Dđề cương trung tam văn hóa kien trúc

Trung tâm Thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn là đơn vị thuộc Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam thực hiện các chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn trên địa bàn các tỉnh phía Nam [từ Đà Nẵng trở vào]; Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, các đề tài nghiên cứu khoa học [NCKH], dự án sự nghiệp kinh tế [SNKT],... và các hoạt động tư vấn trên lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và xây dựng,...

2. Nhiệm vụ

2.1. Tham gia công tác phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn theo yêu cầu của Viện trưởng.

2.2. Lập báo cáo và tổng hợp thông tin số liệu liên quan đến chức năng theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện hàng tháng, hàng quý, hàng năm và đột xuất.

2.3. Chủ trì và tham gia lập đề cương nghiên cứu nhiệm vụ thường xuyên [NVTX] và các đề tài NCKH, dự án SNKT,... theo sự phân công của Lãnh đạo Viện.

2.4. Tổ chức, nghiên cứu, triển khai NVTX và các chương trình, đề tài NCKH, dự án SNKT theo sự phân công của Lãnh đạo Viện; các hoạt động tư vấn trên lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và bảo tồn di sản.

2.5. Tư vấn lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc, thiết kế cảnh quan, bảo tồn di sản kiến trúc, dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và môi trường, các khu chức năng đặc thù.

2.6. Tư vấn đấu thầu, thi tuyển kiến trúc - quy hoạch.

2.7. Tổ chức tư vấn, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong công tác lập, nghiên cứu và tổ chức quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc, thiết kế cảnh quan, bảo tồn di sản kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, các đề tài NCKH, các dự án SNKT,...

2.8. Được ký các hợp đồng kinh tế hình thức chỉ định thầu và các hợp đồng kinh tế khác khi được uỷ quyền của Viện trưởng.

2.9. Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2.10. Thực hiện công tác tinh giản biên chế, luân chuyển cán bộ theo quy định của Nhà nước.

2.11. Thực hiện các công việc khác do Viện trưởng giao.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Trung tâm Thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn thuộc Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán phụ thuộc, được khắc con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam.

2. Trung tâm Thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn có Giám đốc và các Phó Giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Giám đốc Trung tâm Thiết kế đô thị, kiến trúc, cảnh quan và bảo tồn do Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam và trước pháp luật về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Các Phó Giám đốc Trung tâm do Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức. Các Phó Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện một số công tác của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về thực hiện những nhiệm vụ được phân công phụ trách. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó Giám đốc Trung tâm thay mặt Giám đốc điều hành các hoạt động của Trung tâm.

5. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của Viện và quy định của pháp luật, Trung tâm chủ động thực hiện, ban hành các quy chế, quy định riêng để phục vụ các hoạt động của Trung tâm sau khi được Lãnh đạo Viện thông qua.

6. Trong quá trình hoạt động và phát triển, việc tuyển dụng, quản lý nhân sự do Giám đốc Trung tâm đề xuất; việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các phòng trực thuộc Trung tâm do Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam quyết định theo đề xuất của Giám đốc Trung tâm./.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày BTLSQG. Theo đó, hệ thống trưng bày BTLSQG gồm: Trưng bày thường xuyên; trưng bày có thời hạn; trưng bày ngoài trời; không gian khám phá sáng tạo; khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước.

Nhiều hình thức trưng bày phong phú, trang trọng

Nội dung phần trưng bày thường xuyên có phần mở đầu mang tên: Việt Nam-đất nước, con người. Đây là phần giới thiệu một cách khái quát những đặc trưng, tiềm năng và thách thức của thiên nhiên Việt Nam trong mối quan hệ tương tác môi trường-con người-văn hóa... với những chủ đề cụ thể như: Đất nước Việt Nam; Thiên nhiên Việt Nam; con người Việt Nam.

Phần trưng bày theo tiến trình lịch sử nói lên sự xuất hiện từ rất sớm của con người trên đất Việt Nam và xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay được gói trong 5 chủ đề trưng bày: Việt Nam thời tiền sử; Việt Nam thời kỳ dựng nước đầu tiên và các nền văn hóa, văn minh-nhà nước sớm; Việt Nam từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên; Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX; Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay.

Đối với phần trưng bày có thời hạn, nội dung trưng bày sẽ là những chuyên đề nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm, sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước; trưng bày các sưu tập hiện vật, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới...

Về hình thức trưng bày ngoài trời ở BTLSQG sẽ gắn với các hoạt động văn hóa, nghi lễ, nghi thức và là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, tìm hiểu, thưởng ngoạn của công chúng. Các hiện vật,, sưu tập hiện vật trưng bày ngoài trời là những hiện vật thể khối lớn, chất liệu bền vững.

BTLSQG cũng sẽ có khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước, trong đó kết hợp hình thức tôn vinh, tưởng niệm mang tính truyền thống của dân tộc với việc ứng dụng công nghệ hiện đại.

Sưu tầm, tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật

Gần 200.000 tài liệu, hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ trưng bày của BTLSQG. Vì vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo cần sớm tiến hành triển khai công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật trên cơ sở nội dung nghiên cứu, trưng bày của BTLSQG với các phương thức: Khai quật khảo cổ học, mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, thu hồi, vận động hiến tặng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó là việc tiến hành tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật. Với khoảng 192.000 tài liệu, hiện vật từ 2 bảo tàng [Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam], công tác tư liệu hóa, số hóa bao gồm cả nội dung xây dựng trung tâm dữ liệu đảm bảo an toàn trong quản lý và thuận tiện trong khai thác.

Để tổ chức thực hiện các công việc quan trọng trên, Quyết định của Thủ tướng nêu rõ, tiến hành sáp nhập 2 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, thành lập BTLSQG nhằm phát huy mọi nguồn lực để thực hiện Dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả. Đồng thời, sẽ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nội dung và hình thức trưng bày BTLSQG của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo : www.chinhphu.vn

Chủ Đề