Đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là gì

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C. còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức điều hành một quốc gia

Đáp án chính xác

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Xem lời giải

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

28/10/2020 124

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Câu hỏi trong đề: ​Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

Hoàng Việt [Tổng hợp]

Báo đáp án sai

Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Quy luật hình thành Nhà nước trên thế giới theo lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác.

Theo lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, có hai yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước đó là: xuất hiện chế độ tư hữu và có mẫu thuẫn xã hội gay gắt đến mức không thể tự dung hòa được.

Trong lịch sử phát triển của loài người đã trải qua ba lần phân công lao động: lần phân công thứ nhất,chăn nuôiđã trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra khỏitrồng trọt; lần phân công thứ hai,thủ công nghiệptách ra khỏinông nghiệp, lần phân công thứ ba; sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớpthương nhân. Từ đây, lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó [do nắm quyền quản lý, cai quản] hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.

Phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước.

Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.

phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước văn lang – âu lạc

Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Mục a

a] Cơ sở hình thành Nhà nước:

- Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn[thiên niên kỷ I TCN đến thếkỷ I sau CN]:

- Kinh tế:Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:

+ Nông nghiệp trồng lúa nướctại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ côngnhư đúc đồng, làm gốm.

+ Xuất hiện sự phân công lao độnggiữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sựphân hóa xã hội:Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội.

+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.

+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.

- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâmdẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Mục b

b] Cơ cấu tổ chức Nhà nước:

- Quốc gia Văn Lang [VII - III TCN]

+ Kinh đô: Bạch Hạc [Việt Trì - Phú Thọ].

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng

=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

- Quốc gia Âu Lạc: [III - II TCN]

+ Kinh đô: Cổ Loa [Đông Anh - Hà Nội].

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương

=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

Mục c

c] Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ:

- Đời sống vật chất:

Trang phục người Việt thời Văn Lang

+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.

+ Ở: Nhà sàn.

Nhà cửa thời Văn Lang

- Đời sống tinh thần:

+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

=> Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

ND chính

Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc: cơ sở hình thành Nhà nước; cơ cấu tổ chức Nhà nước và đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc

Loigiaihay.com

  • Quốc gia cổ Cham-pa

    Tóm tắt mục 2. Quốc gia cổ Cham-pa. Trên cơ sở của văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay

  • Quốc gia cổ Phù Nam

    Tóm tắt mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam. Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long [Nam Bộ] đã hình thành nền

  • Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Đất nước bị chia cắt

    Tóm tắt mục 2. Đất nước bị chia cắt. Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê

  • Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

    Giải bài tập 3 trang 110 SGK Lịch sử 10. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều,

Video liên quan

Chủ Đề