Đáp án nào không đúng khi nói về quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao

Câu 3. Đặc điểm nào không phải phong cách nghệ thuật của Nam Cao?

A. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.

B. Là nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,…

C. Kết cấu truyện phóng túng, mang màu sắc chủ quan

D. Nam Cao luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, trong đó có vấn đề nhân phẩm.

Câu 7. Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của nhà văn Nam Cao?

A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

C. Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Lí Nhân, Hà Nam.

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 18. Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?

A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.

B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.

C. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

D. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.

Câu 30. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là

A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.

B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.

C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.

D. Tất cả đều đúng

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 16D
Câu 2ACâu 17D
Câu 3CCâu 18C
Câu 4BCâu 19C
Câu 5BCâu 20A
Câu 6CCâu 21B
Câu 7CCâu 22C
Câu 8BCâu 23C
Câu 9BCâu 24C
Câu 10CCâu 25C
Câu 11ACâu 26B
Câu 12CCâu 27B
Câu 13DCâu 28B
Câu 14CCâu 29A
Câu 15BCâu 30D

Điền Chính Quốc [Tổng hợp]

23/10/2020 787

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

26/03/2022 2

A. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

B. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học

C. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng

Đáp án chính xác

D. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao - Bài mẫu 1

Nam Cao là một nhà văn hiện thực kiệt xuất và để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Góp phần tạo nên sự thành công của những sáng tác ấy chính là nhờ vào tình cảm chân thành dành cho cuộc đời cùng với tài năng nghệ thuật của nhà văn. Đặc biệt, trong các sáng tác của Nam Cao, người đọc sẽ nhận thấy những quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện một cách nhất quán và tiến bộ.

  • Mục đích của nghệ thuật trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn trăn trở về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Ông nhận ra rằng dường dù thể hiện theo những cách như thế nào thì điều quan trọng rất cần phải hướng đến và gắn bó với đời sống của quần chúng nhân dân.

Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen tối, bất công mà con người chịu đựng. Với những cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù có đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của“ánh trăng lừa dối”. Trong“Trăng sáng”[1942], nhà văn đã phát biểu đanh thép cách nhìn nhận đó của mình bằng một tuyên ngôn:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Với tuyên ngôn đó, ta có thể nhận thấy quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là đứng về phía đối lập với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật để tỏ rõ mong muốn rằng nghệ thuật rất cần đồng hành cùng với những đau đớn, lầm than của con người. Do đó, trong các tác phẩm của mình, Nam Cao không hề né tránh mà luôn nhìn thẳng vào sự thật dù cho nó có “tàn nhẫn” thông qua cách phản ánh bộ mặt của đời sống xã hội. Ông không ngại vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương. Bên cạnh đó, Nam Cao còn tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực, khổ sở của những người bị áp bức, bóc lột đến mức trở nên tuyệt vọng và tha hóa, chẳng hạn như Lão Hạc.

Với Nam Cao, mục đích nghệ thuật luôn có mối quan hệ mật thiết với đời sống của con người. Ông thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và thể hiện tình yêu thương sâu sắc đến những người khốn khổ, cùng quẫn trong xã hôị lúc bấy giờ.

  • Giá trị của tác phẩm trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao luôn tôn trọng, đề cao giá trị nhân đạo trong tác phẩm của mình. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác phẩm. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Tính nhân đạo đã được nhà văn khẳng định trong tác phẩm“Đời thừa”[1943] của mình như sau:“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

Nam Cao cho rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ. Thị Nở dù có dở hơi, xấu xí nhưng hóa ra cũng đã có lúc đã mang lại cho người đã từng sống cuộc sống vô nghĩa như Chí Phèo cảm nhận được chút gì đó của tình người.

  • Sứ mệnh của nhà văn

Không chỉ thể hiện cách nhìn về giá trị của một tác phẩm mà Nam Cao còn cho thấy quan điểm của mình về sứ mệnh của một nhà văn.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở việc ông coi lao động nghệ thuật là một quá trình hoạt động nghiêm túc, công phu và con người làm nghệ thuật rất cần sự cẩn trọng. Do đó, ông lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn:“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”

Vì lẽ đó, bản thân Nam Cao luôn cố gắng tìm tòi, khám phá để tạo nên những điều mới mẻ ở cả nội dung và hình thức thể hiện.

Với những quan điểm nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa tiến bộ, Nam Cao đã cho ra đời những tác phẩm văn học có giá trị lớn lao. Những tác phẩm ấy chính là những đóng góp giá trị cho nền văn học nước nhà và giúp cho tên tuổi của nhà văn sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ với sự trân trọng và ngưỡng mộ.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao - Bài mẫu 2

Quan niệm nghệ thuật có ý nghĩa lớn thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ, là cương lĩnh chi phối toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Bởi vậy mà mỗi tác phẩm ra đời được coi là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ cũng như phản chiếu quan điểm sáng tác của nhà văn. Nhà văn Nam Cao – bậc thầy của dòng truyện ngắn thuộc văn học hiện thực phê phán đã bộc lộ sâu sắc quan điểm sáng tác qua rất nhiều tác phẩm của mình. Đó là quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đã biểu lộ hướng đi trong các tác phẩm của ông.

Trước Cách Mạng Tháng Tám, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện qua “Trăng Sáng” và “Đời Thừa”.Trong “Trăng Sáng”, nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”.

Ông mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất” [Tản Đà] mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên “những tiếngđau khổkia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Trong “Đời thừa”, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật rất rõ nét. Với ông, khi đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì Nam Cao luôn dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được.

Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”..

Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.

Có thể nói sự nghiệp văn chương“chạm đỉnh”của Nam Cao thể hiện rõ nét vào những năm trước Cách Mạng Tháng Tám. Cả cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn trăn trở để nâng cao “Đôi Mắt” của mình. Để rồi đọc giả luôn nhớ về Nam Cao là một nhà văn chân chính, một tấm gương “trí thức trung thực vô ngần” luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao - Bài mẫu 3

Nhà thơ Hàn Mặc Tử từng cho rằng: “" Người thơ phong vận như thơ ấy ". Quan niệm nghệ thuật được coi là cương lĩnh chi phối toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm ra đời được coi như là đứa con tinh thần của nhà văn và phản chiếu cho quan điểm sáng tác của nhà văn ấy.Và Nam Cao, “cây cổ thụ” vĩ đại của nền văn học hiện thực đã thể hiện rõ nét và sâu sắc quan điểm nghệ thuật qua các sáng tác của mình.

Trong tác phẩm“Trăng sáng”Nam Cao viết:“Chao ôi! Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp đời lầm than”. Với ông, nghệ thuật không nên chạy theo cái đẹp phù phiếm mà quay lưng với hiện thực. Nghệ thuật phải luôn nương theo thực tại, phục vụ đời sống, quan tâm tới mảnh đời bất hạnh, những kiếp người lầm than.

Hay trong tác phẩm “Đời thừa”, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được nhân vật Hộ truyền tải vô cùng sâu sắc rằng:“Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, sự bác ái, lòng công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.Điều này có thể hiểu là với Nam Cao tác phẩm văn chương phải chứa đựng trong đó tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Đây là tác phẩm xương cốt để tác phẩm văn chương tồn tại.

Không dừng lại đó, Nam Cao còn khẳng định một cách chắc nịch về bản chất của nghệ thuật. Văn chương là phải sáng tạo, tìm tòi phải đào sâu vào hiện thực xã hội. Văn chương không chấp nhận lối viết dập khuôn, kiểu mẫu, nhà văn chỉ tìm thấy vị trí xứng đáng của mình khi tác phẩm văn chương thấm những giọt mồ hôi và là kết quả của một tài năng thật sự. Cụ thể trong tác phẩm “Đời thừa” rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những con người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Quan điểm của Nam Cao một lần nữa thể hiện trên phương diện sứ mệnh cao cả của nhà văn: “Sự cẩu thả trong bất cứ việc gì đã là bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Nam Cao muốn nhắc tới lương tâm, trách nhiệm của người nghệ sĩ khi cầm bút viết phải coi việc làm tròn thiên chức trong việc sáng tạo nghệ thuật làm đầu cốt yếu để làm nên sức sống của một tác phẩm văn chương.

Bạn thấy đấy, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao vừa có sự kế thừa vừa phát triển sâu sắc hơn, vừa là bài học cho giới văn nghệ sỹ noi theo. Có thể nói toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao đã minh chứng cho quan điểm sáng tác của chính ông.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao - Bài mẫu 4

Nam Cao [1917- 1951] là một tài năng lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã đi từ nhà văn hiện thực xuất sắc đến nhà văn cách mạng. Mặc dù Nam Cao khép lại đời ở tuổi ba mươi sáu nhưng ông đã kịp để lại cho nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm lớn có giá trị, thể hiện rõ ràng quan điểm sáng tác của Nam Cao.

  • Nghệ thuật vị nhân sinh

“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”. [Nam Cao]

Nghệ thuật không nên lãng mạn rời xa thực tế mà phải luôn bám sát vào đời sống của con người. Nghệ thuật sinh ra từ những chất liệu của cuộc sống và quay trở lại phục vụ con người, phục vụ cuộc sống. Ông xác định điều này khi nhìn vào cuộc sống và tình hình đất nước vô cùng cực khổ, lầm than. Chế độ thực dân nửa phong kiến tồi tệ và thối nát. Với thực tế đó ,đòi hỏi người cầm bút – những người được gọi là tầng lớp trí thức phải tham gia vào đấu tranh.

  • Sống đã rồi hãy viết

Một quan điểm vô cùng đúng đắn và có giá trị mà Nam Cao đã đề ra. Một khi nhà văn cầm bút để vẽ lên một nhân vật nào đó thì đòi hỏi phải hiểu về cuộc sống ,tính cách cũng như những điều sâu xa trong tâm hồn của họ. Đôi mắt của nhà văn phải nhìn mọi việc một cách đa chiều trên nhiều phương diện.

  • Nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo

“Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. [Nam Cao].

Với Nam Cao văn chương chính là hiện thực cuộc sống .Chính bởi điều này chúng ta bắt gặp trong những trang viết của ông là những phận người rất đời thực ,những câu chuyện thật xuất phát từ chính cuộc sống hàng ngày.Thế nhưng ,tính hiện thực phải được kể một cách sáng tạo và mới mẻ chứ không rập khuôn ,máy móc ,khô cứng.

  • Nhà văn phải có trách nhiệm với tác phẩm

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. [Nam Cao].

Văn chương đi lên từ hiện thực, ảnh hưởng tới cuộc sống. Bởi vậy khi cầm bút viết ra bất cứ điều gì nhà văn cũng phải suy xét cẩn thận và tận tâm .Viết bằng cả trái tim và khối óc của mình.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề