Để có một tiết học tốt thầy có giáo đã phải chuẩn bị gì

Là một giáo viên, ai cũng muốn đem đến cho học sinh tất cả những gì mình có: kiến thức, cách sống, châm ngôn hay cả tình yêu thương. Vậy, làm thế nào để có tinh thần thoải mái nhất trước khi lên lớp? Cùng Kiến Guru tìm hiểu nhé!

1. Hãy làm điều gì đó thật vui vẻ

     Ồ, Kiến hoàn toàn nghiêm túc và đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt như thế này nhé! Hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi và bắt tay vào những việc mà bạn cảm thấy yêu thích trong thời gian biểu của mình . Dù cho tuần đầu tiên của năm học mới đã qua và nó làm bạn phải đau đầu suy nghĩ thì đừng quá lo lắng. Thử dành vài giờ cho việc nướng bánh hay bắt đầu một bộ phim hài, với bạn bè hay kể cả là một mình. Có như vây, bạn mới cảm thấy thoải mái, tự tin và bớt stress trong cuộc sống cũng như công việc.

2. Chọn một cuốn sách truyền cảm hứng dạy học cho bản thân

     Nhà Kiến khuyên bạn nên chọn một cuốn sách hay về dạy học mỗi khi hè tới để tự "làm mới" bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trong cách dạy mà còn giúp bạn cảm thấy hào hứng với năm học sắp tới. Một cuốn sách hay có thể làm nên nhiều điều hay đấy!

3. Lên kế hoạch cho việc quản lý lớp học của mình

Tuần đầu tiên được coi là vô cùng quan trọng cho cả năm học. Chính vì thế, bạn cần một kế hoạch cụ thể để quản lý lớp học của mình như làm thế nào để chào đón các học sinh mới, cần tương tác những gì hay trao đổi với học sinh về cách dạy học ... Còn chờ gì nữa, "list down" cùng Kiến thôi nào!!!

4. Làm quen và trao đổi với các giáo viên khác

     Mỗi giáo viên sẽ có những cách giảng dạy và giáo trình khác nhau. Vì vậy việc trao đổi giữa các giáo viên không chỉ làm đa dạng cách dạy học mà còn giúp bạn mở rộng thêm kiến thức cũng như thảo luận những ý tưởng mới, đặc biệt là những giáo viên cần thêm kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô đi trước để trau dồi thêm kỹ năng dạy học và kiến thức....

5. Chuẩn bị giáo trình và bài giảng cho năm học mới

     Để truyền đạt kiến thức cho học sinh chưa bao giờ là một việc đơn giản. Việc ghi chép đầy đủ là một thử thách, việc làm sao truyền đạt được kiến thức để học sinh hiểu bài lại là thách thức khó khăn hơn. Là người lái đò đưa học sinh đến với bến bờ kiến thức,bạn cần chuẩn bị những bài giảng đan xen những hoạt động thú vị để học sinh cảm thấy hấp dẫn với bài học của mình.

6.Chuẩn bị trang phục tươm tất

     Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng quan trọng hơn cả bởi lẽ nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp nhận và giảng dạy sau này. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một bộ quần áo tươm tất, quần áo gọn gàng để xuất hiện trước mặt học sinh và dĩ nhiên là cả tài liệu dạy nữa nhé!

Cuối cùng, hãy tập hít thở. Bạn sẽ làm được thôi! Nên hãy ngồi xuống, hít thở và thư giãn nào. Kiến Guru luôn bên bạn!

[1]

GIÁO VIÊN LÀM GÌ ĐỂ CĨ TIẾT DẠY THÀNH CÔNG?



Để dạy tốt một tiết hay dạy tốt cả đời, GV cần phải học, và tiếp tục học hồi để tích lũy kiến thức. GV phải có mộtq trình chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho một tiết dạy, khơng được hời hợt chủ quan.


Để có một tiết dạy tốt [thành công], giáo viên [GV] phải làm gì?


Theo tơi, hiểu một tiết dạy tốt của người thầy bao hàm cả tiết học tốt của trò. Tiết dạy tốt phải là tiết dạy dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự, làm cho học sinh [HS] hứng thú, chăm chú nghe giảng một cách tập trung. Dạy xong, HS nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, ứng dụng làm được bài tập, nếu là môn khoa học tự nhiên. Với các mơn văn, sử… ngồi việc hiểu bài, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nội dung, các em còn lắng đọng suy tư về những ýtưởng, về các sự kiện, về những tình cảm cao đẹp của các hình tượng, nhân vật trong bài học mà GV đã truyền đạt. Do đó, để dạy được tốt, GV phải đối mặt với nhiều yêu cầu và đòi hỏi về nhiều mặt, không chỉ một tiết dạy mà cả một đời dạy học, một “cái nghiệp” mà mình đã chọn. Muốn vậy, người thầy phải hội đủ năm điều kiện sau:


Một là: GV phải có một vốn kiến thức sâu rộng về bộ mơn mình đảm trách, để có thể “lớn hơn HS một cái đầu” và “để biết mười mà dạy một”.


Hai là: Nắm vững các phương pháp. Ta thường nói “nội dung nào phương pháp ấy”. Dạy hóa học không thể mô tả chung chung mà phải làm thí nghiệm phản ứng hóa học. Dạy địa lý phải hướng dẫn trên bản đồ. Dạy sinh học phải có giáo cụ trực quan, để các em được quan sát mổ xẻ như cây trái, cóc nhái…


Ba là: Phân phối thời gian hợp lý. Xác định cho được đâu là nội dung trọng tâm của bài, để dành thời gian thích đáng. Có như vậy mới tránh được miên man sa đà vào những phần “râu ria”.


Bốn là: Phải quan tâm đến đối tượng HS mà ta giảng dạy. Đã đành cùng một lớp là có một trình độ phổ thông như nhau, nhưng lại khác biệt về mặt tâm sinh lý. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm, có em “ngồi nhầm lớp”… Vì vậy, với một người thầy, ta vẫn phải có trách nhiệm quan tâm đến tất cả các em, dù chỉ dạy một tiết, dù không phải GV chủ nhiệm. Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn…



Năm là: Như các bạn đã nêu ở số báo trước: Cần chuẩn bị kỹ, để có thể sẵn sàng giải đáp được các câu hỏi của HS đặt ra. Có thể có những câu hỏi thật thơng minh, cũng có thể có những câu hỏi “cắc cớ, ngớ ngẩn” mà ta chưa lường hết được. Nếu hết thời gian hoặc “bí quá” ta đành khất lại tiết sau để tra cứu thêm. Điều đó, chẳng có gì đáng sĩ diện cả, chỉ có dạy sai kiến thức mới đáng “mắc cỡ” thơi.


Tóm lại: Để dạy tốt một tiết hay dạy tốt cả đời, GV cần phải học, và tiếp tục học hoài để tích lũy kiến thức. GV phải có một q trình chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho một tiết dạy, không được hời hợt chủ quan. Tất nhiên là phải bám vào nội dung chính của sách giáo khoa. Vì đó là “pháp lệnh”. Song khơng q câu nệ và lệ thuộc vào sách mà phải tìm tịi chuẩn bị thêm một số kiến thức, một vài ví dụ để mở rộng, để minh họa, làm phong phú thêm cho bài giảng.


Cần sự hợp tác tích cực của thầy và trò


Trên lớp, người thầy phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để HS hiểu và tích cực tham gia vào các hoạt động họctập. GV phải làm thế nào để thể hiện được sự năng động và sáng tạo trong từng tiết dạy của mình. Hay nói đúng hơnphải có những “chiêu thức” khác nhau để tạo niềm hứng khởi đối với HS ở mơn học mình phụ trách. Ví dụ, bắt đầu mộttiết dạy, thay vì nêu câu hỏi trả bài thơng thường, GV có thể thay thế bằng một tình huống cụ thể trong đời sống hàngngày để dẫn dắt các em vào bài học. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay cũng góp phần vào sự thành côngcủa tiết dạy nếu GV biết vận dụng hợp lí và khơng gây nhàm chán với HS. Không phải lúc nào cũng “chiếu và chiếu” màchúng ta phải ứng dụng thế nào cho “cần và đủ”. Một điều quan trọng nữa, đó là GV phải làm sao cho HS thể hiện đượcmình trong từng tiết dạy. Trong một lớp học có nhiều HS với trình độ khác nhau, vì thế chúng ta phải có một sự phâncơng hợp lí trong những hoạt động học tập. Hay nói đúng hơn là người thầy phải hiểu được học trị mình để giúp các emcó được niềm hứng thú trong học tập cho dù các em là HS giỏi hay trung bình, yếu, kém. Bằng những thủ thuật khácnhau trong các hoạt động giảng dạy, người thầy sẽ tạo cho học trị mình một mơi trường học tập thuận lợi để từ đó cácem có được một động cơ tốt hơn qua từng tiết học.

Mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả nhất

12 mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả nhất giúp các thầy cô giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy tốt và hiệu quả nhất khi đứng lớp. Sau đây mời các thầy cô cùng tham khảo.

Đối với các giáo viên khi đứng lớp luông mong muốn tạo ra một buổi học đầy hứng thú, mới mẻ, thu hút các em học sinh.Một tiết học hiệu quả thì học sinh mới có thể tiếp thu nhanh các kiến thức. Dưới đây là các phương pháp giảng bài hay tạo hứng thú cho các em học sinh, các thầy cô cùng theo dõi nhé

12 mẹo nhỏ giúp Giáo viên làm nên một tiết dạy tuyệt vời

Để có một bài giảng hay, sáng tạo cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau:

Thứ nhất, chúng ta không nên áp dụng phương pháp kiểm tra bài cũ truyền thống trước đây, đó là 1 tiết học chỉ gọi 3 – 4 học sinh, còn những học sinh khác thì lại làm việc riêng. Khi kiểm tra đầu giờ, giáo viên nên đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ, hay những hình ảnh minh họa với nhiều hình thức khác nhau, qua đó thu hút nhiều học sinh tham gia trực tiếp vào quá trình tái hiện kiến thức.

Thứ 2: Cần yêu cầu học sinh tìm tòi nhiều tài liệu để khám phá thêm nhiều kiến thức mới, vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập. Trước khi lên lớp, giáo viên nên giới thiệu những cuốn sách đặc sắc, yêu cầu học sinh tìm hiểu.

Thứ 3: Khi giảng dạy, giáo viên cần xác định lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh hoạt động và tư duy nhiều hơn sẽ khiến tiết học của giáo viên đạt được hiệu quả cao hơn.

Thứ 4: Khi giảng cần có sự hợp tác, giao lưu hai chiều giữa thầy và trò. Nên có những câu hỏi mở đặt ra để kích thích sự tò mò khám phá của học sinh. Tránh các hình thức vấn đáp đơn thuần, nên sử dụng 1 số hình thức mới nhằm phát huy tính tức cực của người học.

Thứ 5: Cần phải biết điều chỉnh và phân phối thời gian hợp lí để không bị cháy giáo án thông qua 1 sơ đồ giảng dạy và phân phối thời gian.

Thứ 6: Trong 1 tiết học không nên chỉ dạy kiến thức không mà cần xen kẽ những câu chuyện, những hoạt động trò chơi hợp lý.

Thứ 7: Không được tạo áp lực cho học sinh. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên chưa thực sự hoàn thiện, giáo viên không nên sửa lỗi quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến tâm trạng của học sinh và thậm chí còn khiến học sinh không muốn chú tâm vào bài nữa.

Thứ 8: Một kĩ năng nhỏ nhưng cũng nên chú ý, chúng ta nên nhớ tên của học sinh để khi gọi học sinh lên bảng học sinh sẽ cảm thấy được quan tâm hơn.

Thứ 9: Thiết kế bài giảng một cách khoa học và hợp lí và luôn thoát ly giáo án để tránh trùng lắp quá nhiều, giáo viên không còn hứng thú nữa.

Thư 10: Tâm thế của người thầy, cô giáo lúc nào cũng phải thoái mái và sẵn sàng truyền kiến thức cho học sinh. Tâm thế sẵn sàng thì bài giảng mới hay được.

Thứ 11: Nên có những lời khen, động viên đối với học sinh vì đó là liều thuốc hữu hiệu giúp các em hứng khởi hơn khi học tập.

Thứ 12: Cần thay đổi khẩu vị khi giảng dạy. Giáo viên không thể cứ dập khuôn máy móc theo 1 kiểu giảng dạy mà cần luôn luôn phải thay đổi.

>> Tham khảo thêm: 20 điều giáo viên cần nhớ của giáo viên chủ nhiệm

12 mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả giúp các thầy cô có thêm nhiều mẹo dạy học hay và hiệu quả, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao. Từ đó tạo hứng thú cho các em học sinh cho mỗi buổi học và sự gắn bó liên kết với thầy cô để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.

Các thầy cô tham khảo các quyền lợi, các chính sách về lương, giảng dạy của nhà giáo, tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên. Các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên.

Video liên quan

Chủ Đề