Đánh giá năng lực đọc hiểu câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Chuyện cổ tích là món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu cho trẻ nhỏ. Bởi những điều hay, bài học cuộc sống sẽ được bố mẹ truyền tải cho bé thông qua nội dung của chuyện. Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ. Xem bài viết để được bật mí từ đó giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để giải thích cùng con trẻ. 

Cô bé quàng khăn đỏ - câu chuyện cổ tích lý thú

Các bậc cha mẹ trên toàn thế giới rất tin tưởng để đọc những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Trong đó, cô bé quàng khăn đỏ là một câu chuyện quen thuộc mà các bé rất thích thú khi lắng nghe. Tại Việt Nam, chúng không chỉ được kể chuyện trước khi đi ngủ mà còn được dạy tại các trường học mầm non cho các bé.

Cô bé quàng khăn đỏ là câu chuyện bổ ích

Chuyện kể về một cô bé có chiếc khăn quàng đỏ xinh được mẹ nhờ mang bánh đến cho người bà của mình. Trên đường đi, cô bé hồn nhiên đã sa bẫy con sói già lưu manh đội lốt thân thiện. Cô bé đã quên lời mẹ mà tiết lộ địa điểm mình ghé qua. 

Con sói này đã nhanh chí đến trước cô bé và nuốt bà ngoại vào bụng. Sau đó, hắn còn nằm lên giường giả danh bà ngoại để cô bé nhẹ dạ cả tin. May mắn thay người thợ săn đã đến rạch bụng cứu cô bé cùng bà ngoại và tiêu diệt sói già gian ác.

Ý nghĩa và bài học từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Không đơn thuần chỉ là câu chuyện giúp bé đi vào giấc ngủ ngon, truyện cổ tích cô bé quàng khăn đỏ còn mang đến những bài học rất bổ ích. Những truyện đọc cổ tích sẽ là thuốc bổ tinh thần giúp con phát triển trí não toàn diện. Mỗi câu truyện sẽ là bài học trong cuộc sống giúp bé nhìn nhận và học tập theo. Hơn thế, các bậc phụ huynh sẽ có giải pháp cai nghiện điện thoại, đồ chơi điện tử cho bé yêu. Một vài bài học ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện này được kể đến như:

Bài học dạy trẻ ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ

Trẻ con là đối tượng rất dễ bị dụ dỗ. Bởi vậy mà cha mẹ luôn lo sợ khi bé ra ngoài một mình. Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ là bài học quý giá cho bé yêu phải lễ phép, nghe lời cha mẹ. Đặc biệt, trẻ con không được cãi lời cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo. 

Nếu không ngoan ngoãn, hậu quả nhận được thật khó lường. Giống như cô bé trong câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Do cô bé làm trái lời  mẹ dặn không được la cà trong rừng đã khiến cô phải đối diện với nguy hiểm, sự xâm hại của kẻ xấu. Hậu họa là cô bé và cả người bà của mình đã bị sói già nuốt chửng vào bụng.

Dạy con phân biệt người tốt, người xấu

Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ là bài học kinh nghiệm sống cho bé và cũng là lời cảnh tỉnh cho cha mẹ. Phụ huynh cần phải chỉ dạy cho bé cách để phân biệt người tốt và người xấu. Bên cạnh đó, cách xử lý khi gặp kẻ xấu như thế nào để bảo vệ bản thân cũng rất cần thiết cho trẻ. 

Câu chuyện đơn giản rằng nếu bé biết cảnh giác, không tiếp xúc với người lạ chắc chắn sẽ không bị sói già gian ác nắm được mục đích của chuyến đi để làm điều ác. Cô bé cũng nên cẩn thận khi nhận ra sự khác thường của người bà để có được những quyết định tránh xa tốt hơn cho bản thân.

Dạy bé phân biệt người tốt, xấu

Bài học cảnh giác trước người lạ

Hình tượng chó sói già độc ác được đưa vào câu chuyện cổ tích là đại diện cho người xấu, thành phần lười lao động chỉ thích ăn sẵn mà không chịu làm việc. Ý đồ của câu chuyện chính là lên án những con người xấu xa, giả nhân nghĩa để chiếm được cảm tình, niềm tin của người khác. Nhất là với những con người xa lạ, không quen biết, trẻ cần phải tránh thật xa. 

Bài học và tấm gương người tốt việc tốt

Nếu sói già đại diện cho người xấu thì bác thợ săn là đối tượng người tốt việc tốt mà bố mẹ có thể giúp bé yêu có thêm kiến thức sống. Những người tốt luôn sẵn sàng cứu giúp người gặp hoạn nạn dù có nguy hiểm đến đâu. Trong câu chuyện, cô bé và bà ngoại đã được “tái sinh” một lần nữa nhờ sự cứu giúp của bác thợ săn.

Bác thợ săn là tấm gương người tốt

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được may mắn. Chính vì thế mà cha mẹ luôn phải dặn dò bé không được nghe lời dụ dỗ để mắc bẫy đối tượng xấu.

Không được la cà, đi đến nơi về đến chốn 

Bài học đắt giá cho các bé yêu là tuyệt đối phải ngoan ngoãn nghe lời người lớn trong nhà và không nghe theo người lạ. Khi đi học, đi chơi bé phải về đúng giờ, không la cà dọc đường để tránh tạo cơ hội cho người xấu gây chuyện.

Người xấu, kẻ lười biếng phải chịu hậu họa khôn lường

Những câu chuyện cổ tích luôn đem lại những bài học cuộc sống có ý nghĩa nhân văn cao. Cô bé quàng khăn đỏ cũng không phải ngoại lệ. Người tốt chắc chắn sẽ gặp may mắn và người xấu nhất định phải gánh chịu hậu quả khó lường. 

Kẻ xấu, lười biếng chắc chắn gánh chịu hậu quả khôn lường

Những người có lối sống bất chính, lười lao động và luôn muốn hưởng thành quả sẵn đều sẽ phải thất thế trước người tốt. Cụ thể trong câu chuyện, sói giá đã phải bỏ mạng trước nòng súng của bác thợ săn. Chuyện cổ tích này cũng là nguồn động lực cổ vũ bé chăm chỉ học tập, rèn luyện, không lười biếng.

Các câu chuyện cổ tích cô bé quàng khăn đỏ đều đưa đến một kết cục tốt đẹp cho nhân vật. Ẩn chứa sâu xa là những bài học cuộc sống ý nghĩa mang đến cho bậc phụ huynh và các bé yêu. Hy vọng ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ được bật mí trên đây sẽ là bí quyết giúp cha mẹ nuôi con tốt hơn!

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Với quá trình đọc hiểu, trẻ cần đưa ra các ý tưởng của mình về ý nghĩa của văn bản. Trẻ thực hiện việc này bằng cách vận dụng kiến thức nền để phân tích, tổng hợp thông tin. Sở hữu khả năng đọc hiểu tốt đồng nghĩa với việc, trẻ diễn giải được cả về nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ của văn bản. Từ đó, tăng cơ hội nâng cao cấp độ tư duy. Nếu kiến thức nền hạn chế thì trẻ càng cần phải tìm hiểu nghĩa ẩn dụ bằng cách đọc kỹ văn bản hơn nữa.

Nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ khi đọc hiểu [Ảnh: naeyc]

Theo Keene và Zimmermann [1997], có 7 phương pháp quan trọng mà trẻ có tư duy cấp độ cao khi đọc hiểu cần nắm vững:

Bạn cần hướng dẫn trẻ mỗi phương pháp trên theo cách trực tiếp, cụ thể, rõ ràng. Khi trẻ thuần thục cả 7 phương pháp, trẻ sẽ xử lý văn bản ở cấp độ đọc hiểu cao nhất.

Moore và đồng nghiệp [2003] đã chỉ ra rằng, cần đặc biệt chú ý dạy trẻ 8 kỹ năng đọc hiểu quan trọng sau:

  • Liên hệ giữa văn bản và những kiến thức, trải nghiệm đã biết
  • Xem trước và đưa ra dự đoán để cải thiện khả năng đọc hiểu
  • Tổ chức, sắp xếp thông tin vào các mục/khung phù hợp
  • Có thể nghe, nhìn, cảm nhận, ngửi, nếm những gì được mô tả trong văn bản in
  • Tự theo dõi, giám sát độ đọc hiểu của mình
  • Nhận định văn bản bằng tư duy phản biện
  • Hình thành các ý kiến nhận xét, đánh giá về văn bản
  • Ứng dụng kiến thức thu được từ văn bản vào những tình huống mới

Chi tiết các phương pháp nâng cao cấp độ cao cho trẻ khi đọc hiểu

Đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn

Hoạt động đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn [DR-TA] do Stauffer phát triển năm 1969. Người lớn [giáo viên/cha mẹ] dẫn dắt trẻ qua quá trình tìm hiểu mục đích của tác giả, đưa ra dự đoán, đặt câu hỏi và làm rõ các điểm trong văn bản. Ngoài đọc hiểu, cách tiếp cận này có thể được áp dụng trong tất cả lĩnh vực nội dung khác, bao gồm khoa học, toán học, nghệ thuật ngôn ngữ.

Ảnh: mrs. mcfadden’s classroom blog

1. Bước 1:

Trước hết, trẻ bắt đầu bằng việc xem xét tiêu đề câu chuyện hoặc phần truyện chuẩn bị đọc. Từ thông tin này, trẻ đưa ra dự đoán về nội dung câu chuyện.

2. Bước 2:

Sau đó, người lớn đọc to cho trẻ và dừng ở những điểm nhất định. Bao gồm:

  • tựa đề phụ
  • kết thúc mỗi chương
  • điểm cao trào của câu chuyện.

Tại mỗi điểm dừng này, người lớn đặt câu hỏi mở để khơi gợi dự đoán hoặc ý kiến của trẻ về văn bản.

Với phương pháp đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn của người lớn, trẻ học được cách làm rõ suy nghĩ của mình dựa trên nội dung trong văn bản. Còn người lớn, thông quan lắng nghe ý kiến, khả năng lập luận, kiến thức nền, quan điểm của trẻ, sẽ biết nhiều điều hơn về trẻ. Từ đó, họ có thể đưa ra điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ trẻ tốt hơn.

Gợi ý một số hoạt động cụ thể để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ

1. Những bức thư từ trái tim

  • Đề nghị trẻ viết một bức thư về một khía cạnh nào đó của cuốn sách.
  • Bức thư có thể được gửi cho tác giả, một nhân vật lịch sử, một nhân vật trong sách.
  • Trẻ có thể viết thư từ góc nhìn của chính mình hoặc của một nhân vật khác.
  • Một trong 4 cấp độ cao trong thang phân loại của Bloom – ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá – nên được thể hiện trong thư.

    Ảnh: Essay Service rkorakot.me

2. Lựa chọn và bày tỏ quan điểm

  • Giao cho trẻ nhiều bài viết về một chủ đề cụ thể, trong đó diễn tả 2 mặt của vấn đề.
  • Trẻ cần đọc các bài viết, ghi chép vắn tắt những điểm chung giữa 2 mặt đó.
  • Sau đó, trẻ sẽ chọn một mặt và viết một bài luận giải thích tại sao lại chọn mặt đó.

3. Viết kịch bản

  • Chọn một cảnh/tình huống trong một câu chuyện.
  • Đề nghị trẻ phát triển thành một kịch bản.
  • Nếu có nhóm trẻ, hãy để trẻ biến kịch bản đó thành một vở diễn.

4. Phim và truyện

  • Tìm một cuốn tiểu thuyết hay một văn bản lịch sử đã được dựng thành phim.
  • Cho trẻ xem bộ phim và đọc sách/văn bản đó.
  • Đề nghị so sánh 2 phiên bản với nhau.

Trong trường hợp bạn dùng văn bản lịch sử, hãy xem trẻ có thể tìm ra các chi tiết không chính xác hoặc đã được cải biên trong bộ phim được không.

5. Ghi nhật ký

Đề nghị trẻ ghi nhật ký về “một ngày trong đời của…”. Hoạt động này phù hợp để áp dụng khi đọc hiểu nội dung về nhân vật lịch sử, người nổi tiếng…

6. Khác biệt giữa các phiên bản của cùng một câu chuyện

  • Đề nghị trẻ nhớ lại một câu chuyện mà gần như ai cũng biết, ví dụ “Cô bé quàng khăn đỏ” hay “Goldilocks”.
  • Sau đó, trẻ liệt kê ra các địa điểm, nhân vật, sự kiện trong truyện.
  • Đọc lại câu chuyện. Để trẻ cập nhật lại danh sách trên, xem mình có bị sót thứ gì không.
  • Bạn cũng có thể đề nghị trẻ đọc 2-3 phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Trẻ cần chỉ ra các điểm khác biệt giữa những phiên bản ấy.

    Ảnh: Mrs. de Jager’s class

7. Biểu tượng của sách

  • Đề nghị trẻ lựa chọn ra 5 vật biểu trưng cho cuốn sách trẻ vừa đọc.
  • Giới thiệu những biểu tượng đó và lý do tại sao trẻ lại chọn chúng.

8. Tự sáng tạo cuốn sách của riêng mình

Đề nghị trẻ đọc một cuốn sách, sau đó, tạo ra câu chuyện của chính mình. Trẻ sẽ sử dụng mẫu như cuốn sách gốc, từ đó phát triển thêm nội dung. Những cuốn sách độc đáo này có thể được dùng làm quà tặng vô cùng ý nghĩa.

Tham khảo từ ASC.org

> Tư duy cấp độ cao là gì và cách trả lời để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ

> Tham khảo các kỹ năng/phương pháp đọc hiểu khác

Video liên quan

Chủ Đề