc trưng, rất cấp tính, và những giai đoạn trầm cảm rất sâu. Đó là dạng ồn ào nhất và thường gặp nhất của căn bệnh.
  • Loại 2 : Kín đáo hơn. Những giai đoạn kích động [phase dexcitation] ở mức độ vừa phải [các chuyên gia gọi là hypomanie] và nói chung không ngăn cản đời sống trong xã hội. Các đợt trầm cảm đứng ở hàng đầu và đôi khi rất quan trọng.
  • Loại 3 : Tập hợp những bệnh nhân khá tương tự với những bệnh nhân của nhóm 2 nhưng ở họ điều trị chống trầm cảm gây nên hypomanie.

[LE POINT 14/11/2013]

6/ THUỐC, TÂM LÝ LIỆU PHÁP, ĐIỆN
Trong bệnh lưỡng cực có bao nhiêu người mà bệnh gây ra thì có bấy nhiêu gương mặt.

Vài bệnh nhân biết thế nào là những đợt thật sự cực kỳ, trầm cảm [dépressif] và hưng phấn [maniaque] ; có thể kéo dài hơn một tuần và làm họ kiệt sức. Những bệnh nhân khác trải qua những giai đoạn ngắn hơn, ít nghiêm trọng hơn, tuy nhiên chịu một đời sống bị làm xáo trộn bởi những thăng trầm này. Đối với vài bệnh nhân, những đợt thường xảy ra nhưng đối với những bệnh nhân khác, có thể nhiều năm trôi qua mà bệnh nhân không bị ảnh hưởng.
Điều trị sẽ phải được thích ứng với mỗi bệnh nhân để mang lại sự ổn định lớn nhất. Điều trị gồm có, hầu như luôn luôn, một thuốc điều hòa khí chất [régulateur de lhumeur] như lithium với liều được điều chỉnh một cách chính xác để tránh một sự nhụt đi của những cảm xúc. Khi đó nguy cơ là bệnh nhân, vi bị chìm ngập trong một nỗi vô vị nào đó, nên luyến tiếc những đợt hưng phấn, trong đó tất cả được điểm rực rỡ những cảm giác và do đó bệnh nhân ngừng điều trị mặc dầu điều trị này cũng tránh cho bệnh nhân những đợt trầm cảm nặng và sự mong muốn tự tử , GS Jean-Pierre Kahn, trưởng khoa tâm thần và tâm lý học của CHU de Nancy đã nhắc lại như vậy. Thuốc này sẽ được dùng suốt đời.
PHÁ VỠ NHỮNG CHU KỲ HÀNH VI NGHIỆN
Từ nay người ta chấp nhận rằng một tâm lý liệu pháp [psychothérapie] phải được thêm vào điều trị thuốc. Trước hết mục tiêu sẽ là nhận diện những chiến lược để mang lại một tính đều đặn lớn nhất cho đời sống hàng ngày. Về điều đó, Tipars [thérapie interpersonnelle et aménagement des rythmes sociaux] là đặc biệt thích ứng. Đối với những bệnh nhân đã trải qua một thời kỳ dài không điều trị, tâm lý liệu pháp cũng sẽ thiết yếu để phá vỡ những chu kỳ hành vi nghiện [cycle de comportement addictif] và đứng vững trở lại trong một đời sống xã hội thỏa mãn. Cũng như thuốc, tâm lý liệu pháp có một tác dụng lên sự vận hành chức năng của não. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng sự việc làm giảm tần số và cường độ của các triệu chứng của lưỡng cực bằng những điều trị khác nhau cho phép biến đổi cấu trúc của chính não bộ. Do đó não lấy lại một năng lực điều hòa khí chất tự nhiên và tốt hơn.
Đối với vài bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc điều hòa khí chất [thymorégulateur], có thể can thiệp trực tiếp lên não bộ bằng électroconvulsivothérapie [ECT]. Điều trị bằng sốc điện này, mặc dầu có người chê bai, nhưng cho những kết quả tốt khi những chu kỳ lưỡng cực không thể kiểm soát được. Tương tự với sốc điện tim đôi khi được thực hiện để tái đồng bộ [resynchroniser] những tế bào cơ của tim, một sốc điện có thể tái đồng bộ neuromédiation trong não và cho nó một cơ hội để tìm lại một sự cân bằng nào đó , GS Thierry Bougerol, trưởng khoa tâm thần và thần kinh học của CHU de Grenoble, đã giải thích như vậy
ECT là một phương pháp hữu ích đối với nhiều bệnh nhân chấp nhận những tác dụng không mong muốn như mất trí tạm thời và đánh giá tính hiệu quả của nó lên căn bệnh, khác xa những hình ảnh kinh sợ của vài phim của một thời kỳ đã qua.
[LE FIGARO 29/5/2017]

7/ ĐỒNG HỒ SINH HỌC : MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHẢI THĂM DÒ
Những rối loạn khí chất và những rối loạn của đồng hồ sinh học liên hệ trực tiếp với nhau : rất hiếm khi một bệnh nhân lưỡng cực có một giấc ngủ bình thường. Ở những người lành mạnh, người ta đã chứng minh rằng bằng cách làm rối loạn chất lượng và những nhịp của giấc ngủ, ta có thể biến đổi đáp ứng não tương ứng với khí chất của họ. Một cách đơn giản hơn, điều dễ dàng là quan sát rằng một người đã kém ngủ thì hay càu nhàu hơn. Ở những người lưỡng cực, những rối loạn của đồng hồ sinh học phát khởi một đáp ứng quá mức của não bộ, làm họ bị đắm chìm trong một trạng thái trầm cảm hay hưng phấn. Chính vì vậy mà bệnh lưỡng cực được tìm thấy thường hơn trong những nghề nghiệp có giờ giấc chênh lệch : điều trị đôi khi sẽ có thể cần một thay đổi nhiệm sở hay nghề nghiệp. Ở người trưởng thành trẻ tuổi, thầy thuốc sẽ có công tác nặng nề thuyết phục bệnh nhân rằng bệnh nhân không thể ra khỏi nhà một ngày trên hai và rằng cuộc sống bê tha không phải là một option Giấc ngủ bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh và một trong những chiến lược nhằm điều hoà những thói quen ngủ và thức dậy để lập lại chương trình đồng hồ sinh học. Đồng hồ nội tại hoạt động tương quan với sự luân phiên ngày/đêm : điều quan trọng là tạo, ngay cả một cách nhân tạo, một thời kỳ tối để điều hòa giấc ngủ. Vài chuyên gia khuyến nghị sử dụng những kính vàng đặc hiệu hay những cái lọc nhằm loại bỏ ánh sáng xanh khỏi écran sau một giờ nào đó.
[LE FIGARO 29/5/2017]

8/ NÃO BỘ BỆNH LƯỠNG CỰC KHÁC VỚI NÃO BỘ LÀNH MẠNH ?
Chụp hình ảnh y khoa chức năng [imagerie médicale fonctionnelle] từ nay cho phép thăm đó não đang hoạt động và, đối với não lưỡng cực [cerveau bipolaire], nó mang lại nhiều hướng để giải thích và điều trí căn bệnh. Một số công trình nghiên cứu nào đó dường như chỉ rằng kích thước của vỏ não trước trán [cortex préfrontal] [nơi lập luận giúp đỡ những quyết định], giảm trong những đợt lưỡng cực và rằng sự biến đổi này thành hình nếu không được điều trị. Đó là một tin vui : điều trị cho phép đảo ngược khuynh hướng này. Trên bình diện sinh lý, những quan sát trực tiếp này hỗ trợ sự phân tích của hành vi của những bệnh nhân lưỡng cực : những cảm xúc thắng sự lập luận. Chụp hình ảnh chức năng cho thấy rằng não ghi nhớ apprentissage này và giữ những trung tâm cảm xúc gia tăng hoạt động so với vỏ não trước trán ngay cả ngoài cơn.
[LE FIGARO 29/5/2017]

9/ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC MỘT PHẾ TẬT THƯỜNG CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC
Trung bình trải quá 10 năm trước khi một rối loạn lưỡng cực đuợc chẩn đoán. Phải chậm trễ 5 năm để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.Với những khoảng thời gian như vậy, những người bị bệnh có thời gian để mất việc, mất chồng hoặc vợ, mất bạn bè và đối với vài người trong số họ sẽ sống ngoài lệ xã hội. Lại còn dài lâu hơn đối với những người có một dạng tự kỷ [autisme] đặc biệt : hội chứng Asperger. Hội chung này kèm theo nhưng rối loạn tương tác xã hội và communication , GS Leboyer [trưởng khoa tâm thần của CHU Créteil] đã phàn nàn như vậy.
Để tránh những chậm trễ trong chẩn đoán này, nguồn của handicap, không nên do dự, khi điều đó có thể, trực tiếp hướng về một trung tâm chuyên môn FondaMental. Thật vậy, sự phát hiện và điều trị những bệnh lý này là phức tạp. Trong những centre expert của chúng tôi, các bilan trung bình kéo dài hai ngày và ngoài thầy thuốc tâm thần, tùy theo trường hợp, những người bệnh gặp một psychologue, một neuropsychologue, một người làm công tác xã hội [travailleur social] và, khi nghi ngờ comorbidité, một thầy thuốc thần kinh hay mời thầy thuốc chuyên khoa khác khả dĩ mang lại một sự soi sáng , GS Emmanuel Haffen, thầy thuốc chuyên khoa tâm thần [CHU Besançon] đã định rõ như vậy.
CÁ THỂ HÓA ĐIỀU TRỊ
Neuropsychologue thực hiện một đánh giá những fonction cognitive và phát hiện handicap liên quan với bệnh tâm thần. Đó là thiết yếu để giúp người bệnh, để cá thể hóa sự điều trị và nhấn mạnh vào những ressources để cho phép bệnh nhân bù những khó khăn của mình, thí dụ bằng cách tập luyện những chức năng nhận thức bị biến đổi [trí nhớ, sự chú ý, những chức năng chấp hành] và bằng cách phát triển những chiến lược thích ứng hơn với đời sống hàng ngày để tạo điều kiện cho một sự đánh giá bản ngã tốt hơn và giảm những yếu tố stress, Justine Pereira, neuropsychologue của CHỦ de Nimes đã nói như vậy.
Một khi bilan được thực hiện và chẩn đoán được xác định, những mặt khác nhau của điều trị là cổ điển, như đối với bất cứ căn bệnh nào. Chúng dựa trên ba vế : một điều trị thuốc thích ứng phải theo lâu dài, một prise en charge clinique en psychothérapie dựa trên giáo dục tâm lý [psychoéducation] để học biết rõ hơn căn bệnh của mình cũng như dựa trên những kỹ thuật thérapie cognitive et comportementale [đã tác động lên những thành phần lo âu và phát triển một vệ sinh đời sống tốt hơn] và sau cùng remédiation cognitive.
Một theo dõi được đề nghị với một bilan mới mỗi 6 tháng trong những năm đầu, nhằm điểm những tiến bộ và sự chấp thuận của những điều trị , GS Haffen đã định rõ như vậy. Cuối cùng, không có gì quá gò bó, nhưng chủ yếu, đó là một đời sống xã hội-nghề nghiệp và gia đình bình thường mà ta hy vọng gìn giữ ! Ngay cả khi ta đã không thể hành động phòng ngừa, không bao giờ quá muộn để nhận ý kiến của một centre-expert Ở một giai đoạn tiến triển của bệnh tâm thần, ta còn có thể giảm ảnh hưởng của nó nhớ một stratégie de réhabilitation, GS Haffen đã nhấn mạnh như vậy. Ý kiến này được chấp nhận bởi Justine Pereira : Công tác của chúng tôi khi đó hướng về sự hội nhập xã hội [insertion sociale], nhờ những programme de remédiation cognitive. Kinh nghiệm cho thấy rằng những kết quả là dương tính và rằng chúng được duy trì trong thời gian. Cái thời mà ta không mang lại một triễn vọng nào cho bệnh nhân tâm thần ngoài việc kết thúc cuộc đời trong một cơ sở tâm thần hẳn qua rồi. Nhưng để đạt mục tiêu này, phải nhiều nơi chốn và nhân viên dành cho công tác phục hồi tâm-xã hội [réhabilitation psychosociale]. Còn có nhiều điều để làm.
[LE FIGARO 1/9/2014]

10/ KHI NÀO MỘT BỆNH TÂM THẦN CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC VỚI CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ?

Vì lẽ não bộ là trung khu của trí tuệ, nên một cách logic, những bệnh tâm thần được liên kết với những vấn đề thần kinh. Thế mà sự phức tạp của những kỹ thuật chụp hình ảnh thần kinh [neuro-imagerie] hôm nay cho phép phát hiện những đặc điểm não bộ [hình dáng và thể tích của một vùng của não, loại tế bào] phù hợp với những rối loạn tâm thần. Tuy nhiên trên thực hành, việc xác lập một mối liên hệ trực tiếp giữa sự quan sát não và bệnh tâm thần vẫn là khó. Những bất thường hình thái được quan sát lúc chụp scanner hay IRM không luôn luôn đặc thù cho một rối loạn nhất định. Sự giãn của các thất não [các xoang trong não chứa đầy một chất dịch nhằm bảo vệ nó chống những va chạm và nhiễm trùng] được tìm thấy đồng thời trong bệnh tâm thần phân liệt và bệnh trầm cảm. Vì thế, không một chẩn đoán nào có thể được thiết đặt trực tiếp từ một scanner vì chỉ cho một cái nhìn đại thể tĩnh của não bộ.
Neuro-imagerie fonctionnelle, cho phép quan sát hoạt động của não en temps réel, còn mang nhiều hy vọng hơn. Nó cho phép hiểu hơn vài triệu chứng. Loại hình ảnh này đặc biệt cho thấy những bệnh nhân tâm thần phân liệt nghe thật sự những giọng nói. Lúc bệnh nhân có ảo giác thính giác [hallucination auditive], chính đúng những vùng não bình thường hoạt động khi nghe một bài diễn văn được thắp sáng lên ! Những vùng ngôn ngữ cũng bị kích hoạt. Vậy bằng cớ là bệnh nhân sản sinh những giọng nói, và từ nay ta hiểu tại sao những giọng nói này, đối với bệnh nhân dường như đến từ bên ngoài. Những kết quả này mở ra cho những nhà nghiên cứu một triển vọng : đó là trong thời gian tới có thể đánh giá nguy cơ phát triển một rối loạn tâm thần ở những người có vài đặc điểm não bộ
[SCIENCE ET VIE. CERVEAU ET MEMOIRE]

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
[5/6/2017]

Share this:

Video liên quan

Chủ Đề