Đánh giá tốt việc sinh hoạt hè năm 2024

(Cadn.com.vn) - Năm nào cũng vậy, nghỉ hè, các trường phổ thông thường phát cho mỗi học sinh một giấy giới thiệu sinh hoạt hè tại địa phương. Đây là dịp các em được giao về địa phương quản lý, sinh hoạt vui chơi bổ ích sau 9 tháng học tập ròng rã. Thế nhưng, gần một tháng mùa hè đã trôi qua, những buổi sinh hoạt hè ngày càng vắng vẻ ở rất nhiều địa phương bởi nhiều lý do. Nội dung sinh hoạt hè thường địa phương giao cho tổ chức Đoàn, Hội thanh niên. Đến hẹn lại lên, các em được sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại... Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có sự đầu tư về việc này. Có nơi, năm nào cũng chừng ấy trò chơi và bài hát vốn đã quá quen thuộc với các em trong nhà trường.

Có em lại than phiền: “Gọi là sinh hoạt hè nhưng cũng chỉ là mấy cuộc họp tập trung các bạn thanh thiếu niên ở địa phương. Chưa có những hoạt động thiết thực, sinh động lôi cuốn”. Thực tế, ở nhiều nơi, nhất là ở các thành phố, mùa hè đối với nhiều học sinh lại là học kỳ ba căng thẳng. Gọi là ba tháng hè nhưng hầu như các em chỉ được nghỉ khoảng hai tuần, sau đó lại lo chuẩn bị học hè, học thêm, nhiều em học đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi. Và tất nhiên với những em này, việc tham gia sinh hoạt hè là điều không thể. Xem ra, việc sinh hoạt hè đang ngày một xa rời với các em. Phải thừa nhận rõ ràng rằng: Dù khách quan hay chủ quan thì một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho học sinh chán sinh hoạt hè là do việc tổ chức hoạt động hè còn quá đơn điệu, hình thức chưa linh hoạt còn nội dung thì nghèo nàn, không hấp dẫn để thu hút các em.

Đánh giá tốt việc sinh hoạt hè năm 2024

Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động dã ngoại, rèn luyện sức khỏe trong dịp hè. Ảnh: THẢO NGUYÊN

Việc đưa học sinh vào các hoạt động Đoàn, Đội tại địa phương trong dịp hè là cần thiết. Tuy nhiên khi bế giảng năm học, nhiều trường cấp cho mỗi học sinh một tờ giấy sinh hoạt hè coi như bàn giao trách nhiệm quản lý các em cho địa phương, yêu cầu sau ba tháng hè các em phải nộp lại giấy cho nhà trường có xác nhận của địa phương “đã tham gia sinh hoạt hè” là được, không cần biết học sinh đó tham gia sinh hoạt thật hay không và hiệu quả ra sao. Do đó, nhiều em học sinh bằng cách này, cách khác để nhờ Đoàn thanh niên địa phương xác nhận là có đi sinh hoạt nhưng thực tế thì chẳng đi ngày nào cả. Để việc sinh hoạt hè tốt hơn thì nhà trường nên phối hợp với Đoàn thanh niên cơ sở. Và để các em không lẩn tránh sinh hoạt hè, nhà trường có thể đưa kết quả sinh hoạt hè vào việc xét hạnh kiểm của học sinh.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là Đoàn thanh niên cơ sở cần tổ chức hoạt động hè một cách thiết thực, sinh động hơn để lôi cuốn các em tham gia. Các bậc phụ huynh nên nhận thức một cách đầy đủ hơn về sự cần thiết cho con em mình tham gia vào các hoạt động hè ở địa phương. Những hoạt động bổ ích, thú vị của việc sinh hoạt hè được xem là bài học “chơi mà học” đáng nhớ của các em mỗi dịp hè về. Những say mê, náo nức ấy sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng của các em, tạo cho các em một tinh thần phấn khởi để tiếp tục bước vào năm học mới.

LTS: Hiện nay, các trường đang tập trung kiểm tra, đánh giá kết quả học kỳ II, chuẩn bị tổng kết năm học 2015-2016, cho học sinh nghỉ hè.

Để quản lý tốt học sinh, nhiều Sở GD&ĐT bắt đầu chỉ đạo các nhà trường trong toàn tỉnh phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội ở địa phương tổ chức tốt công tác bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương.

Từng tham gia nhiều cuộc họp Ban chỉ đạo hoạt động hè của Thành phố Quảng Ngãi và qua quá trình thực tiễn ở trường học, công tác Đoàn thanh niên, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc có một vài đề xuất sau đây với mong muốn hoạt động hè dành cho đối tượng học sinh trên cả nước thật sự hiệu quả, có giá trị giáo dục tốt.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Bàn giao học sinh, đội viên, đoàn viên ở các trường học về địa phương sinh hoạt hè là một nhiệm vụ thường xuyên của các Ban chỉ đạo hoạt động hè của quận, thị (huyện), phường (xã) và nhà trường khi kết thúc năm học.

Thông qua hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và địa phương (đoàn thanh niên xã, phường) trong quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian nghỉ hè.

Cách thức, hình thức tổ chức bàn giao học sinh phải được tiến hành chu đáo, thiết thực, hiệu quả, nêu rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường và địa phương trong quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hè.

Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương, hiệu quả đến đâu? (Ảnh: tinhdoannghean.vn)

Các Ban chỉ đạo hoạt động hè luôn đặt ra yêu cầu đảm bảo tất cả học sinh, đội viên, đoàn viên được bàn giao về sinh hoạt hè tại địa phương.

Tuyệt đối không để học sinh tự do, không có tổ chức đoàn thể và chính quyền, gia đình quản lý; không để học sinh vi phạm pháp luật của nhà nước, không để xảy ra tai nạn, thương tích, đuối nước…, các hoạt động cá nhân tự phát gây ra trong dịp hè.

Chương trình kế hoạch hoạt động, các tiêu chí rèn luyện đội viên, đoàn viên, thành niên học sinh trong hè phải được các tổ chức Đoàn (ở xã, phường, quận, huyện) chuẩn bị, xây dựng một cách cụ thể, phù hợp, có sức thu hút, lôi cuốn các em tham gia.

Đánh giá tốt việc sinh hoạt hè năm 2024

(GDVN) - Mới nghỉ hè vài tuần mà gặp đứa nào đứa ấy đen nhẻm, quần áo sốc sếch, cáu bẩn, tanh nồng mùi mực cá, trông thật đến tội.

Sau mấy tháng nghỉ hè trở lại trường học có nhận xét, đánh giá quá trình sinh hoạt hè tại địa phương (theo mẫu quy định của Trung ương Đội, Đoàn thanh niên), kết quả sinh hoạt hè là một trong các tiêu chí để xếp loại rèn luyện học sinh.

Có thể nói, công tác chỉ đạo của ngành giáo dục, của các địa phương, của các Ban chỉ đạo cũng như chương trình, kế hoạch hoạt động hè cho học sinh của tổ chức Đoàn, Đội được triển khai khá đầy đủ, kịp thời.

Vấn đề quan trọng nhất, quyết định là nằm ở khâu thực hiện, đánh giá của các tổ chức Đoàn xã, phường và nhà trường.

Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức Đoàn xã, phường đã tổ chức hoạt động hè cho học sinh rất bài bản, chặt chẽ, nghiêm túc, có nhiều nội dung sinh hoạt thiết thực, bổ ích; thu hút, tập hợp được mọi đối tượng tham gia như kỹ năng sinh hoạt tập thể, làm việc theo nhóm, hoạt động tình nguyện, bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh….

Một nhóm học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Nghiêm thuộc phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi nhận xét:

“Chúng em tham gia hoạt động hè ở tại địa phương được nhiều năm rồi. Tụi em rất thích, trông đến ngày nghỉ hè, sớm được tập trung tại trụ sở của phường này, được các anh, chị đoàn viên ở đây tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lý, lứa tuổi chúng em.

Các anh, chị nhiệt tình, chỉ dẫn kỹ lưỡng, chu đáo, chúng em học hỏi, có thêm nhiều kỹ năng sống cần thiết cho bản thân

.”

Nắm bắt được yêu cầu của học sinh, phụ huynh và tính cần thiết về kiến thức và kỹ năng bơi lội, vài năm nay trở lại đây Thành Đoàn và Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đã chủ động tổ chức, phối hợp mở các lớp dạy học bơi miễn phí, thu hút nhiều đối tượng học sinh, thanh thiếu tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những nơi làm tốt, có trách nhiệm, lôi cuốn, ràng buộc được các em hoạt động thì vẫn còn không ít tổ chức đoàn xã, phường làm chưa tốt, còn hời hợt, qua loa, hình thức sinh hoạt nghèo nàn, các em đến hoạt động được hơn 1 tiếng đồng hồ rồi nghỉ luôn, không có ngày hẹn gặp lại trong cả mấy tháng hè, vào đầu năm học cũng chẳng có giấy, phiếu đánh giá, nhận xét gì gửi lại cho nhà trường, phụ huynh.

Trao đổi với một số cán bộ đoàn ở Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Bình Thuận, các anh, chị chia sẻ thêm:

“Hoạt động hè của học sinh giao cho tổ chức Đoàn, Đội ở địa phương là đúng rồi.

Ngoài cái hạn chế về năng lực tổ chức của cán bộ Đoàn, cái khó khăn, hạn hẹp về kinh phí hoạt động, chúng tôi còn trăn trở, lo lắng về sự thiếu quan tâm, nhận thức đơn giản của phụ huynh và ý thức, thái độ yếu kém khi tham gia của nhiều học sinh, đặc biệt học sinh, đoàn viên bậc THPT.

Những điểm tệ này đang là “vật” cản trở đến hiệu quả, tác động, ý nghĩa của hoạt động hè dành cho các em học sinh

.”

Từng tham gia nhiều cuộc họp Ban chỉ đạo hoạt động hè của Thành phố Quảng Ngãi và qua quá trình thực tiễn ở trường học, công tác Đoàn thanh niên, tôi có mấy ý kiến, đề xuất sau đây với mong muốn hoạt động hè dành cho đối tượng học sinh trên cả nước thật sự hiệu quả, có giá trị giáo dục tốt:

Thứ nhất, từng năm, các Ban chỉ đạo, các tổ chức Đoàn nên có đổi mới, cải tiến nội dung và cách thức hoạt động theo hướng tinh gọn, chỉ cần chọn từ 1 đến 2 nội dung để làm, tránh ôm đồm, dàn trải quá nhiều (để lấy thành tích, bản báo cáo cho đẹp).

Ví dụ, năm nay, tập trung vào hướng dẫn, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước, thiên tai; năm sau gắn với phong trào vệ sinh, môi trường, nói không với thực phẩm bẩn…

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, trách nhiệm của phụ huynh thấy được ý nghĩa, giá trị khi con em tham gia hoạt động hè tại địa phương cần có cách tăng cường, đẩy mạnh trong thời điểm gần cuối năm học.

Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đưa nội dung này ở cuộc họp phụ huynh cuối năm. Đoàn, Đội nhà trường dành vài tiết tập trung, quán triệt và cho ký cam kết, ràng buộc đến từng học sinh và phối hợp tốt với tổ chức Đoàn xã, phường để thông báo, theo dõi, quản lý, nhắc nhở.

Thứ ba, trong cuộc họp nào cũng vậy, tôi nhận thấy “bài ca” về thiếu nguồn kinh phí hoạt động luôn được mổ xẻ, đề cập nhiều nhất, tốn kém thời gian nhất.

Mỗi nơi, mỗi kiểu. Tổ chức đoàn xã, phương phụ thuộc nhiều vào “độ kết” hay không của Chủ tịch UBND.

Chính vì vậy, lãnh đạo các huyện, thị, quận, thành phố, ngay từ đầu năm, khi phân bổ ngân sách, cần rạch ròi cụ thể từng gói, trong đó có gói kinh phí dành cho hoạt động hè (trên cơ sở thực tế của hoạt động và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương) để anh, chị, em, tổ chức đoàn xã, phường luôn yên tâm từ khâu lên kế hoạch đến tổ chức, thực hiện.