Đại từ phiếm chỉ tiếng Anh là gì

từ phiếm định trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [435.33 KB, 27 trang ]



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH VĂN SƠN


TỪ PHIẾM ĐỊNH
TRONG TIẾNG VIỆT
[so sánh với tiếng Anh]

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62220110


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2013



Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN


Phản biện 1:
Phản biện 2:


Phản biện 3:


PHẢN BIỆN ĐÔC LẬP
1.
2.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
đào tạo họp tại:
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1

MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu từ phiếm định theo hướng đối sánh
giữa hai ngôn ngữ Việt-Anh không những góp phần vào việc
nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của một ngôn
ngữ mà còn đóng góp tích cực vào những công việc mang tính
thực tiễn sâu sắc hơn như: việc dịch thuật giữa các ngôn ngữ,
việc biên soạn các loại từ điển, sách giáo khoa, giáo trình
0.2. Lịch sử vấn đề
Trong các sách ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh, từ
phiếm định ít nhiều đã được nhắc đến. Tiêu biểu có các tác giả
sau: Trần Trọng Kim, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê,
Nguyễn Kim Thản, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý, Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban [1989], Bùi Tất Tươm

[chủ biên] [1997], Đỗ Thị Kim Liên [1999], Nguyễn Phú
Phong [2002], Cao Xuân Hạo [chủ biên] [2005] và G. Leech
và J. Svartvik, A.J. Thomson và A.V. Martinet, M. Frank, J.
Allsop, R. Murphy, B.S. Azar [1993], M. Hewings [1999], R.
Huddleston và G.K. Pullum [2002], M. Swan [2005], R. Carter
và M. McCarthy [2006]


2

0.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ phiếm định
trong tiếng Việt và tiếng Anh, mà cụ thể là các cách dịch,
khuynh hướng dịch của chúng. Luận án có nhiệm vụ làm sáng
tỏ các vấn đề sau đây:
- Hệ thống lại một cách đầy đủ số lượng các tiểu loại từ
phiếm định trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh trên cơ sở ngữ
liệu mà chúng tôi thu thập được.
-
loại từ phiếm định trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và
ngữ dụng.
- Tìm ra các cách dịch từ phiếm định trong tiếng Việt và
tiếng Anh. Dựa trên các cách dịch này tìm ra khuynh hướng
dịch.
-
h
từ phiếm định của hai ngôn ngữ.
0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Luận án sử dụng hai phương pháp: miêu tả và so sánh
đối chiếu trong một hệ thống liên hoàn bao gồm sáu bước sau

đây:
3

- Miêu tả ý nghĩa và cách dùng của các tiểu loại từ
phiếm định

-

- -Anh và 687 câu dịch Anh-
Việt mà chúng tôi tổng hợp được để
xem từ phiếm định

- Liệt kê ra tất cả các cách dịch của từ phiếm định mà
chúng tôi đã thống kê được.
- So -Anh và Anh-Việt để
tìm ra các khuynh hướng dịch.
- Giải thích khuynh hướng dịch trên các bình diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Nguồn ngữ liệu của luận án là các sách văn học được
viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tất cả đều có xuất xứ rõ ràng
và đều được công bố chính thức.
0.5. Giá trị, ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận:
- Cung cấp thêm những hiểu biết về ý nghĩa, chức năng
ngữ pháp và ngữ dụng của từ phiếm định trong tiếng Việt và
4

tiếng Anh, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết trên cả hai
ngôn ngữ này.
- Đóng góp vào việc khẳng định và hoàn thiện lý thuyết loại

hình học về lớp từ này.
-Tạo thêm cơ sở lý luận cho việc xác định và phân loại từ
phiếm định trong tiếng Việt.
và tiếng Anh nói riêng cũng như trong tất cả các ngôn ngữ nói
chung.
- Góp phần xây dựng nền tảng của lý thuyết dịch cũng
như nâng cao hiệu quả của
công tác dịch thuật.
Về mặt thực tiễn
- Giúp giảng viên chọn lựa phương pháp giảng dạy phù
hợp, thiết kế bài giảng, soạn giáo trình tiếng Anh để dạy cho
các sinh viên.
- Giúp sinh viên hiểu bài đọc hơn cũng như sử dụng lớp
từ này tốt hơn khi viết.
- Giúp
ệt-Anh này có thêm
những tham khảo hữu ích.

5

Chƣơng 1: Từ phiếm định trong tiếng Việt
1.1. Quan niệm về từ phiếm định trong tiếng Việt
1.1.1. Định nghĩa từ phiếm định
Theo Hoàng Phê [chủ biên] [1994], từ phiếm định là từ
chỉ chung chung, không rõ ràng, cụ thể người nào, sự vật nào.
1.1.2. Các tiểu loại từ phiếm định trong tiếng Việt
Có bốn tiểu loại: chỉ định từ phiếm định, đại từ phiếm
định, lượng từ phiếm định .
1.2. Ý nghĩa và cách dùng của từ phiếm định trong tiếng
Việt

1.2.1. Ý nghĩa và cách dùng của chỉ định từ phiếm định
trong tiếng Việt
Bùi Đức Tịnh [1966/95] cho rằng chỉ định từ phiếm
định là từ được dùng để chỉ định cho danh từ bằng cách thêm
vào ý nghĩa của danh từ ấy một ý nghĩa khái quát. Có 8 chỉ
định từ phiếm định trong tiếng Việt: [ ], [chi],
[ ], , kia, [mô], [ ], . Các chỉ
định từ phiếm định này đem lại tính khái quát, chung chung cho
danh từ mà chúng chỉ định.


6

1.2.2. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định trong
tiếng Việt
Bùi Đức Tịnh [1966/95] khẳng định rằng đại từ phiếm
định là loại đại từ được dùng để thay thế cho danh từ để chỉ
những người hay vật mà ta không muốn nói rõ ra. Có 16 đại từ
phiếm định, trong đó: đại từ phiếm định chỉ người gồm 8: ai, ai
ai, , , , , ngƣời, ngƣời ta, đại từ
phiếm định chỉ vật gồm 2: , , đại từ phiếm định chỉ người
lẫn vật gồm 1: , đại từ phiếm định chỉ địa điểm gồm 3: đâu,
đâu đâu, [ ], đại từ phiếm định chỉ thời gian gồm 1:
và đại từ phiếm định chỉ sự tình gồm 1: sao. Các đại từ
phiếm định này có chức năng ngữ pháp rất đa dạng. Chúng có
thể làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ hay trạng ngữ trong
câu.
1.2.3. Ý nghĩa và cách dùng của lƣợng từ phiếm định trong
tiếng Việt
Lượng từ phiếm định là từ chỉ một cách khái quát về số

lượng chứ nó không cho biết chính xác là bao nhiêu. Có 37
lượng từ phiếm định, trong đó: lượng từ phiếm định chỉ số
lượng ít gồm 18: , , dăm, dăm ba, , ,
y, , , , , , , ,
, , , , lượng từ phiếm định chỉ số lượng nhiều
7

gồm 17: , , , , , ,
, , , , , ,
, , , và lượng từ phiếm định chỉ số lượng
không rõ nhiều hay ít gồm 2: bao, bao nhiêu. Các lượng từ
phiếm định vừa có thể làm chỉ định từ phiếm định để chỉ định
cho danh từ, vừa có thể làm đại từ phiếm định để làm chủ ngữ,
bổ ngữ và vị ngữ trong câu.
1.2.4. Ý nghĩa và cách dùng của quán từ phiếm định trong
tiếng Việt
Các quán từ phiếm định: các, một, những mang lại ý
nghĩa khái quát, chung chung, không cụ thể, rõ ràng cho danh
từ đứng sau nó. Nhìn chung, nó có chức năng ngữ pháp giống
như chỉ định từ phiếm định trong câu.
1.3. Chức năng ngữ dụng của từ phiếm định trong tiếng
Việt
1.3.1. Chức năng khẳng định tuyệt đối của từ phiếm định
trong tiếng Việt
Nguyễn Đức Dân [1987] cho là có 2 phương thức để thể
hiện sự khẳng định tuyệt đối. Phương thức thứ nhất là dùng từ
cũng kết hợp với các từ phiếm định như: ai, bao giờ, đâu, gì,
nào Cũng là từ có khả năng đối chiếu. Khi ta đối chiếu với
một yếu tố phiếm định tức là đối chiếu với tất cả. Do vậy, toàn
8


bộ các yếu tố có thuộc tính đều được nhắc đến. Từ đó, có thể
thấy các câu có chứa từ cũng và các từ phiếm định đều là
những câu khẳng định tuyệt đối. Phương thức thứ hai là dùng
chả/chẳng/không kết hợp với các từ phiếm định như: ai, nào
để thể hiện sự khẳng định tuyệt đối. Mặt khác, một số từ phiếm
định như: bất cứ, mọi, mỗi, tất cả cũng có chức năng khẳng
định tuyệt đối vì bản thân chúng khi đứng một mình hay khi
đứng trước các danh từ cũng đã nói lên ý nghĩa khái quát, toàn
thề, ý nghĩa tuyệt đối trong các câu có chứa chúng.
1.3.2. Chức năng phủ định tuyệt đối của từ phiếm định
trong tiếng Việt
Theo Nguyễn Đức Dân [1987], có hai phương thức để
thể hiện sự phủ định tuyệt đối:
- Dùng chả/chẳng/chưa/không kết hợp với các từ phiếm
định: ai, gì, nào.
- Dùng các tổ hợp từ: chả bao giờ, chẳng bao giờ,
chẳng ra gì, chưa bao giờ, không bao giờ, không ra gì
Chả/chẳng/chưa/không là những từ phủ định. Khi ta phủ
định từ phiếm định của một câu thì có nghĩa là ta phủ định cả
câu đó. Hay nói cách khác, phủ định một yếu tố phiếm định sẽ
là phủ định tất cả.
9

1.3.3. Chức năng chất vấn-bác bỏ của từ phiếm định trong
tiếng Việt
Nguyễn Đức Dân [1987] quan niệm rằng -
những cách sau đây:
- Trực tiếp phủ định A
- Chất vấn trực tiếp về sự tồn tại của A. Nếu A không

tồn tại, vậy thì nó sẽ bị bác bỏ.
- Chất vấn về tính có lý [về khả năng, về mục đích, về
thời gian ] sự tồn tại của A. Nếu không trả lời được về tính có
lý đó, vậy thì A sẽ không tồn tại và do đó bị bác bỏ.
Ngoài chức năng khẳng định và phủ định tuyệt đối, các
từ phiếm định như: đâu, gì, nào, sao còn thể hiện hành vi chất
vấn-bác bỏ nữa. Đây là cơ sở hình thành nên loại câu chất vấn-
bác bỏ vói các từ phiếm định này.
Cấu trúc chất vấn-bác bỏ với đâu là {có A đâu?}, với
gì: {A gì không A}, {A để làm gì?} {A không để làm gì},
với nào: {nào A có Y}, với sao : {làm sao Y được}/{Y [làm]
sao được} có hàm ý không có khả năng thực hiện Y được.
{[Tại, vì] sao lại Y} Không cần [nên] phải Y. {[Tại, vì] sao
[lại] không Y} Cần [nên] phải Y.
10

Ngoài ra, các tổ hợp từ: có ai đâu, có bao giờ đâu, có
gì đâu, đâu có gì cũng được dùng để chất vấn-bác bỏ.
Chƣơng 2: Từ phiếm định trong tiếng Anh
2.1. Quan niệm về từ phiếm định trong tiếng Anh
2.1.1. Định nghĩa từ phiếm định
Thompson [1965] đưa ra quan niệm rằng từ phiếm định
trong tiếng Anh là từ có đặc điểm phủ nhận quy chiếu cụ thể
gán cho bất kỳ thực thể hay khái niệm riêng biệt nào.
2.1.2. Các tiểu loại từ phiếm định trong tiếng Anh
Có năm tiểu loại: chỉ định từ phiếm định, đại từ phiếm
định, lượng từ phiếm định và trạng từ
phiếm định.
2.2. Ý nghĩa và cách dùng của từ phiếm định trong tiếng
Anh

2.2.1. Ý nghĩa và cách dùng của chỉ định từ phiếm định
trong tiếng Anh
Chỉ định từ phiếm định trong tiếng Anh là từ chỉ định
cho danh từ và làm cho danh từ đó trở nên phiếm định. Nó luôn
đi trước danh từ trong câu. Có 5 chỉ định từ phiếm định trong
tiếng Anh: another, any, one, other và some. Các chỉ định từ
phiếm định này luôn đứng trước danh từ để chỉ định cho danh
từ này.
11

2.2.2. Ý nghĩa và cách dùng của đại từ phiếm định trong
tiếng Anh
Carter và McCarthy [2006] nhấn mạnh rằng đại từ
phiếm định trong tiếng Anh là từ được dùng để chỉ những sự
việc mang tính khái quát, chung chung. Đại từ phiếm định có
số lượng là 15 và gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là các đại từ
phiếm định ghép có yếu tố thứ nhất là any, every, no, some
được ghép với -body, -one, -thing: anybody, anyone,
anything, everybody, everyone, everything, nobody, no one,
nothing, somebody, someone, something. Loại thứ hai là các
đại từ phiếm định: one, they, you. Các đại từ phiếm định này
thường đảm nhận chức năng ngữ pháp làm chủ ngữ, bổ ngữ và
phụ ngữ trong câu.
2.2.3. Ý nghĩa và cách dùng của lƣợng từ phiếm định trong
tiếng Anh
Lượng từ phiếm định trong tiếng Anh là từ chỉ số lượng,
nhưng lại là số lượng chung chung, không xác định, không cụ
thể là bao nhiêu. Lượng từ phiếm định có số lượng là 26, trong
đó: lượng từ phiếm định chỉ số lượng zero gồm: neither, no,
none, lượng từ phiếm định chỉ số lượng ít gồm both, each,

either, [a] few, fewer, fewest, least, less, [a] little, several,
lượng từ phiếm định chỉ số lượng nhiều: a great deal of, a
12

large amount of, a large number of, a lot of, all, every, lots
of, many, more, most, much, plenty of và lượng từ phiếm
định chỉ số lượng không rõ nhiều hay ít: enough. Lượng từ
phiếm định trong tiếng Anh có chức năng ngữ pháp rất đa dạng.
Một số có thể được dùng để chỉ định cho danh từ. Số khác được
dùng như đại từ để làm chủ ngữ, bổ ngữ hay phụ ngữ trong câu.
2.2.4. Ý nghĩa và cách dùng của quán từ phiếm định trong
tiếng Anh
Các quán từ phiếm định: a và an được dùng như chỉ
định từ phiếm định trong câu và đi trước các danh từ đếm được
ở số ít.
2.2.5. Ý nghĩa và cách dùng của trạng từ phiếm định trong
tiếng Anh
Có hai loại trạng từ phiếm định trong tiếng Anh: trạng
từ chỉ nơi chốn phiếm định và trạng từ chỉ thời gian phiếm
định. Trạng từ chỉ nơi chốn phiếm định là loại trạng từ chỉ một
nơi nào đó chưa được xác định rõ ràng. Trong khi đó, trạng từ
chỉ thời gian phiếm định không cho biết thời gian cụ thể là lúc
nào. Trạng từ phiếm định có số lượng là 16, trong đó trạng từ
phiếm định chỉ nơi chốn có 4: anywhere, everywhere,
nowhere và somewhere, trạng từ phiếm định chỉ thời gian có
13

12: always, ever, frequently, never, occasionally, often,
rarely, regularly, seldom, sometime, sometimes, usually.
2.3. Chức năng ngữ dụng của từ phiếm định trong tiếng

Anh
2.3.1. Chức năng khẳng định tuyệt đối của từ phiếm định
trong tiếng Anh
Swan [2005] lý giải rằng khi muốn khẳng định, người ta
thường dùng những từ phiếm định như: always, some,
someone, something, sometime, sometimes và somewhere
Hay nói cách khác, từ phiếm định trong tiếng Anh cũng có
chức năng khẳng định.
2.3.2. Chức năng phủ định tuyệt đối của từ phiếm định
trong tiếng Anh
Leech và Svartvik [1975] cho là một số từ phiếm định
trong tiếng Anh như: few, nobody, nowhere cũng là từ phủ
định. Do vậy, chúng cũng có chức năng phủ định. Đây là cơ sở
để hình thành nên câu phủ định với lớp từ này.
2.3.3. Chức năng chất vấn-bác bỏ của từ phiếm định trong
tiếng Anh
Leech và Svartvik [1975] và Swan [2005] giải thích
thêm rằng any và các từ thuộc nhóm của nó còn được dùng để
chất vấn-bác bỏ nữa. Đó là khi chúng xuất hiện trong câu hòi
14

có không mang tính tu từ xác định nhưng lại có định hướng bác
bỏ mạnh mẽ.
Chƣơng 3: Cách dịch từ phiếm định trong tiếng Việt
sang tiếng Anh và ngƣợc lại
3.1. Tổng quan về dịch thuật
3.1.1. Định nghĩa dịch thuật
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch thuật. Nida và
Taber [1969] quan niệm rằng dịch thuật là sự tái tạo lại trong
ngôn ngữ tiếp nhận sự tương đương tự nhiên và gần sát nhất

với thông điệp của ngôn ngữ nguồn trước hết là về nghĩa và sau
đó là về phong cách. Trong khi đó, Steiner [1998] thì cho rằng
dịch là sự chuyển di nghĩa giữa hai ngôn ngữ.
3.1.2. Lý thuyết dịch
Dolet [1540] đã xây dựng nên những nguyên tắc dịch
thuật như sau:
- Người dịch phải hiểu tường tận ý và nghĩa của tác giả
ở ngôn ngữ nguồn.
- Người dịch phải thật sự am hiểu cả ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ đích.
- Người dịch phải tránh dịch theo từng từ một vì cách
dịch nảy sẽ phá hỏng ý nghĩa cũng như nét đẹp phong cách thể
hiện trong nguyên bản.
15

- Người dịch phải sử dụng các hình thức lời nói phổ
thông.
- Người dịch phải thể hiện giọng văn sao cho phù hợp
qua cách lựa chọn từ và trật tự từ.
Fraser Tytler [1790] đã đưa ra ba nguyên tắc dịch thuật :
thứ nhất, người dịch phải truyền đạt đầy đủ nội dung của
nguyên bản. Thứ hai, văn phong và cách viết trong bản dịch
phải có cùng đặc điểm với văn phong và cách viết của nguyên
bản. Thứ ba, bản dịch phải mang tính mạch lạc của nguyên bản.
3.1.3. Tƣơng đƣơng trong dịch thuật
Theo Catford [1969], dịch là sự thay thế chất liệu văn
bản nguồn bằng chất liệu của văn bản đích trên cơ sở tương
đương về nghĩa. Trong khi đó, Nguyễn Hồng Cổn [2001] cho
rằng tương đương trong dịch thuật là sự trùng hợp hay tương
ứng trên một hoặc nhiều bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ

nghĩa, ngữ dụng giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn
và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương tiện
của dịch thuật như một quá trình giao tiếp.
3.2. Cách dịch từ phiếm định trong tiếng Việt sang tiếng
Anh
3.2.1. Nhóm từ phiếm định trong câu khẳng định tuyệt đối
Có 64 cách dịch được rút ra.
16

3.2.2. Nhóm từ phiếm định trong câu phủ định tuyệt đối
Có 48 cách dịch được rút ra.
3.2.3. Nhóm từ phiếm định trong câu chất vấn-bác bỏ
Có 36 cách dịch được rút ra.
3.2.4. Nhận xét cách dịch Việt-Anh
- Nếu như trong tiếng Việt, để thể hiện sự khẳng định
tuyệt đối thì cũng được dùng để kết hợp với ai, đâu, gì, nào
nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Anh thì không thấy có sự
xuất hiện của từ also. Điều này cho thấy trong tiếng Anh không
có một sự kết hợp tương tự như trong tiếng Việt. Hay nói cách
khác, đây chính là kiểu nói mang tính đặc thù của tiếng Việt.
- Để thể hiện sự phủ định tuyệt đối trong tiếng Việt,
người ta dùng chả, chẳng, không kết hợp với từ phiếm định.
Trong tiếng Anh cũng có sự kết hợp này. Nhưng do một số từ
phiếm định trong tiếng Anh cũng là từ phủ định, do vậy không
cần thiết phải có thêm từ phủ định nữa.
- Câu chất vấn-bác bỏ tiếng Việt với đâu, gì, nào, sao
thường được chuyển dịch sang tiếng Anh thành từ phủ định not
hoặc câu hỏi tu từ.



17

3.3. Cách dịch từ phiếm định trong tiếng Anh sang tiếng
Việt
3.3.1. Nhóm chỉ định từ phiếm định
Có 7 cách dịch được rút ra.
3.3.2. Nhóm đại từ phiếm định
Có 91 cách dịch được rút ra.
3.3.3. Nhóm lƣợng từ phiếm định
Có 65 cách dịch được rút ra.
3.3.4. Nhóm quán từ phiếm định
Có 3 cách dịch được rút ra.
3.3.5. Nhóm trạng từ phiếm định
Có 33 cách dịch được rút ra.
3.3.6. Nhận xét cách dịch Anh-Việt
- Các từ phiếm định trong tiếng Anh không phải lúc nào
cũng được dịch sang tiếng Việt thành từ phiếm định tương
đương. Có tồng cộng 39 cách dịch Anh-Việt không có sự xuất
hiện của từ phiếm định.
- Cũng có những cách dịch lệch chuẩn, đơn lẻ. Chẳng
hạn, đại từ phiếm định chỉ người trong tiếng Anh được chuyển
dịch sang tiếng Việt thành đại từ phiếm định chỉ vật.


18

3.4. So sánh đối chiếu cách dịch Việt-Anh và Anh-Việt
Qua việc so sánh đối chiếu các cách dịch Việt-Anh và
Anh-Việt, có 4 khuynh hướng dịch được rút ra:
- Từ cũng trong câu khẳng định tuyệt đối tiếng Việt

thường có khuynh hướng được dịch thành các từ chỉ lượng
mang nghĩa bao gồm trong tiếng Anh như: all, any, each và
every.
Cũng all/any/each/every
- Các từ chả/chẳng/chưa/không trong câu phủ định tuyệt
đối tiếng Việt thường có khuynh hướng được dịch thành no
trong tiếng Anh và ngược lại.
Chả/chẳng/chưa/không no
- Các từ mọi, mỗi, tất cả trong tiếng Việt thường có
khuynh hướng được dịch thành all, each và every, những từ
mang nghĩa bao gồm trong tiếng Anh và ngược lại.
Mọi/mỗi/tất cả all/each/every
- Từ bất cứ [kỳ] trong tiếng Việt thường có khuynh
hướng được dịch thành any trong tiếng Anh và ngược lại.
Bất cứ [kỳ] any
3.5. Giải thích khuynh hƣớng dịch
- Khuynh hướng dịch thứ nhất: trong tiếng Việt, để thể
hiện sự khẳng định tuyệt đối, người ta áp dụng phương thức
19

dùng từ cũng kết hợp với các từ phiếm định: ai, đâu, gì Ai là
từ chỉ người, đâu chỉ địa điểm, còn gì chỉ vật. Các từ này tự
thân chúng không có ý nghĩa khẳng định. Chỉ có từ cũng, một
từ có chức năng đối chiếu [Nguyễn Đức Dân, 1987], một từ
biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng,
trạng thái, hoạt động, tính chất [Hoàng Phê [chủ biên], 1994],
mới làm nên điều này. Khi đó, ai cũng sẽ nói đến tất cả mọi
người, đâu cũng đề cập đến hết mọi nơi và gì cũng chỉ hết mọi
vật. Trong khi đó, từ all trong tiếng Anh chỉ toàn bộ sự vật
hoặc nhóm gồm mọi thành viên, từ each chỉ mỗi thành viên

trong cùng một nhóm, nhưng qua đó cũng chỉ tất cả các thành
viên của nhóm đó, từ every chỉ mọi thành viên của một nhóm
và từ any chỉ bất kỳ thành viên nào của một nhóm hay nói theo
Swan [2005], any được dùng để nhấn mạnh ý chọn lựa tự do.
Các từ này có một đặc điểm chung là mang nghĩa bao gồm. Do
vậy, việc từ cũng được dịch sang tiếng Anh thành các từ mang
nghĩa bao gồm này là hợp lý. Tuy vậy, các tỉ lệ phần trăm rất
thấp thống kê được của phần dịch Anh-Việt ở trên cho thấy
khuynh hướng dịch này chỉ là khuynh hướng dịch một chiều
mà thôi. Hay nói cách khác, kiểu nói dùng từ cũng kết hợp với
các từ phiếm định để thể hiện sự khẳng định tuyệt đối là một
kiểu nói chỉ có trong ngôn ngữ tiếng Việt.
20

- Khuynh hướng dịch thứ hai: Trong tiếng Việt, để thể
hiện sự phủ định tuyệt đối thì dùng chả/chẳng/chưa/không kết
hợp với từ phiếm định. Theo Hoàng Phê [chủ biên] [1994], các
từ này là những từ biểu thị ý phủ định. Trong khi đó, từ phiếm
định no trong tiếng Anh còn là từ được dùng để nhấn mạnh ý
nghĩa phủ định nữa [Leech và Svartvik, 1975]. Vì vậy, việc một
từ phủ định tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh cũng thành
một từ phủ định và ngược lại thì không có gì là lạ. Và như thế,
khuynh hướng dịch thứ hai này là một khuynh hướng dịch
đúng.
- Khuynh hướng dịch thứ ba: trong tiếng Việt, từ mọi
được dùng để chỉ toàn thể sự vật, từ mỗi chỉ một cá thể bất kỳ
nào của một tập hợp, nhưng qua đó cũng chỉ chung cho tất cả
các cá thể của tập hợp đó, còn từ tất cả chỉ số lượng toàn bộ.
Các từ này làm chức năng của một chỉ định từ phiếm định trong
câu. Trong khi đó, all, each và every là những chỉ định từ

phiếm định chỉ lượng mang nghĩa bao gồm trong tiếng Anh. Vì
thế, việc mọi, mỗi, tất cả trong câu khẳng định tuyệt đối tiếng
Việt được dịch sang tiếng Anh thành những từ chỉ lượng mang
nghĩa bao gồm và ngược lại là đúng và như vậy khuynh hướng
dịch thứ ba này cũng là một khuynh hướng dịch đúng.
21

- Khuynh hướng dịch thứ tư: Trong tiếng Việt, từ bất
cứ [kỳ] biểu thị ý không có điều kiện nào, không loại trừ
trường hợp cụ thể nào. Trong khi đó, từ any trong tiếng Anh lại
biểu thị ý nhấn mạnh sự chọn lựa tự do, người nào, vật nào
cũng được. Trong câu, cả bất cứ [kỳ] và any đều đảm đương
vai trò làm chỉ định từ. Vì vậy, việc bất cứ [kỳ] trong tiếng
Việt được dịch thành any trong tiếng Anh và ngược lại là hợp
lý và như vậy, có thể khẳng định khuynh hướng dịch thứ tư này
là một khuynh hướng dịch đúng.
3.6. Những gợi ý về việc dịch từ phiếm định trong tiếng Việt
sang tiếng Anh và ngƣợc lại
- Phải xác định cho được đặc thù của mỗi ngôn ngữ vì
có như thế mới tránh được sự giao thoa ngôn ngữ, tức là hễ
thấy trong tiếng mẹ đẻ của mình sử dụng như thế nào thì gán
ghép cho ngôn ngữ mình đang học cũng phải giống như vậy.
Đặc thù của tiếng Việt là kiểu nói dùng từ cũng kết hợp với các
từ phiếm định để thể hiện sự khẳng định tuyệt đối mà không hề
thấy có một sự kết hợp tương tự như thế trong tiếng Anh. Do
vậy, khi dịch kiểu nói này sang tiếng Anh, người học được gợi
ý là không được sử dụng từ also như là một hình thức tương
đương của từ cũng mà nên dùng các từ all, any, each, every vì
đặc thù của tiếng Anh là có một số từ phiếm định mang nghĩa
22


bao gồm. Đặc thù của tiếng Việt còn thể hiện ở kiểu nói dùng
quan hệ: tập hợp-thành viên. Với kiểu nói này, khi dịch sang
tiếng Anh thì chỉ dịch khởi ngữ thôi còn chủ ngữ thì không.
- Trong tiếng Anh có rất nhiều cách khác nhau để thể
hiện sự phủ định. Ngoài từ phủ định not và các từ phiếm định
phủ định, người ta còn sử dụng các từ mang nghĩa phủ định
như without, no longer và đặc biệt là các tiếp đầu ngữ, tiếp vị
ngữ mang nghĩa phủ định. Do vậy, người học phải hết sức lưu ý
vấn đề này để dịch các câu phủ định cho đúng.
- Trong tiếng Việt, đâu, gì, nào, sao được dùng để chất
vấn-bác bỏ. Khi dịch chúng sang tiếng Anh ta có thể dùng từ
phủ định not hoặc câu hỏi tu từ.
- Với mỗi từ phiếm định, mỗi kiểu nói với từ phiếm
định trong tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều cách dịch khác
nhau, người học được gợi ý dùng cách dịch nào có tỉ lệ thống
kê cao nhất.
- Với các cách dịch lệch chuẩn, đơn lẻ: người học có thể
dịch theo những cách này nhưng phải tùy vào ngữ cảnh, vào
từng tình huống cụ thể để dịch sao cho chính xác. Và nên nhớ
là đừng để cái tôi của mình chi phối quá nhiều trong quá trình
dịch thuật. Đừng suy diễn theo cách nghĩ quá chủ quan của
23

mình mà phải cố trung thành với tác giả của tài liệu mà mình
đang dịch.
KẾT LUẬN
4.2. Những đóng góp của luận án
4.1.1. Về phƣơng diện nghiên cứu lý thuyết
- Luận án đã tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành

quả rất đáng được ghi nhận về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng của từ phiếm định trong tiếng Vi
96],

- Luận án cũng đã thống kê, sắp xếp và phân chia lại các
tiểu loại của từ phiếm định trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Luận án cũng góp phần khẳng định thêm chức năng
ngữ dụng của các từ phiếm định trong tiếng Việt và tiếng Anh:
chức năng cấu tạo câu.
- Luận án cũng góp phần khẳng định mối quan hệ hỗ
tương giữa việc nghiên cứu lý thuyết trong ngôn ngữ học và
việc ứng dụng những thành quả của việc nghiên cứu lý thuyết

Video liên quan

Chủ Đề