Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì năm 2024

Đau da đầu là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên chúng ta thường chủ quan và bỏ qua việc theo dõi. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng da đầu bị đau, khó chịu? Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ giải thích chi tiết hơn về hiện tượng này.

1. Hiện tượng đau da đầu

Da đầu đau là hiện tượng khá phổ biến, tình trạng này xảy ra đối với cả nữ giới và nam giới. Đau da đầu có thể xảy ra ở nhiều vùng khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sẽ bị đau vùng da đầu bên phải hoặc đau vùng da đầu bên trái. Một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến như: dị ứng da đầu, rụng tóc, đau nhức đầu hoặc xuất hiện vảy nến,…

Đau da đầu xảy ra khá phổ biến

Ở một số trường hợp nặng, cảm giác rõ rệt nhất là da đầu và cổ căng, đau ê ẩm. Khi cơn đau diễn ra, da đầu người bệnh trở nên nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào khu vực này bạn cũng cảm thấy khó chịu, cơn đau lan khắp đầu. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh đang ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu,…

Khi da đầu đau nhức, khó chịu, tâm lý của bệnh nhân cũng thay đổi thất thường. Họ rất dễ tức giận, thường ở trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn. Người bệnh cần theo dõi kỹ và nên đi thăm khám ngay nếu thấy tình trạng này kéo dài và đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác.

2. Xác định nguyên nhân gây đau da đầu

2.1. Do mắc bệnh đau đầu căng cơ

Trên thực tế, hiện tượng đau da đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đau đầu căng cơ là tác nhân chính khiến da đầu của bạn bị đau. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ giới, chiếm tới 60 - 90%.

Người thường xuyên căng thẳng, lo âu có nguy cơ cao bị đau đầu căng cơ. Bên cạnh đó, bệnh lý này khá phổ biến đối với dân văn phòng, người làm nghề may hoặc thợ sơn,… Bác sĩ cũng cho biết việc bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa tyramine cũng là một yếu tố khiến bệnh đau đầu căng cơ xuất hiện.

Đau đầu căng cơ là một nguyên nhân gây đau da đầu

Khi bị đau đầu căng cơ, bệnh nhân có thể đối mặt với cơn đau mạn tính hoặc đau đầu từng cơn, thường kéo dài ít nhất 15 ngày cho tới vài tháng. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đó là đau da đầu, cơn đau có thể lan tỏa tới vùng chẩm và cổ của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu hoặc sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn thì cảm giác đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

2.2. Do bị viêm chân tóc

Đau da đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân viêm chân tóc, đây là bệnh lý thường gặp ở người có làn da nhiều dầu. Tác nhân gây viêm nang tóc là tụ cầu vàng - tên quốc tế là Staphylococcus aureus, hoặc các loại vi nấm,…

Thói quen chăm sóc da đầu, chăm sóc tóc sai cách cũng là một nguyên nhân gây viêm chân tóc và đau nhức da đầu. Nếu bạn không gội đầu thường xuyên, da đầu sẽ tiết nhiều dầu và gây viêm hoặc bít tắc chân tóc, rụng tóc,… Ngược lại, khi gội đầu quá nhiều lần, độ ẩm da đầu bị mất cân bằng, tóc trở nên khô xơ và gãy rụng nhiều.

Chúng ta không nên chủ quan với tình trạng viêm chân tóc

Thói quen gãi mạnh vào da đầu cũng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm chân tóc và đau da đầu. Khi gãi quá mạnh, da đầu sẽ bị tổn thương, đây là cơ hội để vi khuẩn, nấm tấn công và gây tình trạng viêm nhiễm da đầu.

Ngoài ra, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm được cho là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm chân tóc, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau, ngứa da đầu.

2.3. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh hai lý do kể trên, tình trạng da đầu đau còn xuất hiện khi ở bệnh nhân nấm da đầu, có mụn ở da đầu. Một số bệnh lý như zona hoặc sởi có thể gây viêm loét và đau da đầu. Tốt nhất, người bệnh nên theo dõi và điều trị dứt điểm để giảm cảm giác đau, khó chịu da đầu.

Thói quen buộc tóc quá chặt ở nữ giới hoặc đội mũ bảo hiểm chặt có thể gây cảm giác đau, khó chịu da đầu. Ngoài ra, chấn thương phần mềm ở vùng da đầu cũng là một yếu tố khiến bạn bị đau ở da đầu.

3. Xử lý tình trạng đau da đầu

Cách giải quyết tình trạng đau da đầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên, bạn cần theo dõi và điều chỉnh các thói quen chăm sóc tóc sao cho phù hợp. Nếu tình trạng này kéo dài, việc đi thăm khám là điều cần thiết. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định người bệnh bị đau da đầu do chứng đau đầu căng cơ, do viêm chân tóc hoặc zone, sởi,… để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Với người bệnh viêm chân tóc thì nên chú ý lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, an toàn với da đầu nhạy cảm. Tốt nhất các bạn nên sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có độ pH vừa phải, không gây bết dính tóc hoặc bít tắc chân tóc,… Khi bị viêm da đầu, chúng ta cần hạn chế sử dụng hóa chất lên tóc, tẩy nhuộm tóc.

Thư giãn đầu óc là cách giảm cảm giác đau vùng da đầu

Như đã phân tích ở trên, căng thẳng mệt mỏi là một yếu tố gây đau da đầu, chính vì thế các bạn nên giữ cho mình tinh thần vui vẻ, thoải mái và suy nghĩ tích cực. Sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng, chúng ta có thể dành thời gian vui chơi, thư giãn cùng gia đình và bạn bè. Luyện tập thể thao, ngủ đủ giấc cũng là một cách giúp cải thiện tinh thần cực kỳ tốt, giảm tình trạng da đầu đau.

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B3, vitamin C và một số khoáng chất như: kẽm, sắt… Bên cạnh đó, chúng ta nên bổ sung thêm thực phẩm giàu protein, có thể kể tới như: trứng, thịt bò, hải sản và sữa.

Sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích thường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bao gồm cả làn da. Do đó, chúng ta hãy hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá hoặc các sản phẩm gây nghiện.

Bạn nên đi điều trị tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC nếu tình trạng đau da đầu không thuyên giảm

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được nguyên nhân gây đau da đầu, từ đó chúng ta có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu tình trạng đau da đầu kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên tới các đơn vị y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để khám và điều trị. Quý khách hàng có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đặt lịch khám nhanh chóng, tiện lợi.

Chủ Đề