Danh sách hỗ trợ đợt 3 phường hiệp bình chánh

Có khoản để đóng tiền thuê nhà

“Ủa, gia đình chị được nữa hả em? Mừng quá, vậy là kỳ này có tiền đóng cho chủ nhà trọ rồi” - chị Thạch Thị Rát [tổ 3, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh] ngạc nhiên khi được báo có tên trong danh sách duyệt chi hỗ trợ đợt 3. Quê ở tỉnh Trà Vinh, chị Rát đến TPHCM làm việc rồi lập gia đình, có ba con. Chồng chị không may bị tai biến cách đây mười năm, mất sức lao động, chỉ quanh quẩn trong nhà. Thu nhập chính của gia đình trông vào nghề dọn dẹp nhà cửa theo giờ của chị với thù lao 50.000 đồng/giờ.

Người dân tại phường 14, quận 10, TPHCM trật tự nhận hỗ trợ đợt 3 từ ngày 1 đến 3/10 - Ảnh: Quốc Ngọc

Từ đầu tháng 5/2021, khi quận Gò Vấp - nơi chị Rát làm việc - xuất hiện chuỗi lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, chị Rát ở nhà đến nay. “Mấy tháng nay, gia đình tôi sống nhờ chính quyền cho gạo. Tôi cũng nhận đủ hai đợt hỗ trợ, tổng cộng 3 triệu đồng. Bà con lối xóm có gì cho nấy. Chủ nhà trọ cũng giảm tiền thuê nhà từ 2,5 triệu đồng xuống còn 1,5 triệu đồng/tháng nhưng do không có thu nhập nên từ hai tháng nay, tôi phải xin khất, đợi đến lúc đi làm lại sẽ trả. Gia đình tôi luôn biết ơn sự hỗ trợ quý giá của chính quyền, bà con” - chị Rát xúc động.

Không thuộc diện nhận hỗ trợ đợt 1 và 2 nên khi nhận được gói hỗ trợ lần 3, gia đình anh Lê Xuân Huy [phường Đông Hưng Thuận, quận 12] rất mừng. Ngày 1/10, cán bộ phường đã đến nhà anh, mời cả bốn thành viên gồm anh Huy, vợ và hai con ra nhận tiền. Trước đó, vợ chồng anh buôn bán văn phòng phẩm tại nhà. Khi dịch bùng phát, anh phải đóng cửa tiệm, cuộc sống gia đình anh trở nên khó khăn. “Đây là lần đầu tiên trong đợt dịch này, tôi được nhận tiền hỗ trợ, tổng cộng 4 triệu đồng. Đối với gia đình tôi, khoản tiền này giống như món quà mừng tết” - anh Huy nói.

Nhanh chóng phát tiền hỗ trợ cho dân 

Ông Hà Tuấn Phương - Chủ tịch UBND phường 14, quận 10 - cho biết, trong đợt 3, UBND phường lên danh sách 11.124 người nhận hỗ trợ với tổng tiền hơn 11 tỷ đồng. Để lập danh sách, UBND phường thành lập 12 tổ công tác ở 12 khu phố để rà soát đối tượng. Trên cơ sở đó, UBND phường tiếp nhận, rà soát lần nữa và gửi về cho Công ty Phần mềm Quang Trung để rà, lọc những người không thuộc đối tượng được hỗ trợ, sau đó tổ chức họp hội đồng xét duyệt, có sự tham dự đầy đủ của ban, ngành, đoàn thể, ban điều hành 12 khu phố rồi gửi về UBND quận xem xét. Để việc phát tiền đợt 3 kịp thời và khoa học, UBND phường đã thành lập 12 tổ phát tiền, mỗi tổ gồm cán bộ chuyên trách, người lao động, hệ thống chính trị khu phố, tổ dân phố, bộ đội, công an, bảo vệ dân phố và tình nguyện viên.

Theo chỉ đạo của UBND TPHCM, các địa phương thực hiện thủ tục phát tiền qua ứng dụng trên điện thoại di động. Tuy nhiên, do ứng dụng quá tải, thường xuyên xảy ra sự cố nên UBND phường 14 đã chủ động cho các tổ phát phiếu để người dân điền đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết để tải lên app [ứng dụng] sau đó, giúp người dân không phải chờ đợi nhiều. Ông Hà Tuấn Phương nói: “Chúng tôi cố gắng hoàn thành việc phát tiền trong vòng ba ngày đầu tháng Mười dù số người trong danh sách rất đông. Trong hai đợt trước, UBND phường cũng đã chi hỗ trợ cho hơn 4.500 dân”.

Ông Lê Văn Cường - Bí thư Đảng ủy phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 - cho hay, khi dịch COVID-19 bùng phát, Đảng ủy, UBND phường quan tâm chỉ đạo, vận động mọi nguồn lực để hỗ trợ tất cả người dân gặp khó khăn. Tính đến nay, UBND phường đã chi xong tiền hỗ trợ đợt 1 và 2 cho 6.854 lượt người với số tiền hơn 20,56 tỷ đồng, đạt 92,29%; chi cho 9.867 hộ khó khăn trong tổng số 10.000 hộ với số tiền hơn 14,3 tỷ đồng. Với gói hỗ trợ đợt 3, UBND phường lập danh sách 68.755 người đủ điều kiện được hỗ trợ và đã chi cho 33.500 người với tổng tiền 33,5 tỷ đồng, đạt 48,72%.

Ông Trần Vũ Hữu Duy - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh - cho biết, với gói hỗ trợ đợt 3, UBND xã lập danh sách bước đầu hơn 147.000/163.000 người gồm cả thường trú, tạm trú, lưu trú tại thời điểm lập danh sách: “Đây có thể coi là gói hỗ trợ có độ bao phủ toàn bộ xã, với số người sẽ nhận hỗ trợ tăng gấp nhiều lần so với số người nhận gói đợt 2 và đợt 1”. Với phương châm “không để sót, không để trùng, không để sai đối tượng”, làm tới đâu, UBND xã đều công khai thông tin cho người dân các ấp, tổ biết. 

Ông nói: “Ngay trong ngày 6/10, chúng tôi phát gói hỗ trợ đến từng nhà dân. Do xã có đông nhân khẩu nên chúng tôi đã thành lập 40 tổ công tác, huy động cả hệ thống chính trị để đưa gói hỗ trợ đến tay người dân một cách nhanh nhất, phấn đấu đến ngày 15/10 sẽ phát cho 100% người được lập danh sách”. 

Vẫn còn tình trạng “nơi có, nơi chưa”

Ông Nguyễn Văn Tám [ấp 1, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh] cho biết, trong đợt 2, gia đình ông nhận được 1,2 triệu đồng và một túi an sinh với đầy đủ nhu yếu phẩm; em ông là lao động tự do, bị mất việc cũng được hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Hiện ban nhân dân ấp đang lập danh sách để hỗ trợ đợt 3.

Tuy nhiên, tại khu vực phường 19, quận Bình Thạnh, anh T.N.B. cho hay, trong cả ba đợt hỗ trợ, gia đình anh B. có bốn người lớn mất thu nhập và một cháu nhỏ nhưng chỉ có một người làm tự do được nhận 1 triệu đồng trong đợt 3: “Tôi đã ở nhà 5 tháng nay, không có thu nhập. Hôm 5/10, mẹ tôi hỏi cán bộ phường thì họ nói sẽ rà soát lại”.

Chị Nguyễn Thị H. [ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh] thất nghiệp cả năm nay, ở nhà nuôi con nhỏ, chỉ có chồng đi làm. Khi triển khai gói hỗ trợ đợt 1 và 2, tổ trưởng dân phố đến ghi tên vào danh sách nhưng đến nay, chị vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ nào. Hỏi thì tổ trưởng bảo đợi. Đợt 3 này, chị cũng được ghi tên vào danh sách và được hứa vài bữa sẽ phát tiền.

Trưa 4/10, nhiều người dân kéo đến UBND phường Tân Tạo, quận Bình Tân để hỏi về các gói hỗ trợ mà đến nay, họ chưa nhận được. Một bạn đọc cho biết, những người này là công nhân xa nhà, tạm trú tại tổ 83, khu phố 9. Đại diện UBND phường giải thích rằng, do trong đợt 1, đợt 2, chính sách có thay đổi nên đang thực hiện giữa chừng thì ngưng lại. Hiện UBND phường đang rà soát danh sách đợt 3.


Hoài An - Quốc Ngọc

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri TP Thủ Đức sáng 9-10 - Ảnh: D.N.HÀ

Ngày 9-10, tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 1 [gồm ông Vũ Hải Quân, giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Sang - phó viện trưởng Viện KSND TP.HCM và ông Nguyễn Anh Tuấn - bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh] đã tiếp xúc trực tuyến với cử tri trên địa bàn TP Thủ Đức.

Một số cử tri ở phường Thạnh Mỹ Lợi, Tăng Nhơn Phú A đề nghị các đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù để TP Thủ Đức phát triển đúng với tiềm năng và mục tiêu ban đầu của đề án thành lập TP. 

"TP Thủ Đức cần cơ chế mới, chứ không phải là phép cộng của ba quận 2, 9 và quận Thủ Đức" - cử tri Nguyễn Hải Triều [Thạnh Mỹ Lợi] phát biểu.

Còn cử tri Nguyễn Văn Thưởng - phường Hiệp Bình Chánh - cho rằng việc cập nhật dữ liệu tiêm vắc xin của TP Thủ Đức thời gian qua sai sót quá nhiều, có trường hợp dân tiêm vắc xin loại này mà dữ liệu lại ghi nhận tiêm loại kia, danh sách người nhận hỗ trợ đợt 3 ở phường Hiệp Bình Chánh cũng có nhiều sai sót…

Trao đổi với các cử tri ở góc độ địa phương, ông Hoàng Tùng - chủ tịch UBND TP Thủ Đức - cho biết cơ chế đặc biệt dành riêng cho TP Thủ Đức đã được TP.HCM chỉ đạo xuyên suốt từ trước khi thành lập đến nay. 

"Quy mô của TP Thủ Đức hiện rất lớn và cần một cơ chế đặc biệt để phát triển. Hy vọng trong năm nay, TP.HCM sẽ ban hành một số nội dung phân cấp ủy quyền cho TP Thủ Đức và đề xuất với các cơ quan trung ương một số nội dung vượt thẩm quyền" - ông Hoàng Tùng nói. 

Về vấn đề cập nhật dữ liệu tiêm vắc xin, ông Hoàng Tùng cho biết hai tuần qua, TP Thủ Đức duy trì 550 tình nguyện viên hỗ trợ cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu tiêm chủng cho người dân dưới sự hỗ trợ kịp thời của Trung tâm công nghệ thông tin thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM.

Sáng 9-10, ông Nguyễn Anh Tuấn - bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - thay mặt Trung ương Đoàn gửi tặng TP Thủ Đức 3.500 phần quà.

TP Thủ Đức cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19

D.N.HÀ

Hỗ trợ dân: Không được để sót

Với phương châm "không bỏ ai lại phía sau" do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các địa phương tại TP HCM đang tích cực rà soát danh sách để kịp thời hỗ trợ người dân

  • Mở rộng đối tượng hỗ trợ

  • Vụ được hỗ trợ 500.000, chỉ nhận 330.000 đồng ở Đà Nẵng: Trả lại 170.000 đồng cho dân

  • Nhóm đối tượng nào ở TP HCM được hỗ trợ sau ngày 15-9?

  • Chủ tịch nước đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ vắc-xin cho Việt Nam

Cô Nguyễn Kim Oanh [khu phố 1, phường Hiệp Thành, quận 12] cho biết đợt này thành phố mở rộng đối tượng được hưởng hỗ trợ khiến lòng cô khấp khởi hy vọng, bởi cả 2 đợt vừa qua cô không thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.

Ngóng chờ hỗ trợ

Vợ chồng cô đều lớn tuổi, không con, sống nhờ lương hưu và có bệnh mạn tính tiểu đường, huyết áp. Từ tháng 6 đến nay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn, vợ chồng cô không dám đi bệnh viện tái khám, không sử dụng bảo hiểm mà phải bấm bụng mua thuốc bên ngoài. "Năm tháng liền chúng tôi dè sẻn chi tiêu để trang trải cuộc sống, nếu được địa phương xem xét hỗ trợ thì giúp giải quyết được phần nào khó khăn" - cô Kim Oanh nói.

Có chồng là F0 đang điều trị ở bệnh viện dã chiến tại TP Thủ Đức, chị Lăng Thị Liễu [tạm trú ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn], cho biết vợ chồng chị từ Bình Định vào TP HCM thuê nhà để làm công nhân còn chồng làm thợ hồ. Gần 3 tháng qua, 2 vợ chồng chị tằn tiện để trang trải cuộc sống. "Đợt hỗ trợ vừa rồi, tổ trưởng có đến ghi danh sách nhưng chúng tôi chưa được nhận. Mong đợt này gia đình tôi được nhận hỗ trợ để giảm bớt phần nào khó khăn, bởi tiền tiết kiệm đã cạn kiệt. Nhà lại có 3 con nhỏ, lớn nhất mới 5 tuổi, nhỏ nhất gần 3 tháng tuổi, đang tuổi ăn, tuổi thèm sữa" - chị Liễu bày tỏ.

Cán bộ phường Tam Bình, TP Thủ Đức [bên trái] trao tiền hỗ trợ cho người dân Ảnh: SỸ HƯNG

Bà Mai Thị Ngọc Dung, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội [LĐ-TB-XH] huyện Hóc Môn, cho biết huyện đang thống kê, lên danh sách các nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp đợt 3 theo quy định của UBND thành phố.

Theo bà Dung, hạn chót đến ngày 16-9, các xã, thị trấn sẽ hoàn tất công tác thống kê. Thực tế hiện nay nhiều trường hợp người dân không nắm rõ các nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp trong đợt 1 và đợt 2 theo Nghị quyết 09 của HĐND thành phố nên khiếu nại.

"Không bỏ ai lại phía sau"

Chị Nguyễn Thị Hoa [ngụ TP Thủ Đức, TP HCM] kể chị đang mắc nhiều bệnh, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khi TP HCM triển khai hỗ trợ tiền đợt 2 cho người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh, tổ dân phố đến nhà chị xác minh và đưa tên vào danh sách cần được hỗ trợ.

Tuy nhiên, chờ mãi không thấy gọi lên nhận tiền, chị Hoa đã phản ánh với Chủ tịch UBND phường Linh Trung, 5 phút sau có cán bộ phường xuống nhà kiểm tra và ngày hôm sau, chị Hoa được cán bộ phường xuống tận nhà phát túi quà an sinh xã hội và số tiền hỗ trợ đợt 2 theo quy định.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Châu [quê Nghệ An] gọi điện phản ánh với lãnh đạo phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức về việc nằm trong diện được nhận tiền các gói hỗ trợ nhưng tổ dân phố không đưa vào danh sách. Sau khi nhận được thông tin cán bộ phường xuống xác minh, phát túi quà an sinh xã hội cùng số tiền 1,5 triệu đồng.

Đại diện UBND TP Thủ Đức cho hay những trường hợp còn sót vẫn đang được các phường bổ sung và gửi danh sách lên Phòng LĐ-TB-XH TP Thủ Đức. Phương châm của lãnh đạo TP Thủ Đức là "không bỏ ai lại phía sau" trong thời điểm người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện danh sách các trường hợp chưa nhận tiền gói hỗ trợ đã được UBND 34 phường trên địa bàn bổ sung và gửi lên Phòng LĐ-TB-XH.

Tính đến thời điểm này, TP Thủ Đức đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của HĐND TP HCM gồm 152.468 lượt người dân, với số tiền hơn 227,7 tỉ đồng [đạt tỉ lệ 100%]; hỗ trợ hộ lao động khó khăn đã chi 165.072 hộ, với số tiền hơn 247,6 tỉ đồng [còn 6 phường chưa hoàn thành gồm: Phước Long B, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, Linh Đông].

Từ ngày 13-9 tất cả 6/34 phường còn lại đang hoàn tất và chốt số liệu gửi lên Phòng LĐ-TB-XH, đồng thời tiếp tục rà soát số hộ lao động khó khăn phát sinh [hoặc sót] để chi hỗ trợ bổ sung.

Thậm chí nhiều công nhân nghỉ việc do giãn cách cũng yêu cầu được hưởng trợ cấp, thực tế nhóm đối tượng này sẽ do công ty làm hồ sơ để hưởng trợ cấp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ nhưng nhiều doanh nghiệp làm hồ sơ chậm khiến lao động thiệt thòi” - bà Mai Thị Ngọc Dung, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Hóc Môn, nói.

THU HỒNG - SỸ HƯNG

Video liên quan

Chủ Đề