Dây acrs185 khả năng truyền tải bao nhiêu mw năm 2024

Huyện Châu Thành có vị trí địa lý nằm ở phía đông bắc của tỉnh Trà Vinh, nằm bao quanh thành phố Trà Vinh, là huyện có diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh. Toàn huyện có 13 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Châu Thành cách thành phố Trà Vinh 7km về phía Bắc dọc theo Quốc lộ 54. Lợi thế của huyện Châu Thành là nằm tiếp giáp với thành phố Trà Vinh, có các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng chạy qua, tạo thành mạng lưới khép kín giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận rất thuận lợi.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,53%, tổng giá trị sản xuất đến 10/2020 thực hiện 7.491,82 tỷ đồng, trong đó: Khu vực I thực hiện 3.359,67 tỷ đồng, tăng 2,94% so cùng kỳ; khu vực II thực hiện 2.195,12 tỷ đồng, tăng 41,3% so cùng kỳ; khu vực III thực hiện 1.937,03 tỷ đồng, tăng 16,16% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 62,28% năm 2015 xuống còn 43,89% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng từ 16,51% năm 2015 tăng lên 30,25% năm 2020 ; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ từ 21,20% năm 2015 tăng lên 25,86% năm 2020. Đồng thời chuyển dịch phát triển cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Thu nhập bình quân đầu người 50,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015.

Theo định hướng tại Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Trà Vinh phát triển theo 03 cụm, trong đó huyện Châu Thành thuộc cụm phát triển phía Bắc [bao gồm có Thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành và huyện Càng Long]. Đây được xác định là vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 05/4/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định QĐ 558/QĐ -TTg về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, để huyện đạt chuẩn nông thôn mới thì phải đạt tiêu chí số 1 – Tiêu chí về quy hoạch trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.

Ngày 18/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định QĐ 676/QĐ –TTg về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện với mục tiêu xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả nước; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Trên cơ sở đó, Ban thường vụ huyện ủy huyện Châu Thành đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 30/9/2019 v/v xây dựng huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2021 và giữ vững huyện nông thôn mới đến năm 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã xác định đến năm 2021 huyện Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương, tổ chức, quản lý, khai thác không gian đô thị - nông thôn, không gian phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, sản xuất nông nghiệp,.... gắn với việc gìn giữ các giá trị sinh thái và nhân văn của khu vực, đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài, đáp ứng xây dựng các tiêu chí huyện nông thôn mới theo Nghị quyết của Ban thường vụ huyện ủy thì việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040 là rất cần thiết.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch vùng huyện

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh gắn với mục tiêu, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn phát triển; phát triển du lịch dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa; hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn; nâng cao điều kiện sống người dân. Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý các quy hoạch, làm tiền đề thu hút đầu tư, định hướng phát triển hợp lý các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện;

Mục tiêu cụ thể:

- Năm 2021: Là huyện đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Trà Vinh, xây dựng huyện nông thôn mới phù hợp với quá trình đô thị hóa;

- Đến năm 2030: Là huyện phát triển của tỉnh. Là vùng không gian lãnh thổ phát triển bền vững có chất lượng sống tốt, vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [NN CNC] theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng;

- Đến năm 2040: Là vùng động lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội phía đông nam của tỉnh. Trung tâm về vùng nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, đầu mối thương mại, dịch vụ phía đông của tỉnh.

2.2 Nhiệm vụ của đồ án

  1. Nhận dạng về động lực và tiềm năng phát triển của huyện

Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng xây dựng đô thị, các nguồn lực phát triển, các khu vực dân cư đô thị - nông thôn, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, phân tích mối quan hệ giữa huyện với các huyện, thành phố giáp ranh trong tỉnh [Thành phố Trà Vinh, huyện Cầu Ngang, huyện Tiểu Cần, huyện Càng Long] và các huyện giáp ranh của tỉnh Bến Tre lân cận [huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày Nam]; mối liên hệ với tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Sóc Trăng, trục phát triển kinh tế dọc QL53, QL 54 và QL60; Nghiên cứu các cơ sở hình thành và phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn chủ yếu; Nghiên cứu hệ thống các khung hạ tầng quốc gia gắn kết với hệ thống đô thị và các cụm công nghiệp, du lịch, thương mại, vùng sản xuất nông nghiệp cùng kết cấu hạ tầng giao thông; Xác định các cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ thương mại, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp đã xây dựng và dự kiến hình thành gắn với cơ cấu chức năng đô thị, khu vực nông thôn, văn hóa Khơ Me đặc trưng, kết cấu hạ tầng khung; đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp đối với các tiểu vùng sinh thái.

  1. Xác định khung phát triển vùng

- Xác lập tầm nhìn của vùng: Xác định vai trò và vị thế hướng tới của vùng huyện Châu Thành trong các mối quan hệ liên vùng tỉnh; mục tiêu phát triển về các mặt kinh tế xã hội, môi trường đầu tư, phân bố dân cư, xu thế đô thị hóa, thu hút lao động và môi trường; vị thế của các đô thị cấp huyện.

- Đề xuất phân vùng phát triển: Xác lập các phân vùng phát triển không gian, về quy mô, chức năng chính theo hướng kết nối tổng thể phát triển chung của vùng phụ cận và vùng tỉnh, khai thác hiệu quả các tiềm năng của khu vực vùng huyện.

- Dự báo phát triển vùng: Dự báo về các động lực phát triển kinh tế xã hội chủ đạo và các phân vùng kinh tế của toàn huyện; Quy mô dân số, lao động, cơ cấu lao động và xu hướng dịch chuyển cơ cấu dân cư và lao động, tỉ lệ tăng trưởng cơ học và nguồn dịch cư trong ngoài huyện; Những yêu cầu về quỹ đất xây dựng và quy mô một số vùng trọng điểm đầu tư.

- Đề xuất các định hướng phát triển không gian vùng: Các vùng chức năng lớn, trục hành lang kinh tế, khu vực kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế- không gian chủ đạo của tỉnh trên cơ sở xem xét rà soát các khung giao thông.

- Đề xuất tổ chức không gian xây dựng: Đô thị, dịch vụ thương mại, công nghiệp - TTCN, du lịch, nông - lâm nghiệp, định hướng sử dụng đất và yêu cầu tổ chức không gian các khu công nghiệp lớn, các ngưỡng phát triển và các khu, điểm công nghiệp vừa và nhỏ gắn địa bàn; Phân cấp, phân loại đô thị, lựa chọn hình thái cấu trúc, chức năng và quy mô các đô thị trọng điểm, đô thị mới, đô thị cấp huyện; Tổ chức không gian các phân vùng, phạm vi phát triển và các vùng cần bảo vệ về sinh thái tự nhiên; Rà soát các quy hoạch đô thị để xác lập những yêu cầu cần điều chỉnh quy hoạch và xem xét khả năng hình thành các đô thị mới.

- Định hướng phát triển giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng: Xác định các định hướng tổng quát về phát triển khung giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối trên toàn huyện, nối kết liên vùng trong địa bàn vùng trọng điểm và các huyện lân cận; xác định các công trình có cấp độ quốc gia, liên vùng, nội vùng.

  1. Đánh giá môi trường chiến lược

Xác định hệ khung môi trường tự nhiên, các nguồn tác động chính, đối tượng và quy mô chịu tác động và các biện pháp phòng ngừa và quản lý các tác động môi trường đối với vùng huyện Châu Thành.

3. Căn cứ lập quy hoạch

3.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

- Luật Quy hoạch đô thị đã được hợp nhất tại Văn bản số 49/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội;

- Luật Xây dựng đã được hợp nhất tại Văn bản số 48/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ 07/05/2019 v/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng được hợp nhất tại Văn bản số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định 676/QĐ-TTg ngày 18/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 – 2020;

- Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 12/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định 804/QĐ-TTg ngày 9/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;

- Quyết định 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 8/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Đề án Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh [lập lại];

- Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Bổ sung cụm công nghiệp Tân Ngại, huyện Châu Thành vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2025;

- Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1940/QĐ-BCT ngày 19/5/2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

- Quyết định số 13309/QĐ-BCT ngày 04/12/2015 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Trà Vinh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 – Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV;

- Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030;

- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 của UBND tỉnh Trà Vinh v/v điều chỉnh nội dung Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030;

- Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh;

- Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Châu Thành;

- Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 8/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Châu Thành;

- Công văn số 1824/UBND-CNXD ngày 15/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh v/v lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt dự toán chi phí Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ; các Quyết định các Bộ, UBND tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt các Quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và huyện Châu Thành;

- Quyết định 804/QĐ-TTg ngày 9/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; Quyết định 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 30/03/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040.

- Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 30/9/2019 của Ban thường vụ huyện ủy huyện Châu Thành v/v xây dựng huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2021 và giữ vững huyện nông thôn mới đến năm 2025;

- Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 22/9/2021 của Hội đồng nhân dân huyện Châu Thành về việc thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Báo cáo kết quả thẩm định số 09/BCTĐQH-SXD ngày 20/8/2021 của Sở Xây dựng v/v thẩm định đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Công văn số 1670/SCT-VP của Sở Công thương ngày 08/10/2021 v/v đóng góp ý kiến dự thảo Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Công văn số 1412/SGTVT-KH của Sở Giao thông vận tải ngày 08/10/2021 v/v đóng góp dự thảo Quyết định của UBND tỉnh;

- Công văn số 2781/VP-CNXD của Văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh ngày 11/10/2021 v/v ý kiến dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040;

- Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 30/03/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040.

3.2 Các dự án quy hoạch, dự án chuyên ngành liên quan, cơ sở số liệu

- Số liệu huyện Châu Thành năm 2018, 2019, 2020;

- Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành về Kết quả xây dựng Nông thôn mới hết năm 2020;

- Các quy hoạch, dự án giao thông đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Châu Thành và tỉnh Trà Vinh;

- Các dự án, quy hoạch và các tài liệu, số liệu liên quan của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Châu Thành có liên quan đến khu vực lập quy hoạch;

- Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam [2016];

- Các bản đồ địa hình, hành chính khu vực quy hoạch và vùng phụ cận tỷ lệ 1/5.000,1/10.000, 1/25.000, 1/50.000, vv...;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.

4. Phạm vi, quy mô và giai đoạn lập quy hoạch

4.1 Phạm vi, quy mô lập quy hoạch

  1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Châu Thành có kết nối với các huyện xung quanh trong bối cảnh phát triển tổng thể chung của toàn tỉnh Trà Vinh.

  1. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch

- Toàn bộ địa giới hành chính của huyện Châu Thành [bao gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó: 1 thị trấn và 13 xã] với tổng diện tích tự nhiên là 349,01km2, được giới hạn như sau:

 Phía Bắc giáp Thành phố Trà Vinh

 Phía Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre

 Phía Đông giáp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

 Phía Đông Nam giáp huyện Cầu Ngang

 Phía Nam giáp với huyện Trà Cú

 Phía Tây giáp huyện Tiểu Cần

 Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long.

- Quy mô dân số hiện trạng năm 2020 là 144.040 người, mật độ dân số 412,7 người/km2

4.2 Giai đoạn lập quy hoạch

 Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030

 Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG HUYỆN

1.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên

1.1.1 Khí hậu

Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình từ 25 – 28 oC, nhiệt độ cao nhất 35,8 oC vào tháng 4 – 5 và thấp nhất là 18,7oC vào tháng 1 – 2.

Tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1.400-1.500mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa [tháng 7,8,9 đạt 300mm/tháng]. Thời gian mưa và lượng mưa có xu hướng giảm dần về phía Nam.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Châu Thành với đặc điểm nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung theo mùa nên thường xảy ra ngập úng cục bộ đối với một số vùng có địa hình thấp, trũng.

1.1.2 Địa hình

Châu Thành có địa hình đặc thù, đó là địa hình đồng bằng ven biển với những giồng cát chạy dài. Nhìn chung, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình phổ biến từ 0,4 – 1,2m [chiếm khoảng 87% diện tích toàn huyện]. Nơi có địa hình cao nhất [+5 m] là các đỉnh giồng thuộc Đa Lộc - Mỹ Chánh. Nơi có địa hình trũng [+0,2 m] thuộc các cánh đồng ở xã Thanh Mỹ và rãi rác ở các xã Phước Hảo, Lương Hòa, Lương Hòa A, Song Lộc, Hòa Thuận. Do sự phân cách giữa các giồng cát và hệ thống sông rạch đã tạo nên địa hình của huyện khá phức tạp và có đặc tính riêng của từng vùng.

1.1.3 Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Đất đai huyện Châu Thành được hình thành do quá trình bồi lắng của vật liệu trầm tích biển trong thời kỳ biển lùi. Hàm lượng, chất lượng và sự phân bố vật liệu phù sa cùng với hoạt động kiến tạo đã dẫn đến sự hình thành các loại đất khác nhau. Nhìn chung, đất đai của huyện thích hợp cho trồng cây hàng năm [đặc biệt là lúa nước]. Hạn chế chung trong khai thác sử dụng đất của huyện là thiếu nguồn nước ngọt, nhiều vùng đất bị nhiễm mặn vào mùa khô.

 Đất cát giồng: có 2.144,00 ha, chiếm 6,25% diện tích đất tự nhiên. Đất có địa hình cao, thành phần chủ yếu là cát mịn đến cát mịn pha sét, có tần canh tác mỏng.

 Đất phù sa: có 6.676,60 ha, chiếm 19,46% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là diện tích đất phù sa phủ trên nền cát biển [573,60 ha] và đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống Sông Cửu Long [6.103,00 ha]. Đất phù sa phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, có cao trình phổ biến từ 0,60-1,20 m.Thành phần chủ yếu là sét pha thịt, hàm lượng dinh dưỡng ở mực trung bình đến khá cao, thích hợp trồng lúa 2-3 vụ/năm.

 Đất mặn: có 7.018,60 ha, chiếm 20,45% diện tích đất tự nhiên.

 Đất phèn: có 7.534,90 ha, chiếm 21,96% diện tích đất tự nhiên. Thành phần từ sét đến sét pha thịt, hàm lượng dinh dưỡng ở mức thấp đến trung bình, thích hợp trồng lúa 1 vụ lúa, màu hoặc 1 vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

 Đất líp: có 6.444,00 ha, chiếm 18,78% diện tích đất tự nhiên. Phân bố dọc theo các kênh rạch, các trục lộ giao thông và các khu dân cư các vùng cây ăn trái. Đất líp có địa hình cao đến khá cao, không bị ngập, không mặn thích hợp trồng cây lâu năm.

- Tài nguyên rừng: Huyện Châu Thành có 551,01 ha rừng, chiếm 1,61% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Hòa Minh, Long Hòa, được trồng ở khu vực bãi bồi ven cửa sông nhằm bảo vệ môi trường, chống sạt lở và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu.

- Tài nguyên biển: Huyện có 2 xã đảo là Long Hòa và Hòa Minh, nằm tiếp giáp với cửa Cung Hầu thông qua biển Đông. Đây là một trong các cửa biển lớn và quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng. Gắn với các ngư trường có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu,…

- Tài nguyên khoáng sản: Kết quả khảo sát, thăm dò của Tổng cục Địa chất trên địa bàn huyện đã phát hiện ra 2 mỏ sét: Mỏ sét Mỹ Chánh nằm ở xã Mỹ Chánh và mỏ sét Tầm Phương nằm ở xã Đa Lộc và xã Lương Hòa với trữ lượng vào khoảng 20.000 m3 ở độ sâu từ 2 m - 8 m.

- Tài nguyên du lịch:

 Huyện Châu Thành với cộng đồng dân cư sinh sống gồm phần lớn đồng bào Kinh, đồng bào dân tộc Khmer và số ít dân tộc khác với sự phong phú và đa dạng về văn hóa.

 Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ tổ quốc của nhân dân như: Cỏ Ống [xã Hòa Minh], Cả Nứa [xã Long Hòa]; Bà Trầm, rừng Đon [xã Hưng Mỹ]; Cây Dương, Phú Thọ [xã Thanh Mỹ]; Ô Bắp [xã Lương Hòa A], Ô Chích [xã Lương Hòa],… Ngoài ra, còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với các dân tộc, tôn giáo khác nhau như: Chùa KomPong Chrây [TT Châu Thành], chùa KomPong Thmo [Lương Hòa], Chàu ChôngTọp [Lương Hòa A], Chùa Phnô Anđet [Đa Lộc], Chùa Knok [Song Lộc], Chùa Samrong Thum [Mỹ Chánh], Chùa Kột [Nguyệt Hóa], Chùa Knong Srók, Phnô Komput [Hòa Lợi],… với nhiều kiểu kiến trúc đặc trưng độc đáo.

 Với những đặc trưng về văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội truyền thống của các dân tộc cùng với 2 xã cù lao Long Hòa và Hòa Minh với các cồn lớn nhỏ như: Cồn Cò [xã Hưng Mỹ], Cồn Phụng [xã Long Hòa], Cồn Chim, [xã Hòa Minh],… nối liền ra biển Đông tại cửa Cung Hầu là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút khách tham quan đến với Châu Thành.

1.1.4 Thuỷ văn và địa chất thủy văn

Toàn huyện có 355 km kênh mương thủy lợi chính, gồm 80 km kênh cấp I và 275km kênh cấp II, bình quân 1 ha đất canh tác có 12,62m kênh mương thủy lợi .

Do nằm ven sông Cổ Chiên và có xã đảo Hoà Minh và xã đảo Long Hòa chạy dài ra sát cửa Cung Hầu nên huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông, thông qua đoạn sông Cổ Chiên vào các hệ thống sông rạch lớn như: Láng Thé – Ba Si – Ô Chát, sông Trà Vinh – kinh Thống Nhất hệ Tầm Phương, sông Bãi Vàng – Vinh Kim. Ngoài ra, do yêu cầu tiếp ngọt với hai cống ngăn mặn Đa Lộc, Hiệp Hòa vào mùa khô, nguồn nước từ Cầu Quan được đưa sang kinh Thống Nhất vào Châu Thành. Trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch và 2 lần triều kèm sau ngày 7 và 23 âm lịch [từ 2 đến 3 ngày], biên độ triều hàng ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông.

Biên độ tắt dần khi vào nội đồng, đặc biệt vào mùa triều cường [tháng 10,12 dương lịch] đối với vùng kinh Thống Nhất qua ngọn Ô Chát chịu ảnh hưởng chung của sông Cổ Chiên và sông Hậu, biên độ triều hàng ngày nhỏ và hầu như không đáng kể vào thời kỳ triều cường nhất trong năm. Một số vùng thấp [Thanh Mỹ – Đa Lộc] có thời gian nước trên đồng không rút được, dù độ ngập không lớn.

Mạng lưới sông rạch:

+ Sông Cổ Chiên: là một trong 3 nhánh sông Tiền, rẽ nhánh từ khu vực thành phố Vĩnh Long chảy theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam. Đoạn sông Cổ Chiên đi qua huyện Châu Thành dài khoảng 30 km và được rẽ thành hai nhánh bởi xã đảo Long Hoà và xã Hoà Minh đổ ra biển Đông qua cửa Cung Hầu. Sông rộng trung bình 1,8 – 2,1km và rất sâu, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên khả năng tích nước và thoát nước lớn, lưu lượng bình quân 12.000 – 19000 m3/s, hàm lượng phù sa từ 100 – 500g/m3.

+ Sông Láng Thé - Ba Si: được bắt nguồn từ sông Cổ Chiên chạy theo ranh giới hai huyện Càng Long và Châu Thành, chia làm hai nhánh có chiều dài 16,3km, ảnh hưởng chủ yếu đến đất đai các xã phía Bắc của huyện.

+ Sông Song Lộc có tổng chiều dài 14 km, được hình thành từ nhánh rẽ của sông Ba Si chảy qua địa bàn các xã Song Lộc, Lương Hòa đến kinh Thống Nhất tại xã Thanh Mỹ.

+ Sông Bãi Vàng – Vĩnh Kim bắt đầu từ ranh giới giữa hai huyện Châu Thành và Cầu Ngang chạy theo hướng Đông – Nam dài khoảng 8km.

+ Kênh Thống Nhất: là đoạn tiếp nối của sông Giồng Lức thông với sông Hậu qua các huyện Tiểu Cần và Trà Cú. Đoạn nằm trên địa bàn Châu Thành dài khoảng 8 km.

1.1.5 Địa chất công trình

Là một huyện nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên kết cấu nền đất yếu, các công trình xây dựng với quy mô lớn cần phải chú trọng đến công tác gia cố nền móng, cần có khảo sát địa chất cụ thể trước khi xây dựng công trình để có giải pháp phù hợp.

1.1.6 Đánh giá các điều kiện tự nhiên

  1. Thế mạnh của vùng:

- Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Trà Vinh có vị trí bao quanh thành phố Trà vinh, có diện tích tự nhiên lớn của tỉnh. Có nhiều đường giao thông quan trọng Quốc gia [QL 53, QL 54, QL 60] và đường thủy sông Cổ Chiên chảy qua, huyện giáp cửa biển Cung Hầu… Giao thông đường bộ, đường thủy tạo thành mạng lưới giao thông khép kín giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận rất thuận lợi. Cùng với thành phố Trà Vinh, huyện Càng Long và huyện Châu Thành được xác định là vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Với điều kiện thổ nhưỡng, địa chất, khí hậu thuận lợi với nhiều loại cây trồng, tài nguyên nước dồi dào, huyện có tiềm năng phát triển cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là Lúa, Dừa, Cây ăn quả, nuôi tôm, cua, cá…có quỹ đất để phát triển xây dựng vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, xây dựng các cụm công nghiệp phân tán.

- Địa hình bằng phẳng kết hợp không gian sông nước lớn được thiên nhiên ưu dãi nhiều cảnh đẹp…. phù hợp phát triển du lịch sinh thái, đem đến cho du khách các trải nghiệm thiên nhiên thú vị.

  1. Hạn chế chính:

Do địa hình trên nền đất yếu nên hạ chế trong xây dựng những công trình cao tầng, công trình cầu do gây lún.

Tài nguyên trên địa bàn không đa dạng, chủ yếu các tài nguyên về đất, lâm nghiệp và tài nguyên nước. Các tài nguyên khác như tài nguyên khoáng sản trên địa bàn có trữ lượng thấp [có tài nguyên mỏ sét và cát]. Do vậy việc phát triển công nghiệp ngành khai khoáng, vật liệu xây dựng còn hạn chế.

Mặc dù có lợi thế về tài nguyên nước, tuy nhiên vị trí gần biển nên một số khu vực canh tác nông lâm nghiệp bị nhiễm phèn, mặn vào mùa khô.

1.2 Thực trạng kinh tế xã hội huyện

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 9,93%/năm, trong đó: Khu vực I tăng 2,94%; khu vực II tăng 23,29%; khu vực III tăng 14,38%.

Trong năm 2020 , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,53%, tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 7.491,82 tỷ đồng, trong đó Khu vực I thực hiện 3.359,67 tỷ đồng, tăng 2,94% so cùng kỳ; khu vực II thực hiện 2.195,12 tỷ đồng, tăng 41,3% so cùng kỳ; khu vực III thực hiện 1.937,03 tỷ đồng, tăng 16,16% so cùng kỳ. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 3.110 tỷ đồng, tăng 17,58% so cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng/người/năm, tăng 5,45 triệu đồng so năm 2019.

Tiếp tục phát triển nông, ngư, lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 67,31%, ngư nghiệp chiếm 32,03%, lâm nghiệp chiếm 0,66% trong cơ cấu giá trị sản xuất.

Về tổng thể, kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp cơ bản đạt tốc độ tăng về giá trị sản xuất, đồng thời giảm tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất chung của huyện; cơ cấu giá trị chăn nuôi, cây ăn quả, rau màu và thủy sản tiếp tục tăng. Giá trị sản xuất trên 01 đơn vị diện tích đất sản xuất từ 99,77 triệu đồng/năm tăng lên 112,55 triệu đồng/năm.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đều được lãnh đạo triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Các công trình thủy lợi hiện có đảm bảo phục vụ đa mục tiêu, được duy tu, nạo vét, chống xuống cấp, khơi thông dòng chảy đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông, sinh hoạt. Công tác tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất và xây dựng các mô hình định hướng chuyển đổi, nâng cao chất lượng, năng suất hàng hóa nông sản có sự đổi mới sát yêu cầu, nhiệm vụ, tay nghề của người dân được nâng lên.

1.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng huyện

Giá trị sản xuất năm 2020:

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2.176,68 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN thực hiện 1.039,1 tỷ đồng

- Giá trị thương mại - dịch vụ thực hiện 1.937.03 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế tương ứng là: Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 42,24%; Công nghiệp - TTCN, xây dựng chiếm 20,17%; Thương mại dịch vụ 37,59%,

1.2.3. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN năm 2020 thực hiện được 1.039,1 tỷ đồng, tăng 12,76% so cùng kỳ. Từ đầu quý 2 năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 một số công ty, doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, sau đó đã hoạt động ổn định trở lại nhưng vẫn chưa đạt so với kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Phát triển mới 56 cơ sở, nâng tổng số cơ sở/doanh nghiệp trên địa bàn toàn huyện đến nay có 1.225 cơ sở/doanh nghiệp.

Cụm công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn huyện đang trong giai đoạn khởi đầu hình thành các CCN tập trung. Theo Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc Bổ sung cụm công nghiệp Tân Ngại, huyện Châu Thành vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Huyện Châu Thành được xác định hình thành 03 CCN. Các CCN dự kiến trên hiện nay mới dừng lại ở lập Quy hoạch chi tiết CCN. Hiện CCN chưa thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB và chưa cho đơn vị nào thuê đất.

Bảng 1: Bảng thống kê các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành

TT Tên cụm công nghiệp Vị trí Số Quyết định bổ sung CCN Ngành nghề đăng ký Hiện trạng 2020

Diện tích [ha] Tỷ lệ lấp đầy [%]

1 Cụm CN Châu Thành Xã Lương Hòa QĐ 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 Chế biến bảo quản thủy sản và các sp từ thủy sản. Chế biến bảo quản rau củ quả, Sx hàng may mặc.Sửa chữa gia công cơ khí. 50

2 Cụm CN Tân Ngại Xã Lương Hòa A QĐ 2354/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 SX thuốc,hóa dược và dược liệu, chế biến bảo quản thủy sản và các sp từ thủy sản. Chế biến bảo quản rau củ quả, Sx hàng may mặc. 21,12

3 Cụm CN Bà Trầm Xã Hưng Mỹ QĐ 1967/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 50

Tổng cộng: 71.12

Cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp:

Phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tập trung vào các ngành có ưu thế về tiềm năng nguyên liệu và lao động tại chỗ như: Chế biến thủy - hải sản, chế biến lương thực, vật liệu xây dựng, may mặc xuất khẩu và thủ công mỹ nghệ…

Thực hiện tốt chính sách khuyến công, phối hợp hỗ trợ về thủ tục đất đai đối với Cty sản xuất giầy da Bảo Tiên, xã Song Lộc; Cty May Hàn Quốc, xã Mỹ Chánh; Chi nhánh Cty TNHH Giai Mỹ, ấp Sâm Bua, xã Lương Hòa; Cty TNHH New Mingda Việt Nam, xã Mỹ Chánh; Cty CP Dược phẩm TV. PHARM, xã Lương Hòa A; Cty may Hoàn Mỹ, Cty Ca cao Mê Kông, Bệnh viện An Phúc...

Phát triển mới 56 cơ sở, nâng tổng số cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn toàn huyện đến nay có 1.225 cơ sở doanh nghiệp.

Công ty TNHH thương mại và sản xuất Bảo Tiên đã đặt Khu nhà máy sản xuất các mặt hàng tiêu dùng quy mô 9,9571ha tại Ấp Khánh Lộc, xã Song Lộc huyện Châu Thành, hiện đã bắt đầu đi vào hoạt động với quy mô 1800- 2000 công nhân. Các ngành nghề kinh doanh là may trang phục, sản xuất vali, túi xách, yên đệm, sản xuất giày dép, sản xuất đồ chơi, trò chơi…..

1.2.4. Thương mại - Dịch vụ

Tiếp tục chuyển biến tích cực, lợi thế ven thành phố Trà Vinh đã thúc đẩy các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, cung ứng vật tư, hàng hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà trọ, ẩm thực… tăng mạnh; chợ nông thôn hầu hết đã chỉnh trang và khai thác hết diện tích; phát triển 02 chi nhánh ngân hàng [Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng đầu tư và phát triển].

Giá trị thương mại - dịch vụ ước thực hiện năm 2020 là 1.937.03 tỷ đồng, đạt 94,52%KH năm, so cùng kỳ tăng 16,16%. Đạt thấp so với kế hoạch do một số hoạt động bán buôn, bán lẻ, dịch vụ vận tải, ăn uống, nhà trọ, hoạt động vui chơi, giải trí...bị ảnh hưởng đợt dịch Covid-19 và một phần do lộ trình tăng lương cơ sở chưa thực hiện. Phát triển mới 149 cơ sở, nâng đến nay có 4.589 cơ sở [2.596 cơ sở thương mại, 1.993 cơ sở dịch vụ].

Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành có 19 chợ.

Bảng 2: Bảng thống kê điểm chợ trên địa bàn huyện Châu Thành

TT Tên chợ Địa điểm Diện tích

[m2] Hiện trạng chợ Chợ nằm trong quy hoạch

Chợ kiên cố Chợ bán kiên cố Chợ không có nhà lồng

1 Chợ Thị trấn Châu Thành Thị trấn Châu Thành 2.934 x x

2 Chợ Cầu Xây Xã Lương Hòa A 17.480 x x

3 Chợ Sâm Bua Xã Lương Hòa 1.081 x x

4 Chợ Ba Se B Xã Lương Hòa 1.359 x x

5 Chợ Song Lộc Xã Song Lộc 1.600 x x

6 Chợ Hòa Thuận Xã Hòa Thuận 961 x x

7 Chợ Phước Hảo Xã Phước Hảo 3.357 x x

8 Chợ Vang Nhứt Xã Phước Hảo 1.000 x x

9 Bãi Vàng[Hưng Mỹ] Xã Hưng Mỹ 2.400 x x

10 Rạch Vồn[Hưng Mỹ] Xã Hưng Mỹ 6.693 x x

11 Chợ Hòa Lợi Xã Hòa Lợi 3.720 x x

12 Chợ Mỹ Chánh Xã Mỹ Chánh 1.365 x x

13 Chợ Thanh Nguyên B Xã Mỹ Chánh 1.000 x x

14 Chợ Long Hòa Xã Long Hòa 1.764 x x

15 Chợ Long Hưng I Xã Hòa Minh 404 x x

16 Chợ Hòa Minh Xã Hòa Minh 1.454 x x

17 Chợ Nguyệt Hóa Xã Nguyệt Hóa 8.000 x

18 Chợ Đại Thôn [Phước Hảo] Xã Phước Hảo 1.000 x

19 Chợ Rạch Giồng Xã Long Hòa

Tổng cộng 60.466 11 7 4 16

1.2.5. Du lịch

Châu Thành có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Đặc biệt các loại hình du lịch như: văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái biển gắn với rừng ngập mặn, sông nước miệt vườn, tham quan nghỉ dưỡng…Trong đó, du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng. Cùng với bản sắc văn hóa đa dạng, cộng đồng dân cư sinh sống gồm phần lớn đồng bào Kinh, đồng bào dân tộc Khmer và số ít dân tộc khác với sự phong phú và đa dạng về văn hóa, nhiều công trình tôn giáo có kiến trúc độc đáo, có các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa.

Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với các dân tộc, tôn giáo khác nhau như: Chùa KomPong Chrây [TT Châu Thành], chùa KomPong Thmo [Lương Hòa], Chàu ChôngTọp [Lương Hòa A], Chùa Phnô Anđet [Đa Lộc], Chùa Knok [Song Lộc], Chùa Samrong Thum [Mỹ Chánh], Chùa Kột [Nguyệt Hóa], Chùa Knong Srók, Phnô Komput [Hòa Lợi],… với nhiều kiểu kiến trúc đặc trưng độc đáo. Các di tích lịch sử ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ tổ quốc của nhân dân như: Cỏ Ống [xã Hòa Minh], Cả Nứa [xã Long Hòa]; Bà Trầm, rừng Đon [xã Hưng Mỹ]; Cây Dương, Phú Thọ [xã Thanh Mỹ]; Ô Bắp [xã Lương Hòa A], Ô Chích [xã Lương Hòa],…

Với những đặc trưng về văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội truyền thống của các dân tộc cùng với 2 xã đảo Long Hòa và Hòa Minh, các cồn lớn nhỏ như: Cồn Cò [xã Hưng Mỹ], Cồn Chim, Cồn Phụng [xã Hòa Minh],… nối liền ra biển Đông tại cửa Cung Hầu là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút khách tham quan đến với Châu Thành.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, do kết cấu hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất du lịch còn thiếu, sản phẩm du lịch còn ít và chưa hấp dẫn nên chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch nhất là đối với khách quốc tế và khách lữ hành. Trong thời gian qua, du lịch chủ yếu tập trung khai thác các tài nguyên tự nhiên sẵn có và yếu tố văn hóa, tâm linh để thu hút khách.

Thực hiện Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 12/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Trà Vinh v/v phê duyệt Đề án Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh [lập lại], huyện Châu Thành bước đầu đã xây dựng Làng văn hóa du lịch Khmer Nam bộ tại ấp BaSe A, xã Lương Hòa gắn với Khu du lịch Ao Bà Om và và di tích lịch sử Bờ Lũy - Ao Nam; ra mắt điểm Du lịch cộng đồng ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh; bên cạnh đó, du lịch tâm linh được quan tâm phát triển ở các chùa: Vĩnh Phước, chùa Hang, chùa Phật Quang,…..

Du lịch sinh thái - văn hóa của huyện còn ở mức tiềm năng. Các hoạt động du lịch sinh thái - văn hóa hiện nay chủ yếu là tự phát. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch. Hiện tại trên địa bàn huyện có hơn 06 nhà nghỉ với tổng trên 100 phòng, có thể đáp ứng từ 200 đến 250 khách/đêm, tuy nhiên chất lượng thấp, phục vụ chưa chuyên nghiệp. Cơ sở thương mại, dịch vụ du lịch chưa phát triển, bản sắc văn hóa, lễ hội, nghi lễ truyền thống, nghề truyền thống, ẩm thực địa phương của các dân tộc phần lớn đã bị mai một, thiếu nguồn lực nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát triển. Tài nguyên du lịch của huyện ở dạng tiềm năng, có nơi bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác; chưa được đánh giá đầy đủ và chưa có kế hoạch khai thác; chưa tạo được sự liên kết vùng; chưa có nhân lực được đào tạo về quản lý và phục vụ dịch vụ du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế.

1.2.6 Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp có một số thuận lợi, các chính sách đầu tư trong nông nghiệp tiếp tục được triển khai thực hiện, công tác chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác được chú trọng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, hạn, mặn, nắng nóng kéo dài và xâm nhập vào nội đồng đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Tổng giá trị sản xuất Khu vực I thực hiện 3.359,67 tỷ đồng, đạt 96,58% KH. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản với giá trị sản xuất ước 1.159,87 tỷ đồng, đạt 104,11%KH.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2.176,68 tỷ đồng, đạt 92,96% NQ [giảm 6,13% so cùng kỳ].

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 49.049,42 ha, đạt 101,4%KH, tăng 637,44 ha so cùng kỳ, trong đó:

 Cây lúa: Diện tích gieo trồng 42.792,28 ha, đạt 101,4 %KH; diện tích thu hoạch 39.801,24 ha, năng suất 4,77 tấn/ha, sản lượng 189.559,33 tấn, đạt 81,1% kế hoạch, giảm 45.875,6 tấn so với cùng kỳ.

 Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác: Xuống giống 6.302,14 ha, đạt 100,38 %KH, tăng hơn so cùng kỳ 606,74 ha so cùng kỳ.

 Cây lâu năm: Cải tạo trồng mới 36 ha cây dừa, nâng đến nay 3.636 ha, đạt 100,2%KH; cải tạo và trồng mới 66,62 ha các loại cây ăn trái, nâng đến nay 1.480 ha, đạt 100 %KH.

Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống hạn, mặn. Tuy nhiên, do nước mặn xuất hiện sớm xâm nhập sâu vào nội đồng và kéo dài dẫn đến thiếu nước bơm tát làm cho 54,77% diện tích lúa vụ Đông Xuân và vụ Mùa bị ảnh hưởng, ước sản lượng mất đi khoảng 45.875,6 tấn lúa và 500 tấn hoa màu. UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do xâm nhập mặn trên địa bàn huyện với tổng số 8.617 hộ, trong đó: 8.508 hộ thiệt hại lúa và 109 hộ thiệt hại rau màu; tổng diện tích thiệt hại 6.539,97 ha; tổng kinh phí hỗ trợ 9.382.280.000 đồng.

- Về chăn nuôi:

 Tổng đàn heo 29.500 con, đạt 124,8%KH, tăng 2.760 con; đàn bò 40.544 con, đạt 104%KH, tăng 1.044 con; đàn dê 2.354 con, tăng 554 con; đàn gia cầm 1.094 ngàn con [gà 765 ngàn con], tăng 121,26 ngàn con so cùng kỳ.

 Trên địa bàn huyện có 07 trại chăn nuôi gia cầm [01 trại nuôi gà đẻ trứng] và 02 tổ hợp tác thường xuyên chăn nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ nuôi từ 1.000 - 5.000 con; 01 trại bò vỗ béo quy mô 70 - 100 bò thịt; 08 trại nuôi heo thịt quy mô từ 500 đến 2.600 con/đợt nuôi.

Hỗ trợ đầu tư thực hiện 04 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, thủy sản trên địa bàn huyện, nhìn chung các mô hình, dự án đang thực hiện đạt kết quả khả quan. Tổ chức 101 lớp tập huấn, tư vấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lĩnh lực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản,...

Phê duyệt đề án hỗ trợ ứng dụng máy tráng bánh và nồi hơi vào sản xuất bánh tráng đối với 01 hộ kinh doanh; phê duyệt Kế hoạch và thành lập Hội đồng “Bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện lần thứ V-năm 2020”, qua tổ chức bình chọn, công nhận 08 sản phẩm của 08 cơ sở doanh nghiệp tham dự.

Thực hiện đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh năm 2021. Thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và đã chọn được 02 nhiệm vụ thực hiện trong năm 2020 và 2021

- Thủy lợi nội đồng, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Vận động người dân vớt lục bình, khơi thông dòng chảy phục vụ sản xuất được 51 tuyến kênh, tổng chiều dài là 43,9 km; thi công hoàn thành 194/194 kênh cấp 3, đạt 100%KH, chiều dài 141,5 km, khối lượng 215.095 m3; phối hợp ngành tỉnh nạo vét 30 kênh cấp 2 và đăng ký bổ sung nạo vét 14 kênh cấp 2 trên địa bàn huyện từ nguồn vốn chống hạn mặn của tỉnh.

- Về tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp:

 Chuyển đổi 220,1 ha đất vườn, đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng màu, cây ăn trái,... trong đó từ đất lúa 200,93 ha và 19,16 ha từ đất vườn kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng màu.

 Kết quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nên nhiều vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao như: Chuyên nuôi thủy sản lợi nhuận từ 100 - 150 triệu đồng/ha/vụ; cây ăn trái: Thanh long, bưởi da xanh, đạt từ 50 - 150 triệu/ha/năm, trồng màu đạt từ 50 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Lâm nghiệp:

- Ước giá trị sản xuất 23,11 tỷ đồng, đạt 100%KH [giảm 7,55% so với cùng kỳ].

- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra việc chăm sóc và quản lý diện tích rừng được giao khoán bảo vệ được 15 cuộc ở các xã Long Hòa, Hòa Minh, Hưng Mỹ. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 589,98 ha rừng phòng hộ; diện tích rừng đã giao khoán bảo vệ 474,93 ha; diện tích rừng trong giai đoạn chăm sóc 43 ha; tỷ lệ che phủ rừng so với diện tích rừng được quy hoạch 55,85%.

- Có khoảng 26,96 ha rừng phòng hộ bị thiệt hại do gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, gây sóng lớn và dòng chảy thay đổi trên tuyến ven sông Cổ Chiên địa bàn xã Long Hòa, Hòa Minh.

Thủy sản:

- Ước giá trị sản xuất 1.159,87 tỷ đồng, đạt 104,11%KH [tăng 26,11% so với cùng kỳ]

- Tình hình nuôi trồng thủy sản đầu năm bị ảnh hưởng của thời tiết hạn, mặn; môi trường chưa ổn định gây ảnh hưởng đến tôm nuôi; tuy nhiên, bước vào vụ nuôi chính, thời tiết rất thuận lợi cho thủy sản phát triển, nên năng suất và sản lượng khá cao, nhất là đối với nuôi tôm thẻ thâm canh; khai thác biển trúng mùa sản lượng tăng cao so với cùng kỳ; đồng thời, giá xăng, dầu giảm mạnh nên ngư dân tăng công suất hoạt động. Tổng sản lượng khai thác và đánh bắt thuỷ sản 26.043,75 tấn, đạt 119 %KH, tăng 4.312,42 tấn so cùng kỳ, trong đó: Khai thác biển 7.677 tấn, tăng 657,2 tấn; khai thác nội đồng 1.360 tấn, tăng 32,48 tấn so cùng kỳ; nuôi trồng thuỷ sản 17.006,75 tấn, đạt 97,2 %KH, tăng 3.655,22 tấn so cùng kỳ.

- Nuôi thủy sản phát triển mạnh và tập trung chủ yếu ở vùng lợ gồm các xã Long Hòa, Hòa Minh và vùng ngoài đê bao 02 xã Hưng Mỹ, Phước Hảo với đa dạng đối tượng nuôi, các đối tương nuôi chính như: Tôm sú, cua biển, tôm thẻ, tôm càng xanh, cá lóc... với tổng diện tích 3.958,08 ha….

- Có 456 hộ nuôi tôm thẻ bị thiệt hại 99,39 triệu con giống, diện tích 134,97 ha, do môi trường đầu vụ nuôi không ổn định gây thiệt hại tôm nuôi giai đoạn 30 - 40 ngày tuổi; 458 hộ nuôi tôm càng xanh ở xã Long Hòa bị thiệt hại 15,39 triệu con giống, diện tích 245,37 ha, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ngoài ra, do triều cường dâng cao làm cho 42 hộ nuôi ở xã Long Hòa và Hòa Minh bị thiệt hại 3,679 triệu con tôm thẻ, tôm càng xanh, diện tích 13,84 ha.

1.3 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

1.3.1 Tình hình phân bố dân cư và tình hình đô thị hoá

Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện và tập trung chủ yếu tại thị trấn và các trung tâm xã. Mật độ dân số của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện dao động khá lớn, thấp nhất là xã Long Hòa với mật độ 177,5 người/km2, cao nhất là thị trấn Châu Thành với mật độ 1.792,4 người/km2.

Mât độ dân số trên địa bàn các xã, thị trấn

TT Tên đơn vị Diện tích Dân Mật độ

hành chính [ha] [Km2] số dân số

[người] [người/km2]

Tổng số 34.900,91 349,01 144.128 413,0

1 Thị trấn Châu Thành 343,78 3,44 6.162 1.792,4

2 Xã Đa Lộc 3.621,72 36,22 13.689 378,0

3 Xã Mỹ Chánh 2.649,76 26,50 11.037 416,5

4 Xã Thanh Mỹ 2.125,89 21,26 7.768 365,4

5 Xã Lương Hòa A 2.290,85 22,91 9.526 415,8

6 Xã Lương Hòa 2.297,48 22,97 11.343 493,7

7 Xã Song Lộc 3.421,10 34,21 13.096 382,8

8 Xã Nguyệt Hóa 1.177,59 11,78 7.389 627,5

9 Xã Hòa Thuận 1.428,38 14,28 13.663 956,5

10 Xã Hòa Lợi 1.571,25 15,71 11.730 746,5

11 Xã Phước Hảo 2.340,32 23,40 9.991 426,9

12 Xã Hưng Mỹ 2.790,56 27,91 8.590 307,8

13 Xã Hòa Minh 3.574,89 35,75 10.793 301,9

14 Xã Long Hòa 5.267,34 52,67 9.351 177,5

Tỷ lệ độ thị hoá của huyện Châu Thành hiện nay khoảng 4,28%. Tốc độ đô thị hoá tăng chậm trong vòng 5 năm gần đây.

Bảng 3: Tình hình phân bố dân cư và tình hình đô thị hoá

TT Năm Tổng số

[Người] Phân theo đô thị

nông thôn Tỷ lệ đô thị hóa [%]

Đô thị

[Người] Nông thôn

[Người]

1 2015 143.688 5.836 137.852 4,06

2 2016 146.788 5.902 140.886 4,02

3 2017 143.864 5.952 137.912 4,14

4 2018 143.963 6.027 137.936 4,19

5 2019 144.040 6.102 137.938 4,24

6 2020 144.128 6.162 137.966 4,28

1.3.2 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị

  1. Quy mô các đô thị

Huyện Châu Thành có 01 thị trấn là TT. Châu Thành. Trung tâm hành chính huyện hiện nay [trụ sở Huyện ủy – HĐND – UBND] nằm trên địa bàn thị trấn Châu Thành.

Thị trấn Châu Thành có quy mô diện tích và dân số không đạt theo quy định tối thiểu tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của UB thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Bảng 4: Bảng đánh giá các thị trấn trên địa bàn huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

TT

Tên đơn vị

hành chính

Diện tích

[ha] Tổng

số

[ngườ] Theo NQ 1211 [Theo NQ 653]

Kết luận [*]

1400[ha]/thị trấn 8.000 [người]/thị trấn

1 TT. Châu Thành 344 6.162 Không đạt [50%] Không

[*]

Không : Không thuộc diện sát nhập

Có : Có thuộc diện sát nhập

  1. Chất lượng đô thị

Hiện tại thị trấn Châu Thành là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Châu Thành là khu vực phát triển dịch vụ, thương mại, ... Có lợi thế về vị trí giáp thành phố Trà Vinh, nằm trên trục QL 54 nên thuận lợi cho giao lưu hàng hoá trong khu vực và vùng lân cận. Cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Kết nối, giao lưu giữa trung tâm huyện lỵ với các xã thuận tiện cũng như kết nối với các khu vực lân cận thuận lợi.

  1. Quản lý đô thị

UBND tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh tại Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 06/9/2014, Đồ án phê duyệt đã phục vụ rất tốt cho công tác quản lý phát triển đô thị.

Kết quả xây dựng đô thị văn minh: Đạt 22/24 nội dung Tiêu chuẩn “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” theo Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự thủ tự và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

  1. Mô hình phát triển và phân bố hệ thống đô thị trong huyện

Cùng với các đô thị đang trong quá trình nâng cấp của toàn tỉnh, hình thái đô thị của huyện Châu Thành phát triển phân bố dạng tuyến dọc theo đường QL 54.

  1. Phân loại hệ thống đô thị

Thị trấn Châu Thành

- Là đô thị loại V.

- Tính chất: Thị trấn Châu Thành là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện Châu Thành.

- Là khu vực phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại. Có lợi thế về giao lưu hàng hoá trong khu vực và vùng lân cận.

- Dân số thị trấn năm 2020: 6.162 người.

1.3.3 Thực trạng phát triển dân cư nông thôn

Huyện Châu Thành hiện có 13 xã, là huyện có phần lớn dân cư là nông thôn, tỷ lệ dân số nông nghiệp lớn. Dân cư nông thôn phân bố không đồng đều. Các trung tâm xã tập trung chủ yếu trên các trục đường giao thông chính [QL53, QL 54, QL60, các tuyến tỉnh TL 911, TL 912 và các tuyến đường huyện].

Các xã trên địa bàn huyện đang thực hiện đầu tư cải tạo, xây dựng phát triển xã theo các tiêu chí xã nông thôn mới. Kết quả bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Giai đoạn 2019-2020, đã triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch quy hoạch chung và phê duyệt 100% các xã, trong tương lai cần tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn phục vụ cho việc quản lý phát triển. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các xã ổn định.

Đánh giá các xã trên địa bàn huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Bảng 5: Bảng đánh giá các xã trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Theo NQ 1211

TT Tên đơn vị Diện tích Tổng số 3.000 8.000 Kết luận

hành chính [ha] [người] [ha]/xã [người]/xã

1 Xã Đa Lộc 3.622 13.689 Đạt Đạt Đạt

2 Xã Mỹ Chánh 2.650 11.037 Không đạt [>50%] Đạt Không

3 Xã Thanh Mỹ 2.126 7.768 Không đạt [>50%] Không đạt [>50%] Không

4 Xã Lương Hòa A 2.291 9.526 Không đạt [>50%] Đạt Không

5 Xã Lương Hòa 2.297 11.343 Không đạt [>50%] Đạt Không

6 Xã Song Lộc 3.421 13.096 Đạt Đạt Không

7 Xã Nguyệt Hóa 1.178 7.389 Không đạt [50%] Không

8 Xã Hòa Thuận 1.428 13.663 Không đạt [50%] Đạt Không

10 Xã Phước Hảo 2.340 9.991 Không đạt [>50%] Đạt Không

11 Xã Hưng Mỹ 2.791 8.590 Không đạt [>50%] Đạt Không

12 Xã Hòa Minh 3.575 10.793 Đạt Đạt Không

13 Xã Long Hòa 5.267 9.351 Đạt Đạt Không

[*]

Không : Không thuộc diện sát nhập

Có : Có thuộc diện sát nhập

Đánh giá các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 [Theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội]

1.4 Hiện trạng dân số lao động

1.4.1 Hiện trạng dân số

Năm 2020, dân số huyện Châu Thành là 144.128 người. Trong đó dân số đô thị là 6.162 người, dân số nông thôn là 137.966 người. Tỷ lệ phát triển dân số trung bình năm 2020 là 0,06%.

Bảng 6: Bảng biến động dân số 2015-2020

TT

Năm

Tổng số Phân theo đô thị TLệ phát triển DSố

[ Người] nông thôn [%]

Đô thị Nông thôn Tổng Đô thị Nông thôn

1 2015 143.688 5.836 137.852 1,81 1,12 2,10

2 2016 146.788 5.902 140.886 2,16 1,13 2,20

3 2017 143.864 5.952 137.912 -1,99 0,85 -2,11

4 2018 143.963 6.027 137.936 0,07 1,26 0,02

5 2019 144.040 6.102 137.938 0,05 1,24 0,00

6 2020 144.128 6.162 137.966 0,06 0,98 0,02

Hiện trạng dân số toàn huyện:

Bảng 7: Bảng hiện trạng dân số huyện Châu Thành

Tên đơn vị Số đơn vị hành chính Diện tích Dân số TL tăng Mật độ

hành chính Tổng Chia ra [ha] 31/12/20 tự nhiên [ng/km2]

số Thị trấn Xã [người] [%]

  1. Châu Thành 14 1 13 34.901 144.128 1,54 412,96

Hiện trạng thành phần dân tộc phân theo xã/thị trấn:

TT Đơn vị NĂM 2020

TỔNG SỐ Phân theo dân tộc

Kinh Khmer Khác

1 Thị trấn Châu Thành 6.162 3807 2053 302

2 Xã Đa Lộc 13.689 3492 10157 40

3 Xã Mỹ Chánh 11.037 6517 4490 30

4 Xã Thanh Mỹ 7.768 7554 203 11

5 Xã Lương Hòa A 9.526 3173 6332 21

6 Xã Lương Hòa 11.343 5385 5910 48

7 Xã Song Lộc 13.096 7985 5099 12

8 Xã Nguyệt Hóa 7.389 5121 2247 21

9 Xã Hòa Thuận 13.663 10433 3085 145

10 Xã Hòa Lợi 11.730 4917 6712 101

11 xã Phước Hảo 9.991 8033 1945 13

12 Xã Hưng Mỹ 8.590 8439 140 11

13 Xã Hòa Minh 10.793 10694 90 9

14 Xã Long Hòa 9.351 9270 75 6

Cộng 144.128 94.820 48.538 770

Tỷ lệ [%] 100 65,79 33,68 0,53

1.4.2 Hiện trạng lao động

Bảng 8: Bảng hiện trạng lao động huyện Châu Thành

TT Hạng mục Đơn vị Năm 2020

A Dân số Người 144.128

B Lao động trong độ tuổi Người 87.251

Tỷ lệ so với dân số % 60,54

I LĐ đang l/v trong các ngành kinh tế Người 66.685

Tỷ lệ so với LĐ trong độ tuổi % 76,43

1 _ Nông - lâm - ngư nghiệp Người 48.013

Tỷ lệ so LĐ đang l/v % 72,00

2 _ Công nghiệp – tiểu thủ CN Người 7.909

Tỷ lệ so LĐ đang l/v % 11,86

3 _ Thương mại - Dvụ- HCSN Người 10.763

Tỷ lệ so LĐ đang l/v % 16,14

II Số người trong độ tuổi không LĐ

[Nội trợ, mất sức, học sinh trong tuổi LĐ, thất

nghiệp và các trường hợp khác] Người 20.566

Tỷ lệ so LĐ đang l/v % 23,57

1.5 Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai

Hiện trạng sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh năm 2020, cụ thể:

- Diện tích đất nông nghiệp có 26.382,45ha, chiếm 75,59% diện tích đất tự nhiên.

- Diện tích phi nông nghiệp có 8.499,35ha, chiếm 24,35% diện tích đất tự nhiên.

- Diện tích đất chưa sử dụng có 19,12ha, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng đất như sau:

Bảng 9: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Châu Thành

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng

diện tích

[ha] Tỷ lệ

[%]

Tổng diện tích tự nhiên 34.900,92 100,00

1 Đất nông nghiệp 26.382,45 75,59

1.1 Đất trồng lúa 16.253,24 46,57

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 329,79 0,94

1.3 Đất trồng cây lâu năm 5.607,84 16,07

1.4 Đất rừng phòng hộ 515,05 1,48

1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.674,68 10,53

1.6 Đất nông nghiệp khác 1,85 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 8.499,35 24,35

2.1 Đất quốc phòng 23,51 0,07

2.2 Đất an ninh 5,90 0,02

2.3 Đất cụm công nghiệp 9,68 0,03

2.4 Đất thương mại, dịch vụ 25,68 0,07

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 44,65 0,13

2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2.366,67 6,78

2.6.1 Đất giao thông 918,47 2,63

2.6.2 Đất thủy lợi 1.209,82 3,47

2.6.3 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 5,59 0,02

2.6.4 Đất xây dựng cơ sở y tế 13,87 0,04

2.6.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 42,50 0,12

2.6.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 7,99 0,02

2.6.7 Đất công trình năng lượng 8,77 0,03

2.6.8 Đất công trình bưu chính viễn thông 1,67 0,00

2.6.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 24,42 0,07

2.6.10 Đất cơ sở tôn giáo 56,96 0,16

2.6.11 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 63,68 0,18

2.6.12 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội 7,52 0,02

2.6.13 Đất chợ 5,42 0,02

2.7 Đất danh lam thắng cảnh 0,00 0,00

2.8 Đất sinh hoạt cộng đồng 3,63 0,01

2.9 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 1,07 0,00

2.10 Đất ở tại nông thôn 1.051,69 3,01

2.11 Đất ở tại đô thị 41,18 0,12

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 20,38 0,06

2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,00 0,00

2.14 Đất tín ngưỡng 10,54 0,03

2.15 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 4.894,54 14,02

2.16 Đất phi nông nghiệp khác 0,24 0,00

3 Đất chưa sử dụng 19,12 0,05

1.6 Hiện trạng hạ tầng xã hội

1.6.1 Nhà ở

Nhà ở khu vực thị trấn và các xã dọc tuyến đường chính [Quốc lộ 53, QL 54, Ql 60, tỉnh lộ 911, 912, hương lộ 10, 11, 13, 14, 15, 16] hầu hết là nhà ở kiên cố, được xây dựng bằng vật liệu bền

Năm 2020, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giảm hộ nghèo 787 hộ [1,94%], hộ cận nghèo 1.009 hộ [2,49%]. Kết quả qua rà soát sơ bộ hộ nghèo năm 2020 giảm 835 hộ, đạt 106,09% và hộ cận nghèo giảm 629 hộ.

Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015: Số lượng nhà ở được hỗ trợ: 1.033 căn [tương đương 59,2 % so với, số lượng nhà ở đã được phê duyệt tại Đề án rà soát, điều chỉnh lần cuối cùng của tỉnh], trong đó số căn hộ được xây dựng mới 1.033 căn. Tổng số vốn huy động để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là 32.710 tr.đ. Tổng số vốn đã được giải ngân để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là 32.710 tr.đ.

Nhà tạm, dột nát: Hiện nay trên địa bàn huyện không còn nhà tạm dột nát.

Tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định: Hiện còn 13/13 xã đạt yêu cầu nội dung tiêu chí tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn >70%.

Ảnh 1: Nhà ở kiên cố vùng nông thôn

Ảnh 2: Nhà ở kết hợp thương mại ở thị trấn

- Nhà ở khu vực thị trấn hầu hết là nhà ở bán kiên cố và kiên cố, được xây dựng bằng vật liệu địa phương.

- Nhà ở khu vực các xã chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm.

- Bình quân đất ở 300-1.000m2.

- Nhà ở tại khu vực thị trấn có mật độ xây dựng bình quân 30-40%.

- Nhà ở tại khu vực các xã, mật độ xây dựng bình quân 20-25%.

1.6.2 Các công trình công cộng và dịch vụ

  1. Giáo dục- Đào tạo

Cơ sở giáo dục cấp huyện

Có 04 trường PTTH: 01 trường tại thị trấn Châu Thành, 01 trường tại xã Hòa Minh [phục vụ cho xã Hòa Minh và Long Hòa], Hòa Lợi [Phục vụ cho xã Hòa Thuận, Hòa Lợi, Hưng Mỹ và Phước Hảo ], 01 trường tại Lương Hòa A [Phục vụ cho xã Lương Hòa A, Song Lôc, Thanh Mỹ, Nguyệt Hóa].

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực Miền Nam.

Bảng 10: Bảng hiện trạng cơ sở giáo dục cấp huyện

TT Tên trường Xã, thị trấn Diện tích Số lớp Số học sinh Đạt chuẩn Quốc gia Ghi chú

1 Trường THPT Vũ Đình Liệu Khóm 2, Thị trấn Châu Thành 8.000 22 789

2 Trường THPT Hòa Minh Xã Hòa Minh 8.091 26 855 Đạt chuẩn mức độ 1

[Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 01/6/2021]

3 Trường THPT Hòa Lợi Xã Hòa Lợi 5.863,5 31

[16 lớp cấp 3] 1.094 [560] Đạt chuẩn mức độ 1

[Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 01/6/2021] Chung với THCS

4 Trường THCS - THPT Lương Hòa A Xã Lương Hòa A 10.737 29

[12 lớp cấp 3] 1023 [570] Đạt chuẩn mức độ 1

[Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 01/6/2021] Chung với THCS

Tổng cộng 21.954,5 76 2.774

Cơ sở giáo dục cấp xã

- Có 14 trường mầm non tại 14 xã, thị trấn. Tổng số 195 lớp học; 5320 học sinh; 334 giáo viên và CBNV.

- Có 15 trường tiểu học tại 14 xã, thị trấn, trong đó xã Mỹ Chánh có 2 trường. Tổng số 390 lớp học; 11.790 học sinh; 707 giáo viên và CBNV.

- Có 12 trường THCS học tại 14 xã, thị trấn. Tổng số 108 lớp học; 3.648 học sinh; 291 giáo viên và CBNV. Xã Hòa Lợi, xã Nguyệt Hóa không có trường THCS vì xã Lương Hòa A và xã Hòa Lợi đã có trường cấp 2-3; xã Nguyệt Hóa do quy mô lớp quá ít nên không đảm bảo điều kiện mở, cùng với đó, có trường cấp 2 thuộc phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp giáp với xã này, nên vẫn đảm bảo được nhu cầu dạy và học.

Bảng 11: Bảng hiện trạng cơ sở giáo dục cấp xã

- Giáo dục Mầm non:

TT Tên trường Xã, thị trấn Số lớp/Nhóm trẻ Số cháu Số CBQL, GV, NV

1 Trường MG Ban Mai Thị trấn Châu Thành 9 203 17

2 Mầm non Hưng Mỹ Xã Hưng Mỹ 10 277 24

3 Mầm non Hòa Lợi Xã Hòa Lợi 14 375 25

4 Mầm non Thanh Mỹ Xã Thanh Mỹ 13 347 18

5 Mẫu giáo Hoa Sen Xã Lương Hòa 13 377 27

6 Mầm non Long Hòa Xã Long Hòa 14 399 19

7 Mẫu giáo Lương Hòa A Xã Lương Hòa A 13 360 25

8 Mẫu giáo Song Lộc Xã Song Lộc 17 488 21

9 Mẫu giáo Tuổi Thơ Xã Mỹ Chánh 16 439 22

10 Mẫu giáo Hòa Minh Xã Hòa Minh 17 459 19

11 Mẫu giáo Nguyệt Hóa Xã Nguyệt Hóa 10 228 26

12 MN Tuổi xanh Xã Đa Lộc 26 704 46

13 Mẫu giáo Sơn Ca Xã Phước Hảo 11 335 22

14 Mẫu giáo Tuổi Hồng Xã Hòa Thuận 12 329 23

Tổng cộng 195 5320 334

- Giáo dục tiểu học:

TT Tên trường Xã, thị trấn Số lớp/Nhóm trẻ Số học sinh Số CBQL, GV, NV

1 Trường TH thị trấn Châu Thành Thị trấn Châu Thành 23 719 39

2 Trường TH Phước Hảo A Xã Phước Hảo 28 896 57

3 Trường TH Hòa Minh A Xã Hòa Minh 31 1001 59

4 Trường TH Đa Lộc A Xã Đa Lộc 37 1204 74

5 Trường TH Hòa Thuận A Xã Hòa Thuận 27 864 48

6 Trường TH Song Lộc A Xã Song Lộc 38 1236 64

7 Trường TH Tô Thị Huỳnh Xã Lương Hòa 19 599 39

8 Trường TH Nguyệt HóaA Xã Nguyệt Hóa 17 477 38

9 Trường TH Hưng Mỹ A Xã Hưng Mỹ 23 628 37

10 Trường TH Thanh Mỹ B Xã Thanh Mỹ 26 744 44

11 Trường TH Hòa Lợi Xã Hòa Lợi 28 877 48

12 Trường TH Mỹ Chánh A Xã Mỹ Chánh 14 371 25

13 Trường TH Lương Hòa C Xã Lương Hòa A 26 731 42

14 Trường TH Long Hòa Xã Long Hòa 32 915 59

Tổng cộng 390 11790 707

- Giáo dục Trung học cơ sở:

TT Tên trường Xã, thị trấn Số lớp/Nhóm trẻ Số học sinh Số CBQL, GV, NV

1 Trường THCS thị trấn Châu Thành Thị trấn Châu Thành 22 762 56

7 Trường THCS Lương Hòa Xã Lương Hòa A 21 726 60

8 Trường THCS Đoàn Công Chánh Xã Mỹ Chánh 10 314 31

9 Trường THCS Hòa Thuận Xã Hòa Thuận 19 580 41

10 Trường THCS Hưng Mỹ Xã Hưng Mỹ 9 329 27

11 Trường THCS Thanh Mỹ Xã Thanh Mỹ 13 461 36

12 Trường THCS Song Lộc Xã Song Lộc 14 476 40

13 Trường THCS Trương Văn Trì Xã Phước Hảo 10 320 30

13 Trường THCS Đa Lộc Xã Đa Lộc 10 320 30

Tổng cộng 108 3648 291

Ghi chú: Xã Hòa Lợi, xã Nguyệt Hóa và xã Lương Hòa A. Xã Hòa Lợi và xã Lương Hòa A vì đã có trường cấp 2-3. Xã Nguyệt Hóa do quy mô lớp quá ít nên không đảm bảo điều kiện mở trường, tuy nhiên, có trường cấp 2 phường 8 tiếp giáp với xã này.

Đánh giá:

Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện đáp ứng rất tốt nhu cầu học tập của người dân. Công tác triển khai, thực hiện công nhận các trường mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phổ cập bậc trung học được thực hiện tốt.

Hiện đã có 3/4 Trường THPT đạt chuẩn quốc gia [75%], huyện đã đạt tiêu chí huyện nông thôn mới về giáo dục.

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 98,57%, trung học phổ thông đạt 80,04%. Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của huyện được giữ vững và từng bước nâng lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình học ở các cấp luôn đạt tỷ lệ cao.

Ảnh 3: THPT Vũ Đình Liệu

Ảnh 4: THPT Hòa Lợi

  1. Y tế

Cơ sở y tế cấp tỉnh:

Bệnh viện y học cổ truyền, Bệnh viện An Phúc, Bệnh viện sản nhi, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội [xã Nguyệt Hóa], bệnh viện lao và bênh phổi [xã Lương Hòa], Trung tâm phòng chống bệnh xã hội [xã Đa Lộc].

Cơ sở y tế cấp huyện:

- Trung tâm Y tế huyện có bệnh viện đa khoa hạng III, quy mô 70 giường bệnh, tại trung tâm thị trấn Châu Thành .

- 01 phòng khám đa khoa khu vực, quy mô 10 giường bệnh, tại xã Hòa Minh.

Cơ sở y tế cấp xã:

- 14 trạm y tế tại 13 xã và 01 thị trấn, mỗi trạm có 5 giường lưu trú

Bảng 12: Bảng hiện trạng đất Y tế huyện Châu Thành

STT Tên trạm Địa điểm Diện tích đất [m2] Ghi chú

1 Trung tâm y tế huyện Châu Thành Khóm 2, TT.Châu Thành, huyện Châu Thành 9020,8 Bệnh viện hạng III, 70 giường bệnh

2 PKĐKKV Hòa Minh Đại Thôn A, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành 2167 10 giường bệnh

3 Trạm Y tế xã Long Hòa Rạch gốc, xã Long Hòa, huyện Châu Thành 2340 5 giường bệnh

4 Trạm Y tế xã Song Lộc Phú Lân, xã Song Lộc 1171,8 5 giường bệnh

5 Trạm Y tế xã Thị Trấn khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành 779 5 giường bệnh

6 Trạm Y tế xã Phước Hảo Đại Thôn, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành 514,8 5 giường bệnh

7 Trạm Y tế xã Hòa Lợi Quy Nông A, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành 2241,3 5 giường bệnh

8 Trạm Y tế xã Nguyệt Hóa Cổ Tháp B, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành 2094,5 5 giường bệnh

9 Trạm Y tế xã Thanh Mỹ Kinh xuôi, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành 1179,8 5 giường bệnh

10 Trạm Y tế xã Mỹ Chánh Đầu giồng A, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành 2833 5 giường bệnh

11 Trạm Y tế xã Lương Hòa A Ô Bắp, xã Lương Hòa A 1507,3 5 giường bệnh

12 Trạm Y tế xã Lương Hòa Sâm Bua, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành 1893 5 giường bệnh

13 Trạm Y tế xã Hưng Mỹ Rạch Vồn, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành 918,2 5 giường bệnh

14 Trạm Y tế xã Đa Lộc Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành 2270,7 5 giường bệnh

15 Trạm Y tế xã Hòa Thuận Vĩnh Trường, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành 1250 5 giường bệnh

16 Trạm Y tế Cồn Chim Cồn Chim 5 giường bệnh

Đánh giá: Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao, đội ngũ viên chức y tế được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật bằng các hình thức dài hạn, ngắn hạn. Trang thiết bị, phương tiện từng bước được đầu tư, 100% các xã, thị trấn triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi [xã Lương Hòa, huyện Châu Thành]

Ảnh 5: Trung tâm Y tế huyện Châu Thành

  1. Văn hóa

Cơ sở văn hóa cấp huyện:

Trung tâm văn hóa huyện chưa có. Hiện đang triển khai thủ tục, hồ sơ đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, gồm các hạng mục Nhà thi đấu đa năng, Nhà làm việc của Trung tâm văn hóa, hồ bơi, sân vận động và công viên:

- Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành: Đang lập thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến 01/7/2021 sẽ triển khai thi công.

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Châu Thành: Đang lập thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến 01/7/2021 sẽ triển khai thi công.

- Sân bóng đá huyện Châu Thành: Đang thi công, dự kiến tháng 10 sẽ hoàn thành.

Cơ sở văn hóa cấp xã/thị trấn:

- Thị trấn chưa có Nhà văn hóa.

- Nhà văn hóa xã:

+ Đã có: 13/13 xã có nhà văn hóa. Trong đó có 13/13 nhà đạt chuẩn nông thôn mới.

Quy mô diện tích khuôn viên xây dựng nhà văn hóa tại các xã, thị trấn thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 13: Bảng hiện trạng nhà văn hóa các xã của huyện Châu Thành

TT Nhà văn hóa xã Diện tích [m2] Đạt chuẩn

1 Nhà văn hóa xã Đa Lộc 250 x

2 Nhà văn hóa xã Mỹ Chánh 250 x

3 Nhà văn hóa xã Thanh Mỹ 428 x

4 Khu văn hóa TDTT xã Lương Hòa A 8554 x

5 Nhà văn hóa xã Lương Hòa 424 x

6 Nhà văn hóa xã Song Lộc 523 x

7 Nhà văn hóa xã Nguyệt Hòa 250 x

8 Nhà văn hóa xã Hòa Thuận 350 x

9 Nhà văn hóa xã Hòa Lợi 274 x

10 Nhà văn hóa xã Phước Hảo 250 x

11 Nhà văn hóa xã Hưng Mỹ 274,75 x

12 Nhà văn hóa xã Hòa Minh 424 x

13 Nhà văn hóa xã Long Hòa 534 x

Đánh giá:

- Kết cấu hạ tầng Trung tâm Văn hóa- Thể thao cấp huyện đang được triển khai thủ tục, hồ sơ đầu tư xây dựng. Hiện tại huyện chưa có nhà văn hóa huyện nhưng theo thông tư số 11/2010/TT- BVHTTDL quy định tiêu chí của Trung tâm văn hóa- thể thao, huyện sẽ tiến hành thiết kế dự án và xây dựng hội trường đa năng tối thiểu 300 chỗ, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong khuôn viên trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện

- Cơ sở văn hóa cấp xã: 13/13 xã đã có nhà văn hóa xã đạt chuẩn về quy mô xây dựng nhà văn hóa đa năng cấp xã. Cần tiếp tục nâng cấp thêm về cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị phục vụ hoạt động.

Ảnh 6: Nhà văn hóa 13/13 xã

Ảnh 7: Nhà văn hóa xã Đa Lộc

Ảnh 8: Nhà văn hóa xã Lương Hòa

  1. Chợ

Hiện trạng hệ thống chợ trên địa bàn huyện:

TT Tên chợ Địa điểm Diện tích

[m2] Hiện trạng chợ Chợ nằm trong quy hoạch

Chợ kiên cố Chợ bán kiên cố Chợ không có nhà lồng

1 Chợ TT thị trấn Châu Thành Thị trấn Châu Thành 4.250,00 x x

2 Chợ Cầu Xây Xã Lương Hòa A 15.297,40 x x

3 Chợ Sâm Bua Xã Lương Hòa 1.197,20 x x

4 Chợ Ba se B Xã Lương Hòa 1.359,00 x x

5 Chợ Song Lộc Xã Song Lộc 3.494,30 x x

6 Chợ Hòa Thuận Xã Hòa Thuận 501,10 x x

7 Chợ Phước Hảo Xã Phước Hảo 2.445,0 x x

8 Chợ Bãi Vàng Xã Hưng Mỹ 2.400,00 x x

9 Chợ Rạch Vồn Xã Hưng Mỹ 2.376,10 x x

10 Chợ Hòa Lợi Xã Hòa Lợi 4.253,30 x x

11 Chợ Mỹ Chánh Xã Mỹ Chánh 1.451,00 x x

12 Chợ Thanh Nguyên Xã Mỹ Chánh 608,30 x x

13 Chợ Long Hòa Xã Long Hòa 3.668,00 x x

14 Chợ Long Hưng I Xã Hòa Minh 404,0 x x

15 Chợ Hòa Minh Xã Hòa Minh 1.858,0 x x

16 Chợ Bà Trầm Xã Hưng Mỹ 1.182,0 x x

17 Chợ Nguyệt Hóa Xã Nguyệt Hóa 1.800,0 x

18 Chợ Vang Nhứt [Phước Hảo] Xã Phước Hảo x Chợ tạm

19 Chợ Đa Hòa [Phước Hảo] Xã Phước Hảo x Chợ tự phát

20 Chợ Rạch Giồng [Long Hòa] Xã Long Hòa x Chợ tự phát

21 Chợ chiều Thanh Nguyên [xã Mỹ Chánh] Xã Mỹ Chánh x Chợ tự phát

Tổng cộng 48.544,7

1.6.3 Các công trình cơ quan hành chính

Hiện trạng các cơ quan hành chính của huyện Châu Thành chủ yếu nằm trên địa bàn thị trấn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phục vụ hoạt động quản lý các cơ quan tổ chức nhà nước các cấp

Bảng 14: Bảng hiện trạng các công trình cơ quan hành chính trên địa bàn huyện

STT Hạng mục Diện tích [m2]

I Khối các cơ quan

1 Trụ sở UBND huyện Châu Thành 6600

2 Huyện Ủy Châu Thành 8500

3 Đài truyền thanh, văn hóa thông tin 7500

4 Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước 2600

5 Ngân hàng chính sách 1300

6 Ngân hàng nông nghiệp 2700

7 Bảo hiểm xã hội 1000

8 Công an huyện Châu Thành 3700

9 Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành 1300

10 Tòa án nhân dân huyện Châu Thành 2200

11 Thi hành án huyện Châu Thành 1000

12 Khối dân vận 2700

13 Chi Cục thống kê Châu Thành 300

14 Điện lực Châu Thành 2300

15 Phòng giáo dục huyện Châu Thành 3000

16 Trung tâm giáo dục thường xuyên 5000

17 Liên đoàn lao động huyện Châu Thành 800

18 Trung tâm dân số KHHGĐ 2000

19 Xí nghiệp thủy nông+ Hội làm vườn tỉnh Trà Vinh 16400

20 Quản lý điện nông thôn 840

22 Trung tâm viễn thông Châu Thành 1500

Ảnh 9: Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành

Ảnh 10: Ủy ban nhân dân TT Châu Thành

Ảnh 11: Ủy ban nhân dân xã Mỹ Chánh

Ảnh 12: Trung tâm bảo trợ xã hội

Ảnh 13: Công an huyện

Ảnh 14: Chi cục thi hành án dân sự

Ảnh 15: Bưu cục huyện

Ảnh 16: Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ảnh 17: Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Ảnh 18: Phòng Giáo dục huyện

Kho bạc Nhà nước huyện Châu Thành

Tòa án nhân dân huyện Châu Thành

1.7 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

1.7.1 Hiện trạng hệ thống giao thông

  1. Hiện trạng mạng lưới đường bộ

Giao thông đối ngoại:

Quốc lộ:

Trên địa bàn huyện có 03 đường quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 53, 54, 60 với tổng chiều dài 33,4 km. Đường nhựa, chất lượng tốt. Đường QL 53, Quốc lộ 54 và 60 đạt cấp III. Cụ thể như sau:

Quốc lộ 53: Đoạn đi qua huyện Châu Thành dài 13,85km. Là tuyến đường liên thông quan trọng nối huyện Châu Thành với TP. Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long và các huyện phía nam của tỉnh Trà Vinh. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp III. Đường có kết cấu nhựa, chất lượng tốt. Bề rộng mặt đường 11,0m, nền đường 12,0m.

Quốc lộ 54: Đoạn đi qua huyện Châu Thành dài 10,8km. Là đường trục chính của huyện. Tuyến đường kết nối TP.Trà Vinh đi qua trung tâm huyện Châu Thành tới các huyện phía nam của tỉnh. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp III. Đường kết cấu nhựa, chất lượng tốt. Đoạn qua thị trấn Châu Thành có lộ giới 21,0m, mặt đường 11,0m, vỉa hè 2x5,0m. Đoạn ngoài thị trấn có bề rộng mặt đường 7,0m, nền đường 12,0m.

Quốc lộ 60: Đoạn đi qua huyện Châu Thành dài 8,7km.Tuyến đường kết nối huyện Châu Thành đi các tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp III, kết cấu nhựa, chất lượng tốt. Đường có bề rộng mặt đường 7,0m, nền đường 12,0m.

Tỉnh lộ:

Trên địa bàn huyện có 03 tuyến đường tỉnh chạy qua với tổng chiều dài 34,6km. Gồm các đường tỉnh 911, 912, 915B:

- Đường tỉnh 911: Dài 13,9km. Là tuyến đường liên thông quan trọng nối huyện Châu Thành với huyện Càng Long, Cầu Kè. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp IV. Mặt đường láng nhựa, chất lượng tốt. Bề mặt rộng 3,5-5,5m, nền đường 9,0m.

- Đường tỉnh 912: Dài 7,2km. Là tuyến đường kết nối huyện Châu Thành [vị trí QL54] với huyện Tiếu Cần. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp IV. Mặt đường láng nhựa, chất lượng tốt. Bề mặt rộng 6,0m, nền đường 9,0m.

- Đường tỉnh 915B: Dài 13,5km. Là tuyến đường có chức năng đê bao cho huyện. Đoạn tuyến qua địa bàn đạt chuẩn đường cấp V. Mặt đường đá đỏ, chất lượng tốt. Bề mặt rộng 3,5-5,5m, nền đường 9,0m.

Giao thông đối nội:

Huyện lộ:

Trên địa bàn huyện có 08 tuyến Đường huyện [HL 03, HL.09, HL.10, HL.11, HL13, HL14, HL.15, HL.16, HL30] với tổng chiều dài 69,7Km.

Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn uyện Châu Thành

STT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối C.dài

[km] Hiện trạng 2020

C.Rộng [m] Kết cấu [km] Tình trạng mặt đường

Mặt Nền Nhựa BTXM CP+Đất Tốt TB Xấu

I Quốc lộ 33,4 33,4 - -

1 QL.53 Cầu Ba Si Cầu Kim Hòa [Cầu Ngang] 13,9 11,0 12,0 13,9 x

Đoạn 1 Cầu Ba Si Nút giao với đường Võ Văn Kiệt 2,9 11,0 12,0 2,9 x

Đoạn 2 Đường Nguyễn Đáng Cầu Kim Hòa [Cầu Ngang] 11,0 11,0 12,0 11,0 x

2 QL.54 Giáp ranh Trà Cú Giáp ranh tp. Trà Vinh 10,8 7,0 12,0 10,8 x

3 QL.60 Giáp ranh tp. Trà Vinh Giáp ranh huyện Tiểu Cần 8,7 7,0 12,0 8,7 x

II Đường tỉnh 34,6 38,5 - -

4 ĐT.911 ĐT.912 Cầu Đạp Sen 13,9 3.5-5.5 9,0 11,8 x

5 ĐT.912 QL.54, Mỹ Chánh, Châu Thành Giáp ranh huyện Tiểu Cần 7,2 6,0 9,0 10,2 x

6 ĐT.915B Cầu Long Bình 3 Giáp ranh huyện Cầu Ngang 13,5 3.5-5.5 9,0 16,5 x

III Đường huyện 69,7 56,1 13,7 -

7 Đường huyện 03 Ranh huyện Châu Thành khu vực sông Ba Si Giáp ranh TP Trà Vinh 3,0 8,0 9,0 3,0 x

8 Đường huyện 09 QL.60 Giáp ranh huyện Tiểu Cần 6,5 5,5 6,5 6,5 x

9 Đường huyện 10 ĐT 915B QL 53 5,1 5,5 6,5 5,1 x

10 Đường huyện 11 QL60 Cầu Ô Xây 4,4 6,0 7,0 4,4 x

11 Đường huyện 13 Đường huyện 11 Giáp ranh huyện Tiểu Cần 9,1 5,5 6,5 9,1 x

12 Đường huyện 14 QL.53, Hòa Lợi, Châu Thành ĐT.915B, Hưng Mỹ, Châu Thành 2,7 5,5 6,5 2,7 x

13 Đường huyện 15 QL.53, Hòa Lợi, Châu Thành Kè Bãi Vàng 6,4 5,0 - 8,0 6,5 - 9,0 6,4 x

14 Đường huyện 16 QL.53, Phước Hảo, Châu thành Hương lộ 13, Lương Hòa A, Châu Thành 14,6 14,6

Đoạn 1 QL.53, Phước Hảo, Châu thành QL.54, TT.Châu thành 5,4 6,0 7,0 5,4 x

Đoạn 2 QL.54, TT.Châu thành Cầu Thanh Nguyên 2,6 5,0 6,5 2,6 x

Đoạn 3 Cầu Thanh Nguyên Hương lộ 13, Lương Hòa A, Châu Thành 6,6 5,0 6,5 6,6 x

15 Đường huyện 30 Giáp đê: Hòa Minh, Châu Thành Giáp đê: Long Hòa, Châu Thành 18,0 4,3 13,7

Đoạn 1 Đầu Cồn, xã Hòa Minh, Châu Thành Gần cầu Láng Cháy 6,2 2,5 3,5 6,2 x

Đoạn 2 Gần cầu Láng Cháy Gần cầu Đại Thôn 2,2 2,5 3,5 2,2 x

Đoạn 3 Gần cầu Đại Thôn Cầu Rạch Cổ Bồng 4,8 3,5 5,0 4,8 x

Đoạn 4 Cầu Rạch Cổ Bồng Cầu Bà Chẩn 2,1 2,0 3,0 2,1 x

Đoạn 5 Cầu Bà Chẩn Giáp đê: Long Hòa, Châu Thành 2,7 2,5 3,5 2,7 x

Tổng 137,7 127,9 13,7 -

Đường xã:

STT Tên công trình Tổng số Km đường GTNT hiện trạng theo Quy hoạch Tổng số Km được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo quy hoạch Quy mô

Cấp A [Km] Cấp B [Km] Cấp C [Km] Cấp D [Km]

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

I Xã Đa Lộc 126,51 94,61 7,00 14,20 94,41 0,00

II Xã Mỹ Chánh 82,25 63,35 14,30 - 49,05 -

III Xã Thanh Mỹ 71,465 57,965 0 11,82 50,15 9,495

IV Xã Lương Hòa 10,0 10,7 10,0 0,0 0,0 0,0

V Xã Lương Hòa A 58,53 52,78 24,17 17,14 9,75 -

VI Xã Song Lộc 88,90 64,10 16,80 - 113,50 9,00

VII Xã Nguyệt Hóa 43,79 34,60 10,40 24,20 - -

VIII Xã Hòa Thuận 0,04 0,04 0,04 0,00 0,03 0,00

IX Xã Hòa Lợi 61,14 50,80 8,20 - 42,60 -

X Xã Hưng Mỹ 62,548 53,808 6,9 0 46,908 0

XI Xã Phước Hảo 52 32 7,0 18,0 6,60 0

XII Xã Long Hòa 74,43 69,73 9,70 - 40,70 19,33

XIII Xã Hòa Minh 74,18 74,18 11,38 - 62,80 -

XIV TT. Châu Thành - 23,94 9,05 8,08 0,38 6,63

Tổng: 805,56 682,19 134,89 93,48 516,88 44,45

Quy mô đường nhỏ hẹp, chiếm tỷ đa số mới đạt GTNT loại C, nhiều tuyến đường chưa vào cấp.

Bến xe: Trên địa bàn huyện không quy hoạch bên xe do giáp ranh huyện Châu Thành về phía Bắc đã có bến xe khách Tỉnh Trà Vinh.

  1. Hiện trạng giao thông đường thủy:

Giao thông đường thủy là hình thức giao thông quan trọng của tỉnh nói chugn và huyện Châu Thành nói riêng. Đặc biệt sông Cổ Chiên là tuyến giao thông thủy quan trọng của quốc gia. Ngoài ra hệ thống kênh do tỉnh quản lý cũng đóng góp vai trò lớn trong vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường thủy, giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Đường thủy có năng lực chuyên chở rất lớn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Sông, kênh do Trung ương quản lý:

Sông Cổ Chiên: Là phụ lưu của sông Mê Kông đi qua tỉnh Trà Vinh với chiều dài 23,8 km, đổ ra biển qua hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Cũng như sông Hậu, sông Cổ Chiên là con sông lớn, với chiều rộng thay đổi từ 0,5 - 2,0 km.

Cửa Cung Hầu nông, có nhiều roi cát di động, cản trở phương tiện thủy lớn ra vào. Hiện có một bãi bồi lớn tại cửa biển, chiều rộng lớn nhất của bãi bồi lên đến hơn 3 km. Cửa hiện chỉ cho phép tầu cỡ 2000 DWT ra vào có chờ triều.

Sông, kênh do tỉnh quản lý

- Sông Ô Chát: dài 8km, bắt đầu từ kênh Trà Ếch đến giao kênh Ngang. Nằm trên tuyến kênh trục dọc của tỉnh, đạt cấp V-ĐTNĐ.

- Kênh Ngang: dài 7,5km, điểm đầu giao sông Ô Chát, điểm cuối giao kênh 3/2, thuộc tuyến kênh trục dọc.

- Sông Ba Si: dài 6km, bắt đầu từ kênh Trà Ếch đến sông Láng Thé, đạt cấp V-ĐTNĐ. Tuyến sông Ba Si và sông Láng Thé tạo thành tuyến kênh nhánh 5 của tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa huyện Càng Long, huyện Châu Thành và TP.Trà Vinh.

- Kênh Thống Nhất: dài 21,5km, điểm đầu giáp sông Cần Chông, điếm cuối giao Sông Vĩnh Kim, thuộc tuyến kênh nhánh 6, đạt cấp V-ĐTNĐ.

- Kênh Trà Vinh: dài 17,98km, bắt đầu từ giao kênh Thông Nhất đến cầu Long Bình [TP.Trà Vinh], thuộc tuyến kênh nhánh 6, đạt cấp VI-ĐTNĐ.

Sông, kênh huyện quản lý:

Tổng chiều dài sông kênh rạch do huyện quản lý là 63,5km với 15 tuyến, đa số đạt cấp VI. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của người dân địa phương, phục vụ các phương tiện thủy có tải trọng nhỏ.

STT Tên sông, kênh Điểm đầu Điểm cuối Hiện trạng

C.dài

[km] Cấp

KT C.rộng đáy [m] C.sâu

[m]

I Trung Ương quản lý 34,0

1 Sông Cổ Chiên 34,0 ĐB-I 500-2000

II Tỉnh quản lý 61,0

2 Sông Ô Chát Kênh Trà Ếch Kênh Ngang 8,0 V

3 Kênh Ngang Sông Ô Chát Kênh 3/2 7,5 VI

4 Sông Ba Si Kênh Trà Ếch Sông Láng Thé 6,0 V

5 Kênh Thống Nhất Sông Cần Chông Kênh Trà Vinh 21,5 V 12,0 3,0

6 Kênh Trà Vinh Kênh Thống Nhất Cầu Long Bình 18,0 VI

III Huyện quản lý 63,5

7 Sông Đa Tèng Ngã 3 sông Ô Chát Xã Lương Hoà - H. Châu Thành 3,29 VI

8 Rạch Bà Trầm Sông Cổ Chiên Xã Hòa Minh - Huyện Châu Thành 2,13 VI 6,0 2,5

9 Kênh Ông Xây Ngã 3 kênh Tâm Phương Tp.Trà Vinh 3,71 VI

10 Kênh Bắc Phèn Kênh Thống Nhất Sông Đa Tèng 4,78 VI

11 Kênh Đường Trâu Sông Trà Vinh Kênh Xáng 1 3,21 VI

12 Kênh Xáng 1 Kênh Thống Nhất Xã Phước Hảo - H. Châu Thành 10,27 VI

13 Kênh Xáng 2 Kênh Thống Nhất Xã Lương Hoà - H. Châu Thành 7,24 VI

14 Kênh Tầm Phương Sông Đa Tèng Sông Trà Vinh 7,32 VI

15 Rạch Bàng Đa Kênh Xáng 1 Rạch Vang Nhất 3,21 VI 6,0 3,0

16 Rạch Giửa Sông Cổ Chiên Xã Hưng Mỹ - Huyện Châu Thành 1,47 VI

17 Rạch Ngãi Hiệp Ngã 3 rạch Vòm Xã Hưng Mỹ - Huyện Châu Thành 2,16 VI

18 Rạch Tân Lỏn Ngã 3 rạch Vòm Rạch Vang Nhất 2,44 VI

19 Rạch Vạng Nhất Rạch Bàng Đa Sông Bãi Vàng 4,5 VI

20 Rạch Vồn Sông Cổ Chiên Xã Hưng Mỹ - Huyện Châu Thành 3,94 VI

21 Sông Bãi Vàng Sông Cổ Chiên Rạch Trà Cuông 3,84 VI

Bến đò, bến phà:

Trên địa bàn huyện có 15 bến đò, bên phà đang hoạt động sau:

Số TT Tên bến Vị trí Phân cấp hiện trạng

Bờ phải Bờ trái

1 Bà Liêm - Bến Tre Km34+900, sông cổ Chiên, ấp Bà Liêm, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre Loại III

2 Rạch Ngựa - Bến Tre Km39+655, sông cổ Chiên, ấp Rạch Ngựa, xã Long Hòa, huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre Loại I

3 Bãi Vàng - xếp Phụng Km32+370, sông cổ Chiên [nhánh Cung Hầu], ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành Ấp Đại Thôn B, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành Loại II

4 Long Hưng II - Bến Tre Km40+300, sông cổ Chiên, ấp Long Hưng II, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre Loại II

5 Bà Trầm - Long Hưng II Km39+950, sông cổ Chiên [nhánh Cung Hầu], ấp Bà Trầm, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành Ấp Long Hưng II, xã Hòa Minh, Châu Thành Loại III

6 Vàm Lầu - Vàm Cả Nứa Km25+500, sông Cổ Chiên [nhánh Cung Hầu], ấp Bến Cát, xã Mỹ Long Bắc. huyện cầu Ngan Ấp Bùng Binh, xã Long Hòa, huyện Châu Thành Loại III

7 Rạch Gốc - Bến Tre Km37+435, sông cổ Chiên, ấp Rạch Gốc, xã Long Hòa, huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre Loại I

8 Ngãi Lợi - Cồn Nạn Km39+190, sông cổ Chiên [nhánh Cung Hầu], ấp Ngãi Lợi, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành Ấp Long Hưng II, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành Loại III

9 Rạch Kinh - Cồn Cò Km42+500, sông Cổ Chiên [nhánh Cung Hầu], ấp Rạch Kinh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành Ấp Cồn cò, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành Chưa đủ đk phân loại đường lên xuống

Chủ Đề