Dấu vết của tội phạm là gì

1. Khái niệm "vật chứng"

Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định vật chứng như sau:

“Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”

Như vậy, chỉ được coi là vật chứng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

+ Thứ nhất: phải là vật, nghĩa là phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm, nắm và cảm nhận được bằng các giác quan.

+ Thứ hai: Phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: nghĩa là vật đó phải chứa đựng những thông tin liên quan đến vụ án hình sự như: công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết người phạm tội để lại khi thực hiện hành vi phạm tội…

2. Đặc điểm của vật chứng

Thứ nhất: Vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể

Nói cách khác vật chứng là tất cả những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dạng, kích cỡ.. có thể xác định được bằng các giác quan của con người.

Thứ hai: vật chứng chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế kiên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng phải nằm trong mối liên hệ tổng thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ án hình sự.

Vật chứng là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ phạm tội là đối tượng của vật chứng mà người phạm tội sử dụng để tác động lên dối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể, phương tiện phạm tội là dạng vụ thể của công cụ phạm tội.

Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm: Dấu vết của tội phạm là những phản ánh vật chất do tội phạm gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau. Dấu vết của tội phạm có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí …

Thứ ba: Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật do vật nó chỉ có thể được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự. thủ tục do pháp luật quy định.

Thứ tư: Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó chứa đựng những thông tin có tác dụng làm rõ việc có tội phạm xảy ra hay không, chỉ ra mối liên hệ giữa thủ phạm và nạn nhân hay hiện trường vụ án..

Trên đây là khái niệm cơ bản và đặc điểm của vật chứng nhằm tổng quan kiến thức và nâng cao cao trình  độ nhìn nhận chứng cứ trong một vụ án hình sự.

__________________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP
  • Email:
  • Hotline: 0967 583 973

Địa chỉ:

-Văn phòng 1: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.

-Văn phòng 2: 431 Tân Sơn, Phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm [Ảnh minh họa]

Tiêu chí

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

Khái niệm

Là việc người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.

Nhận thức của người phạm tội

Không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội.

Biết rõ hành vi phạm tội đã, đang hoặc sẽ được thực hiện nhưng vẫn không tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thời điểm phạm tội

Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện

Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác [đã, đang hoặc sẽ được thực hiện]

Miễn trách nhiệm

Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu TNHS

Trừ che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015

- Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu TNHS 

- Người bào chữa không phải chịu TNHS do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia nhiệm vụ bào chữa

Lưu ý: Nếu 02 đối tượng nêu trên che giấu tội phạm thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ không được miễn TNHS.

- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn TNHS

Mức phạt

 - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm [trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn]

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

CSPL

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi 2017]

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi 2017]

Xuân Thảo

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề