Đề án nhân sự là gì năm 2024

Hướng dẫn yêu cầu, cấp ủy trực thuộc TƯ quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 người [bảo đảm không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm].

Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, tập trung tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2015 - 2020; quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Đồng thời, xây dựng đề án nhân sự bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với địa bàn, lĩnh vực quan trọng và cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định.

Trên cơ sở nguồn cán bộ [tái cử và quy hoạch], cấp ủy các cấp tiến hành xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: "Phải coi trọng chất lượng cấp ủy, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy.

Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy.

Đồng thời, chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.

Nhân sự bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND

Hướng dẫn nêu rõ, cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Đối với một số chức danh cần xem xét cụ thể theo hướng, các nhân sự được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND.

Lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

Các nhân sự cấp ủy được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại luật Tổ chức Quốc hội và luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH, đại biểu HĐND.

Các nhân sự dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp [trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển].

Đối với những nhân sự khi thực hiện quy trình công tác cán bộ nếu chưa bảo đảm một số tiêu chuẩn, điều kiện. Các cấp ủy phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm những vi phạm trước khi xem xét giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy các cấp.

Chống chạy chức chạy quyền

Ngoài ra, hướng dẫn cũng lưu ý việc thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền; coi trọng việc nâng cao chất lượng cấp ủy các cấp

Cùng với việc thực hiện công tác quy hoạch theo định kỳ, các cấp ủy tổ chức đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác rà soát quy hoạch cán bộ vào quý 4/2019. Trong đó, lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; chú trọng quy hoạch chức danh người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Đồng thời, đặc biệt quan tâm quy hoạch đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp để tạo nguồn cán bộ và thực hiện chủ trương đổi mới cấp ủy theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị.

Để chuẩn bị một bước nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp ủy tổ chức đảng cần chủ động thực hiện điều động, luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ theo sát đề án nhân sự cấp ủy đã được thông qua.

Trong đó, quan tâm lãnh đạo, tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác khác đối với nhân sự ngay sau đại hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài…

Hướng dẫn nhấn mạnh, công tác nhân sự phải thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự theo quy định...

Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan trong thời gian không quá 1 ngày và hoàn thành trước tháng 12.

Thu Hằng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đại hội là một dịp để ta sàng lọc cán bộ. Ai xứng đáng thì làm, không thì thôi, không sợ thiếu cán bộ".

Nhân sự được coi là một trong những tài nguyên quý giá nhất của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều tổ chức thường đối mặt với khó khăn trong việc quản lý nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch nhân sự cho tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng PMS tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch nhân sự cho doanh nghiệp sao cho hiệu quả và bao gồm các bước nào?

Mục lục

Kế hoạch nhân sự là quá trình xây dựng chiến lược cho tổ chức, thường được thực hiện bởi nhóm lãnh đạo nhân sự của công ty. Trong quá trình này, họ đánh giá và xác định nhu cầu về nhân sự của tổ chức. Nói theo cách khác, kế hoạch nhân sự sẽ giúp bạn định rõ số lượng và vị trí nhân sự mà tổ chức cần để đạt được mục tiêu chiến lược của mình.

Mỗi doanh nghiệp có thể lập kế hoạch quản lý nhân sự riêng tùy thuộc vào đặc thù và mục tiêu của họ, kế hoạch có thể áp dụng cho toàn bộ tổ chức, từng nhóm nhỏ, phòng ban, hoặc dự án lẻ.

Ngoài ra, một bản kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo có đủ nhân sự để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Dự đoán được số lượng, vị trí nhân sự cần bổ sung trong tương lai.
  • Quản lý chi phí nhân sự hợp lý
  • Giúp giữ chân nhân viên giỏi cho công ty
  • Tạo sự gắn kết giữa nhân viên với nhau và cả cấp trên.
  • Giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề về nhân sự
  • Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
  • Xác định được các ứng viên tiềm năng có thể kế nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý.

Việc doanh nghiệp áp dụng một bản kế hoạch nhân sự chi tiết sẽ giúp ngăn chặn các vấn đề có thể gây trở ngại cho tốc độ phát triển hoặc ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những vấn đề này có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và đồng thời làm mất cơ hội kinh doanh.

\>> Tìm hiểu thêm: Nhân sự là gì? Công việc & vai trò của bộ phận nhân sự

2. Cách lập kế hoạch nhân sự cho công ty

2.1 Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch nhân sự là xác định rõ mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết của doanh nghiệp. Mục tiêu là nền tảng xây dựng kế hoạch, việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổ nhân sự hợp lý.

Các mục tiêu bao gồm mục tiêu chiến lược tổ chức, mục tiêu tài chính và mục tiêu phát triển. Ví dụ, mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu lên 20% trong năm 2024, doanh nghiệp sẽ cần tập trung vào đào tạo và tuyển dụng đội ngũ sale, tỷ lệ nhân viên sale có kinh nghiệm sẽ chiếm 70%.

2.2 Phân tích tình hình nhân sự hiện tại

Sau khi xác định mục tiêu, một kế hoạch nhân sự chi tiết cũng cần phân tích tình hình nhân sự hiện tại của công ty. Điều này giúp có đánh giá tổng quan về tình hình nhân sự cũng như nhận ra những vấn đề đang tồn tại trong vấn đề quản lý nhân sự nếu có.

Việc phân tích tình hình nhân sự bao gồm các yếu tố như:

  • Số lượng nhân viên theo từng vị trí, phòng ban
  • Trình độ, kỹ năng, năng lực của nhân viên
  • Kinh nghiệm làm việc của nhân viên
  • Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

Thông qua việc phân tích tình hình nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra các điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức tổ chức đang gặp. Đồng thời đưa ra những quyết định liệu có cần thay đổi cơ cấu nhân sự hay không?

2.3 Dự báo nhu cầu nhân sự

Dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai giúp doanh nghiệp xác định số lượng, trình độ, kỹ năng,… của nhân sự cần tuyển dụng và đào tạo trong thời gian tới. Điều này có thể dựa trên dự báo mức tăng trưởng kinh doanh, mở rộng thị trường hoặc thay đổi chiến lược sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi dự báo nhu cầu nhân sự bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh
  • Quy mô doanh nghiệp
  • Chiến lược kinh doanh
  • Xu hướng thị trường
  • Sự thay đổi của nền kinh tế
  • Tỷ lệ nghỉ việc, thất nghiệp

2.4 Lên kế hoạch triển khai

Quá trình lên kế hoạch triển khai bao gồm các nội dung sau:

  • Xác định các hoạt động cần triển khai: Tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, đánh giá nhân viên,…]
  • Người chịu trách nhiệm thực hiện từng phần việc của kế hoạch: Cần phải xác định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện từng phần việc của kế hoạch.
  • Thời gian thực hiện kế hoạch: Cần xác định thời gian thực hiện kế hoạch [thời gian bắt đầu và kết thúc].
  • Nguồn lực cần thiết: Cần xác định nguồn lực cần thiết như nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện từng hoạt động.

2.5 Đánh giá kế hoạch

Đánh giá lại kế hoạch là một phần không thể thiếu để đảm bảo rằng kế hoạch đang tiến hành theo đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Báo cáo kết quả đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ tình hình thực hiện kế hoạch và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Để đánh giá hiệu quả của bản kế hoạch, cần phân tích các dữ liệu đã thu thập. Thông qua việc xem xét các chỉ số và thống kê, ta có thể đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra, chẳng hạn như số lượng nhân sự, nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Sau đó, cần phải đưa ra đánh giá về những điểm mạnh và những khía cạnh cần cải thiện của kế hoạch nhân sự. Việc này cung cấp thông tin quan trọng để điều chỉnh kế hoạch trong tương lai.

Cuối cùng, sau khi đã tổng hợp thông tin từ quá trình đánh giá, cần viết báo cáo chi tiết bao gồm thông tin về mục tiêu đã đề ra, kết quả đạt được, khó khăn gặp phải và các đề xuất để cải thiện tình hình.

Báo cáo này cần được trình bày một cách rõ ràng, có logic, có khả năng truyền đạt ý nghĩa của kế hoạch và kết quả đánh giá cho những người liên quan, bao gồm các cấp lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức.

3. Chia sẻ một số mẫu kế hoạch nhân sự cho công ty

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường tiến hành tuyển dụng nhân sự mà không có kế hoạch cụ thể, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được cơ cấu nhân sự, có thể gây ra tình trạng thừa hoặc thiếu nhân sự quan trọng.

Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy, việc sử dụng mẫu kế hoạch quản lý nhân sự có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức này một cách toàn diện. Dưới đây là một số mẫu kế hoạch nhân sự có thể áp dụng để cải thiện quá trình quản lý nhân sự:

Mẫu lập kế hoạch nhân sự: //docs.google.com/spreadsheets/d/14aebBrlYkrlcVR0LP4_AIShMesXw95lxi0kBR07HmAQ/

Mẫu kế hoạch tuyển dụng: //docs.google.com/spreadsheets/d/1FcYyNolYjlKCXunMG_k7fEkxsRmvWd79Fd8O4C2aBfI/

Qua bài viết trên, PMS đã chia sẻ cho bạn những kiến thức về việc lập kế hoạch nhân sự và tầm quan trọng của nó. Chúng ta có thể thấy rằng xây dựng kế hoạch nhân lực phù hợp là một yếu tố then chốt để đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo ngay khóa học tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp tại Học Viện PMS, với phương pháp đào tạo đa dạng cùng với quá trình áp dụng thực tiễn trong suốt quá trình học, đây sẽ là chương trình đào tạo bổ ích cho bạn đấy.

Khái niệm về nhân sự là gì?

Nhân sự là bộ phận chuyên về việc quản lý mọi thứ liên quan đến đội ngũ nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, lương thưởng và xử lý các vấn đề khác.

Kế hoạch nhân sự bao gồm những gì?

Bản kế hoạch nhân sự bao gồm: công tác tuyển dụng, giới thiệu, đào tạo, kế nhiệm nhằm đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp hình dung được số lượng, chuyên môn, tính cách của nhân viên cho mục tiêu hoạt động.

Kế hoạch hoa nhân sự là gì?

Khái niệm kế hoạch hoá nhân lực [manpower planning]Kế hoạch hoá nhân lực [manpower planning] là một quá trình liên tục và toàn diện nhằm xác định nhu cầu về nguồn nhân lực và triển khai chiến lược tối ưu để sử dụng và phát triển lao động một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Tại sao cần có kế hoạch nhân sự?

Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý và tạo tiền đề để trả công của người lao động. Xác định chính xác đội ngũ lao động của doanh nghiệp về số lượng, trình độ học vấn, giới tính, chuyên môn… để mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo không bị gián đoạn quy trình.

Chủ Đề