Dẫn chứng phi chính trị hóa quân đội ở nga

Biên phòng - Hiện nay, các thế lực thù địch và các đối tượng phản động tập trung cao độ tuyên truyền cho cái gọi là “quân đội phi giai cấp”. Chúng tận dụng mọi phương tiện truyền thông, mọi khả năng có thể nhằm đạt được mục đích để “đưa cho được” cái quan điểm, quân đội và các lực lượng vũ trang chỉ có mục tiêu duy nhất là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Chúng luận giải rằng, quân đội và các lực lượng vũ trang không phải là lực lượng mang tính giai cấp. Để có thể “ru ngủ” được lòng người, chúng lấy mô hình xây dựng quân đội của các nước như là một minh chứng cho quan điểm của mình. Vậy, bản chất thật của luận điệu trên như thế nào và nhằm mục đích gì?

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Non Nước, BĐBP thành phố Đà Nẵng giúp nhân dân sửa chữa nhà ở. Ảnh: Thành Phong

Để chống phá Đảng, Nhà nước, các thế lực thù địch, đối tượng phản động chủ yếu tập trung vào mấy mục tiêu sau: Thứ nhất là phá vỡ nền tảng tư tưởng chính trị, đó là học thuyết lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã xác định là nền tảng tư tưởng, là “kim chỉ nam” cho mọi hành động. Sau nữa là xuyên tạc, bao vây, phá vỡ nền kinh tế để làm cho nền kinh tế suy yếu dẫn đến đời sống xã hội khó khăn, gây sự bất tín trong nhân dân, từ đó, lôi kéo tạo nên những điểm nóng, lấy cớ châm ngòi cho hành động bạo loạn, lật đổ chế độ. Tận dụng những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng Đảng, Nhà nước, nhất là các tệ nạn tham ô, tham nhũng, vi phạm đạo đức của một số cán bộ các cấp, từ đó, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu, đổ đồng đội ngũ cán bộ, tạo sự nghi ngờ trong bất cứ việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng.

Song song với các mục tiêu trên, các thế lực thù địch, đối tượng phản động ra sức tuyên truyền quan điểm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Đây là thủ đoạn rất xảo quyệt và cực kỳ nguy hiểm. Quân đội, Công an và các lực lượng vũ trang khác là lực lượng chuyên chính, là sức mạnh không chỉ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Một khi quân đội và các lực lượng vũ trang khác bị “phi chính trị hóa”, đánh mất nền tảng tư tưởng, cái cốt lõi để tạo nên sức mạnh thì chắc chắn sẽ suy yếu. Khi đó, sức mạnh tư tưởng đã suy yếu, dẫn đến không còn khả năng ngăn chặn các cuộc bạo động, bạo loạn từ bên trong cũng như khả năng tấn công từ bên ngoài của các thế lực thù địch. Một khi, nền tảng chính trị không được giữ vững, sự bất ổn định trong quản lý đất nước xảy ra, các hoạt động chống đối, phá hoại có cơ hội lộ diện. Lúc đó, sức mạnh chuyên chính không được thực thi, khả năng ngăn chặn sự tấn công từ bên trong và bên ngoài sẽ bị vô hiệu hóa. Đất nước sẽ dẫn đến tình trạng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị đảo lộn, pháp luật không được thực thi, từng bước sẽ dẫn đến bạo loạn, thậm chí nội chiến và khi đó, các thế lực thù địch bên ngoài sẽ lấy cớ giúp đỡ “lực lượng tiến bộ”, tiến hành chiến tranh xâm lược, đất nước rơi vào chiến tranh và sẽ mất độc lập, tự chủ. Bản chất của cái gọi là “quân đội phi chính trị”, “quân đội phi giai cấp” chỉ là thứ ngôn ngữ hoa mỹ nhằm che đậy âm mưu toan tính lật đổ chế độ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với cách thức, thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch và đối tượng phản động mà thôi.

Quân đội của chúng ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, được nhân dân chăm lo nuôi dưỡng, với mục tiêu xuyên suốt, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc mà biết bao thế hệ ông cha đã dày công, đổ xương máu xây đắp, dựng nên. Quân đội ấy được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, cùng có chung lợi ích dân tộc, đất nước, giai cấp và nhân dân. Xây dựng quân đội kiên định về chính trị, vững mạnh về tư tưởng, chặt chẽ, trong sạch về tổ chức, có đủ sức mạnh đánh trả bất cứ hành động xâm lược nào cũng như hoạt động làm tổn hại đến sự ổn định của đời sống xã hội. Đây không chỉ là yêu cầu của Đảng mà đó là nhiệm vụ của toàn dân tộc, của nhân dân, của mọi thành phần trong xã hội và của chính quân đội.

Nhận thức đúng bản chất, nhận rõ âm mưu thủ đoạn, tường tận mọi cách thức hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động đối với quân đội cũng là biện pháp, cách thức xây dựng quân đội không ngừng tăng cường sức mạnh. Đó là sức mạnh chính trị tư tưởng, sức mạnh của niềm tin. Với sức mạnh ấy, không chỉ làm thất bại toàn diện mọi luận điểm chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, mà còn là sự khẳng định bản chất giai cấp của quân đội. Một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Một đội quân mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tóm tắt: Cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, có đấu tranh chống lại luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; đòi thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”; xây dựng quân đội “trung lập”.

Chống phá cách mạng Việt Nam là một mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Chúng đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013;… Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa quân đội” được những đối tượng này xác định là một nội dung trọng tâm. Với luận điệu “Quân đội là của quốc gia, dân tộc”, chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân, vì vậy, quân đội ta cần phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “vì quốc gia dân tộc”, “vì nhân dân” trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Chúng cho rằng quân đội phải “đứng ngoài chính trị”; quân đội cần phải “trung lập”, “đứng giữa”, không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào,v.v.. Từ đó, đấu tranh phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ở nước ta là một yêu cầu, một nội dung đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong quá trình xây dựng quân đội nước ta về chính trị.

Cần phải khẳng định rằng, Quân đội nhân dân Việt Nam không thể “phi chính trị hóa” vì một số lý do sau:

Thứ nhất, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong thời kỳ quá độ tất yếu còn tồn tại chuyên chính vô sản, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” [1]. Bởi ở thời kỳ này, xã hội còn phân chia giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục, vẫn còn các lực lượng mưu toan phục hồi chế độ cũ, vẫn còn âm mưu xâm lược của các thế lực đế quốc. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động cần có nhà nước của mình để trấn áp lực lượng phản cách mạng, trấn áp bọn phá hoại trật tự xã hội mới và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu. Mà theo V.I.Lênin: “Chuyên chính là một chính quyền nhà nước trực tiếp dựa vào bạo lực. Bạo lực ở thế kỷ XX này, cũng như nói chung ở thời đại văn minh, không phải là quả đấm, cũng không phải là cái dùi cui nữa mà là quân đội” [2]. Điều đó cho thấy hiện nay ở Việt Nam, quân đội vẫn là lực lượng chủ yếu bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Về nguyên tắc, Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, chúng ta không chấp nhận luận điệu “Đảng không nắm quân đội” và để quân đội trung lập.

Thứ hai, bài học từ thực tiễn một số nước “phi chính trị hóa” quân đội.

Ở Liên Xô, trong thời gian M.Gorbachev làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã từ bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin; xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho quân đội Liên Xô bị “phi chính trị hóa” và dẫn đến bị vô hiệu hóa. Chỉ trong khoảng hai năm từ 1987-1989, gần 50% cán bộ cơ quan chiến lược của quân đội và khoảng 30% tướng lĩnh bị cho ra quân, trên 100 cán bộ lãnh đạo chính trị cấp chiến dịch-chiến lược bị cách chức với lý do “tư tưởng bảo thủ, yếu kém, không ủng hộ cải tổ”. Ngày 29/8/1991, M.Gorbachev ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị và từ 01/9/1991 chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong Quân đội Liên Xô. Bi kịch “phi chính trị hóa” xảy ra đã khiến Quân đội Xô Viết, một quân đội hùng mạnh từng đánh bại chủ nghĩa phát xít, với gần 4 triệu quân thường trực, vũ khí trang bị rất hiện đại bỗng chốc mất phương hướng chiến đấu, không biết phải bảo vệ mục tiêu nào trong “thảm họa chính trị” tháng 8/1991 dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Trong thời gian gần đây, một số cuộc đảo chính ở các nước do quân đội các nước thực hiện đã dẫn đến sự bất ổn về chính trị - xã hội và làm suy yếu đất nước như ở Thái Lan, Myanma,v.v.. cho thấy bài học đắt giá khi thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội; càng giúp chúng ta hiểu hơn lời dạy của V.I.Lênin: Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, “quân đội không thể và không nên trung lập” [3].

Thứ ba, lịch sử đã kiểm nghiệm và khẳng định những thành tựu của quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam đã là quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhưng mang bản chất giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau 78 năm thành lập, quân đội ta đã cùng nhân dân đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, lập nên những kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục đích chính trị tự thân, mà là thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Để đấu tranh bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, giữ vững sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội cho phù hợp với tình hình mới, kiện toàn hệ thống và nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong quân đội.

Thứ hai, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chủ động đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho mọi quân nhân, tạo ra sự “miễn dịch” cần thiết, tăng sức “đề kháng” để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng quân đội, đảm bảo quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân, có đủ sức mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, có đủ khả năng hoàn thành xuất sắc phận sự trung thành trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống.

Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, chống quan điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị” là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội cách mạng. Đó là quá trình xây dựng và đấu tranh liên tục, xuyên suốt các bước trưởng thành, lớn mạnh của quân đội cách mạng, đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách,v.v.. trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh./.

Chủ Đề