Đất cát có độ pH là bao nhiêu?

Bài viết này vườn ươm Tiến Đạt sẽ chia sẻ đến các bạn một số cách đo độ pH của đất [hay còn gọi là độ chua của đất]. Mỗi giống cây trồng phù hợp với một chỉ số pH nhất định, nếu cao hơn hoặc thấp cây sẽ không thể sinh trưởng, hoặc sinh trưởng nhưng năng suất kém. Việc đo pH của đất rất quan trọng giúp định hướng loại cây trên đất trồng mới, hoặc cải tạo đất phù hợp với loại cây đang canh tác.

Chỉ số pH là gì?

pH hay chỉ số pH [còn gọi là độ pH] là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó, trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến độ pH của đất.

  • pH = 7 : Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng
  • pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…
  • pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh

Trên thực tế các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng này thường không phù hợp để trồng trọt.

Cách lấy mẫu thử pH đất

Để có kết quả chính xác cho cả khu đất, ta nên lấy mẫu đất ở 5 vị trí trên khu đất [lấy ở 4 góc và ở trung tâm] nếu diện tích đất lớn, có thể tăng số lượng mẫu đất để có kết quả chính xác hơn. Ở mỗi vị trí lấy đất bà con đào hố 50 x 50 x 50 cm, sau đó dùng xẻng hoặc dụng cụ tương tự, xấn đất từ trên mặt đất xuống đáy hố với khoảng cách 40cm. Mỗi vị trí lấy 0.5 kg đất

Sau đó trộn đều các mẫu đất với nhau, phơi khô, tán nhỏ, loại bỏ rác, tạp chất và rễ cây. Cân lấy 100g rồi cho vào chai nhựa chứa 0.5 lit nước sạch [nước cất càng tốt] khuấy đều, để lắng 30 phút, rồi chắt lấy phần nước để đo pH

Những cách đo pH của đất

Để đo pH của đất, có nhiều phương pháp: đo bằng máy, đo bằng giấy pH, đo bằng hóa chất.

Có thể bạn quan tâm

Cách điều chỉnh độ pH của đất trồng

Đo pH đất bằng máy do pH:

Máy đo cho kết quả chính xác hơn, có thể sử dụng nhiều lần, tuy nhiên chi phí đầu tư máy cao, việc bảo dưỡng khó khăn. Máy này bà con có thể liên hệ với các đại lý thuốc bảo vệ thực vật để tự trang bị, khi mua máy sẽ có hướng dẫn sử dụng đi kèm. Cách đo thường là nhúng kim đo vào mẫu thử, trên máy sẽ có đồng hồ hiển thị chỉ số pH của mẫu thử

Máy đo pH của đất

Đo pH đất bằng hóa chất:

Đo bằng hóa chất thường ít được sử dụng, do phải điều chế hóa chất và phải đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất đó mới có kết quả chính xác, thường chỉ áp dụng trong các phòng thí nghiệm, hoặc người có chuyên môn về hóa chất. Các chất thường dùng như sau:

  • Methyl Red: Biến thành màu đỏ khi pH từ 4 trở xuống, biến thành màu vàng khi pH từ 7 trở lên. Giữa khoảng pH 4 và pH 7, dung dịch đổi màu từ đỏ, đỏ cam, cam, và vàng.
  • Bromthymol Blue: Chuyển thành màu vàng ở pH 6 trở xuống và màu xanh dương ở pH từ 8 trở lên, giữa pH 6 – pH 8 dung dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang vàng xanh, xanh lá cây, sang xanh dương.
  • Phenolphthalein: Khi ở pH < 8 sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH trên 10. Do đó, khi sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH, chúng ta chỉ có thể đo được pH trong khoảng cố định nào đó thôi chứ không thể nào xác định cụ thể là nước có pH chính xác là bao nhiêu. Ví dư như trong trường hợp sử dụng Bromthymol Blue, ta chỉ biết được pH của nước hoặc thấp hơn 6 [khi nước có màu vàng], từ 6-8 [khi nước có màu chuyển tiếp], hoặc cao hơn 8 [khi nước có màu xanh dương].

Đo pH đất bằng giấy đo pH [giấy quỳ tím]:

Đây là phương pháp thường được nhiều bà con sử dụng, do chi phí rẻ, kết quả cho độ chính xác cao, dễ thực hiện. Để đo bằng phương pháp này, bà con chỉ cần ra các đại lý thuốc bảo vệ thực vật, mua một hộp giấy đo pH, sau đó nhúng giấy vào dung dịch mẫu thử, giấy thử sẽ đổi màu, bà con chỉ cần so sánh màu với bảng màu in trên nắp hộp, có 14 thang màu tương ứng với 14 thang đo pH

Đo pH đất bằng giấy quỳ tím

Hy vọng với bài viết này bà con có thêm cái nhìn chính xác về pH của đất, cũng như lựa chọn được cho mình phương pháp để tự đo pH, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp với đất canh tác. Ở các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bà con một số biện pháp điều chỉnh pH đất và bảng chỉ số pH phù hợp với một số giống cây trồng phổ biến như: Tiêu, bơ, cà phê… Cảm ơn bà con đã theo dõi.

Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét chi tiết những gì cách để kiểm tra đất của bạn – cách tăng và giảm độ pH cho khu vườn của bạn nhé.

Thang độ pH của đất

Thang đo độ pH của đất sẽ cho bạn biết đất của bạn có tính axit hoặc kiềm ở mức độ như thế nào để từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp.

Loại đấtĐộ ph của đấtĐất siêu chua< 3,5Đất chua nặng3,5 – 5,0Đất chua5,1 – 6,0Đất chua nhẹ6,1 – 6,5Đất trung tính6,6 – 7,3Đất hơi kiềm7,4-7,8Đất kiềm7,9-8,4Đất kiềm nặng8,5-9,0Đất siêu kiềm> 9,0

Nếu đất quá kiềm hoặc quá chua, một số loại cây nhất định sẽ không phát triển hoặc sẽ phát triển kém và một số vi sinh vật có lợi cho cây trồng có thể không thể phát triển trong đất kiềm và chua được.

Một số ít loài thực vật thích đất kiềm hoặc axit, nhưng rất hiếm có loại cây nào phát triển được ở mức pH cực đại. Mọi loại rau, cây trồng phổ biến, đều phát triển tốt nhất ở độ pH ưa thích của nó, đa phần là từ 6 -7.

Độ pH của đất là yếu tố rất quan trọng để hoạt động canh tác trồng trọt của bạn đạt được hiệu quả cao nhất. Vì thế, nếu bạn dự tính làn nông nghiệp theo hướng thương mại thì bạn nên tìm hiểu kĩ và nắm rõ chủ đề pH của đất trồng rau, trồng cây nhé!

Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của thực vật

Độ pH của đất ảnh hưởng đến tỷ lệ và số lượng chất dinh dưỡng có trong đất. Và  cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của một số sinh vật có ích trong đất.

1. Rất axit [3-5 pH]

Đây là loại đất rất chua, một số chất dinh dưỡng như Magie, Canxi, Đồng và Kali, sẽ bị rửa trôi nhanh hơn, vì chúng rất dễ hòa tan trong nước. Sự phát triển của vi sinh vật có lợi [vi khuẩn] sẽ bị kiềm chế, do đó sẽ có ít chất hữu cơ hơn trong đất.

2. Có tính axit [5,1-6 pH]

Nếu độ pH của đất từ ​​5,1-6, một số cây ưa đất chua có thể phát triển mạnh. Sự phát triển của vi khuẩn và sinh vật trong đất vẫn bị kiềm chế một chút.

3. Hơi axit đến trung tính [6.1-7 pH]

Độ pH của đất từ ​​6,1 đến 7 là tốt cho phần lớn các loại cây trồng khác nhau. Với khoảng pH này đất có đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh. Giun đất và các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh trong đất, khiến đất trở nên màu mỡ hơn.

4. Kiềm [7,1-9 ​​pH]

Lượng Sắt, Phốt pho và Mangan ít hơn. Loại đất này thường cần bón nhiều vôi. Sự phát triển của cây có thể bị kìm hãm do thiếu chất dinh dưỡng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất trồng

1. Ngập lụt

Nếu lượng mưa nhiều, độ pH trong đất có thể giảm khiến đất trồng chua dần theo thời gian.

2. Phân đạm

Nitơ từ phân chuồng, cây họ đậu, chất hữu cơ, hoặc phân bón tự nhiên hoặc nhân tạo, sẽ làm tăng độ chua. Bón phân có nhiều Nitơ sẽ đẩy nhanh quá trình chua hóa tổng thể đất.

3. Lượng mưa

Lượng mưa sẽ quyết định độ chua hay kiềm của đất trồng. Lượng mưa cao hơn thường có nghĩa là đất chua hơn, và lượng mưa thấp có nghĩa là đất có tính kiềm hơn.

4. Thảm thực vật xung quanh

Một số loại cây trồng, cây bụi hoặc một số loại cây lâu năm, sẽ khiến đất trở nên chua hoặc kiềm hơn. Thường đất sẽ trở nên chua hơn sau khi thu hoạch cây trồng, vì khi đó một lượng lớn bazơ trong đất bị loại bỏ.Điều này cũng phụ thuộc vào loại cây trồng mà chúng ta thu hoạch.

5. Cation cơ bản

Số lượng các cation trao đổi Canxi, Natri, Magie và Kali cũng quyết định độ pH của đất. Các cation Natri làm tăng độ pH của đất nhanh hơn các cation khác.

6. Sinh vật trong đất

Các sinh vật khác nhau có trong đất có thể làm cho đất có tính axit hoặc kiềm hơn. Vi khuẩn ăn các chất hữu cơ sẽ dần dần tạo ra một môi trường có tính axit hơn.

Cách đo độ pH của đất

Độ pH của đất có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là: giấy quỳ tím và máy đo pH điện tử. 

Bạn cũng có thể trả tiền để đất của bạn được kiểm tra chuyên nghiệp bởi phòng thí nghiệm được chứng nhận về độ pH, chất dinh dưỡng và các thông số khác của đất.

Kiểm tra độ pH của đất bằng giấy quỳ

Bạn có thể kiểm tra sơ bộ pH của đất của mình nhanh chóng mà không cần máy đo pH. Phương pháp có một khoảng sai số nhất định, Nhưng đây là cách tiện lợi nhanh gọn mà bất kỳ ai cũng có thể làm được.

Bạn có thể mua bộ giấy quỳ trên internet rất dễ dàng với giá tương đối rẻ. Sau khi có bộ giấy quỳ thì đây là cách để xác định độ pH của đất trồng của bạn.

  • Thu thập mẫu đất từ ​​khu vườn của bạn
  • Trộn một phần nhỏ đất với một ít nước cất
  • Trộn đều hỗn hợp và để cho phần đất lắng xuống
  • Nhúng que thử pH của bạn vào trong hỗn hợp này trong khoảng 25 giây
  • So sánh màu biến đổi của giấy quỳ với mã màu để xác định độ pH

Kiểm tra độ pH của đất bằng máy đo pH điện tử

Máy đo pH điện tử cho kết quả chính xác hơn khi xác định độ pH của đất. Bạn có thể đọc kết quả chính xác trực tiếp từ màn hình của máy đo. 

Hiện nay, giá của một máy đo pH điện tử tương đối thấp và chúng rất đơn giản để sử dụng. Tuy nhiên, những máy đo này cần được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách để có thể sử dụng  được lâu hơn. Dưới đây là cách đo pH bằng máy điện tử.

  • Bắt đầu bằng việc đào một hố nhỏ trên đất
  • Hố phải sâu từ 5-10 cm
  • Dùng tay nghiền mịn đất bên trong hố, loại bỏ đá và các vật thể lớn hơn khác.
  • Đổ đầy nước cất vào hố
  • Hiệu chỉnh máy đo pH
  • Chèn đầu đò của máy đo pH của bạn vào sâu trong hố
  • Đọc kết quả nhận được trên màn hình hiển thị của máy đo pH

Cách giảm độ pH của đất trồng

Có nhiều cách để thay đổi độ pH của đất. Giảm độ pH nó có nghĩa là làm cho đất ít kiềm hơn và trung tính hơn và có tính axit hơn. Một số cách tự nhiên và thân thiện với môi trường, trong khi có những cách khác bạn phải sử dụng nhiều loại hóa chất.

1. Sử dụng chất hữu cơ

Phân trộn, phân chuồng, than bùn và lớp phủ có tính axit, sẽ làm giảm dần độ pH của đất. Khi chất hữu cơ bị phân hủy dần, vi sinh vật sẽ ăn chúng và thải ra các sản phẩm phụ. Những sản phẩm phụ trong quá trình sinh vật phân hủy chất hữu cơ sẽ tạo ra một môi trường axit hơn. 

Nhưng đây là cách làm giảm độ pH của đất một cách từ từ, Nếu bạn muốn giảm độ pH của đất nhanh chóng, thì cách này không phù hợp.

2. Sử dụng nhôm sunfat

Nhôm sunfat hay còn gọi là phèn chua sunfat, với loại hóa chất này bạn có thể hạ thấp độ pH của đất rất nhanh chóng. Ngay sau khi nó hòa tan trong đất, nó làm cho đất trở nên chua hơn [ngay lập tức]. Nếu bạn cần giảm độ pH của đất trong thời gian ngắn, đây chắc chắn là một trong những lựa chọn tốt nhất. 

Nhưng hãy cẩn thận không sử dụng nhôm sunfat quá mức, vì Al₂[SO₄]₃ có thể tích tụ trong đất của bạn, gây ra độc tính nhôm.

3. Sử dụng bã cà phê

Bã cà phê giúp làm giảm độ pH của đất, nhưng nó sẽ không làm thay đổi độ pH của bạn nhanh chóng. Bã cà phê bổ sung một lượng nitơ vào đất, giúp giảm độ pH trong thời gian dài, tương tự như phân trộn hoặc phân chuồng. 

Cà phê mới xay có độ pH khoảng 4,5. Bạn có thể sử dụng cà phê mới xay để giảm độ pH của đất, bằng cách rải đều lên khắp bề mặt khu đất của bạn. 

Phương pháp này thích hợp cho các khu vườn nhỏ, đất trồng trong thùng chứa hoặc đất trồng rau tại nhà

4. Sử dụng giấm

Cũng giống như cà phê, giấm vô hại và thân thiện với môi trường, và có thể được sử dụng để giảm độ pH của đất một cách hiệu quả. Giấm rất chua có độ pH từ 2,5-3, và bạn có thể thêm trực tiếp vào đất hoặc tốt nhất là thông qua hệ thống tưới tiêu của bạn.

5. Sử dụng tráng lưu huỳnh Urê

Tráng lưu huỳnh Urê sẽ làm giảm độ ph của đất theo thời gian [1-2 tuần]. Ngoài làm giảm độ pH thì Nó cũng hoạt động như một loại phân bón, giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây trồng theo thời gian.

Cách tăng độ pH của đất trồng

Có một số cách để nâng độ pH của đất và hầu hết các cách để tăng độ pH đều thân thiện với môi trường. Tùy vào tình hình đất của bạn và những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương mà bạn lựa chọn cách tốt nhất

1. Sử dụng bột vôi

Bột vôi là cách là dùng để tăng độ pH của đất phổ biến và được sử dụng từ rất lâu. Vôi có nhiều dạng như nghiền thành bột, viên và hạt, và ngậm nước. Các dạng khác nhau sẽ phù hợp cho các loại đất khác nhau. 

Vôi ngậm nước thường được sử dụng khi xử lý đất rất chua. Nó hòa tan trong nước và làm tăng độ pH của đất nhanh chóng. 

Vôi dạng bột là phổ biến được sử dụng nhất. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên bón vôi trước khi trồng 2-3 tháng, nên có nhiều thời gian để độ pH thay đổi. Bạn có thể rải bằng tay và dùng cào hoặc các dụng cụ khác để rải vào đất để đạt hiệu quả tối ưu.

2. Sử dụng kali cacbonat

Trái ngược với vôi, kali cacbonat tan trong nước nhanh hơn. Bạn có thể pha kali cacbonat vào hệ thống tưới. Nó giúp tăng độ pH của đất nhanh chóng. Nếu bạn sử dụng kali cacbonat, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.

3. Sử dụng tro bếp

Hàm lượng folate cao trong măng tây giúp giảm nguy cơ

Tro bếp có tính kiềm và vật liệu này cũng bổ sung các chất dinh dưỡng như kali, phốt phát và canxi cho đất của bạn. Tro làm tăng độ pH của đất một cách từ từ, nhưng về cơ bản nó sẽ làm tăng đáng kể độ pH của đất theo thời gian.

Lưu ý: tro bếp có thể làm hỏng cây con, vì vậy đừng bón nó trực tiếp lên cây non.

sinh con nhẹ cân và dị tật bẩm sinh khi mang thai. Folate cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

4. Sử dụng bột Baking Soda

Baking soda là một cách thân thiện với môi trường để tăng độ pH của đất. Baking soda là một cách rẻ và nhanh chóng để tăng độ kiềm cho đất của bạn. Sự thay đổi độ pH của đất diễn ra nhanh chóng [có thể chỉ mất 24 giờ]. 

5. Sử dụng vỏ hàu - vỏ trứng

Vôi vỏ hàu là chất hữu cơ và được làm từ vỏ hàu. Nó chứa hơn 30% canxi và có thể được sử dụng để bổ sung canxi cho đất, đồng thời nó cũng giúp nâng cao độ pH của đất. Nó dễ dàng kết hợp vào đất và an toàn cho người và động vật. 

Vỏ trứng cũng rất giàu canxi và là một giải pháp thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp để dùng để xử lý khu đất nhỏ, đất trồng rau trong nhà.

⭐ Người đọc bài viết này thường mua sản phẩm ⭐

-19%

+

Xem Nhanh

Máy đo pH đất giá rẻ [đo pH- độ ẩm – ánh sáng 3 trong 1]

155.000 125.000

-46%

+

Xem Nhanh

Máy đo pH và nhiệt độ đất HM058 [đo 4 trong 1]

650.000 350.000

+

Xem Nhanh

Dụng cụ đo pH đất HM598

450.000

-12%

+

Xem Nhanh

Máy đo ph và độ ẩm đất Takemura DM-15 [Nhật Bản]

1.350.000 1.190.000

Phần kết

Khi thay đổi độ pH của đất, tốt nhất nên ưu tiên sử dụng các cách thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn như các loại vôi, bã cà phê, giấm, tro bếp và các loại tương tự. 

Sử dụng quá nhiều và thường xuyên một lượng lớn hóa chất để làm thay đổi độ pH của đất nhanh chóng, có thể tạo ra độc tính cho đất và không tốt cho  sức khỏe con người, động vật, thực vật và đất của bạn. 

Hãy suy nghĩ và lập kế hoạch xử lý đất trồng từ trước, vì khi đó bạn có đủ thời gian để cải thiện độ pH của đất bằng các phương pháp hữu cơ thân thiện với môi trường mà không lo bị trễ mùa vụ.

Các hóa chất có thể làm thay đổi độ pH nhanh chóng, nhưng cũng có thể làm nhiễm độc tự nhiên và nguồn nước địa phương. Đôi khi, và nếu thực sự cần thiết, bạn có thể sử dụng các hóa chất khác nhau, nhưng hãy cố gắng tránh sử dụng chúng nếu có thể, hoặc sử dụng chúng có chừng mực theo khuyến nghị của cơ quan chức năng.

Chúc bạn thành công và có nhiều niềm vui trong công việc làm vườn của mình nhé!

Tổng hợp những bài viết hay nhất về đất trồng

  • Những phương pháp cải tạo đất trồng đơn giản
  • Kiến thức tổng quan về đất nông nghiệp ở Việt Nam
  • Cách chuẩn bị đất trồng rau tại nhà
  • Đất trồng rau - tỷ lệ trộn đất trồng rau tốt nhất

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng AZ Farming Nếu bài viết này bổ ích. Bạn đừng quên chia sẻ với cộng đồng nhé! Thanks You!

Bao Pham

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.

Chủ Đề