Đề kiểm tra 1 tiết sinh học 10 hk2

Đề kiểm tra học kì 2 Sinh 10 Trắc nghiệm có đáp an, De kiểm tra 1 tiết Sinh học 10 học kì 2 có đáp AN, Trắc nghiệm Sinh 10 học kì 2 có đáp an, De cương trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2 có đáp an, Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 10 có đáp an từ luận, De cương Sinh 10 học kì 2 có đáp an, De cương on tập Sinh 10 học kì 2 trắc nghiệm, Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 có đáp án tự luận, De kiểm tra 1 tiết Sinh học 10 học kì 2 có đáp AN, Đề kiểm tra học kì 2 Sinh 10 Trắc nghiệm có đáp an, Trắc nghiệm Sinh 10 học kì 2 có đáp an, De cương trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2 có đáp an, Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 có đáp án tự luận, De cương on tập Sinh 10 học kì 2 trắc nghiệm, Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 10 có đáp an từ luận, Đề thi hok kì 2 Sinh học 10, De kiểm tra 1 tiết Sinh học 10 học kì 2 có đáp AN, Đề thi hok kì 2 Sinh học 10, Đề kiểm tra học kì 2 Sinh 10 Trắc nghiệm có đáp an, De cương trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2 có đáp an, Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 có đáp án tự luận, De cương on tập Sinh 10 học kì 2 trắc nghiệm, Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 10 có đáp an từ luận, Trắc nghiệm Sinh 10 học kì 2 có đáp anHọ và tên học sinh:……………………..…….…….Số báo danh:………………..Phòng thi: ……..         
I. TRẮC NGHIỆM: 5  ĐIỂM
Câu 1: Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy
A. được bổ sung chất dinh dưỡng mà không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. không được bổ sung chất dinh dưỡng nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. được bổ sung chất dinh dưỡng và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân bình thường, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào?
A. Kì giữa.                       B. Kì sau.                         C. Kì đầu.                        D. Kì cuối.
Câu 3: Ở virut, các đơn vị prôtêin liên kết với lipit tạo nên
A. capsôme.                     B. lớp vỏ ngoài.               C. gai glicôprôtêin.          D. nuclêôcapsit.
Câu 4: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi khuẩn giảm do số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi xảy ra ở pha nào?
A. Pha lũy thừa.              B. Pha cân bằng.              C. Pha tiềm phát.             D. Pha suy vong.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng đối với virut?
A. Nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ, hệ gen gồm ADN và ARN.
B. Nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ, hệ gen có thể là ADN hoặc ARN.
C. Nhân lên độc lập không nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ, hệ gen có thể là ADN hoặc ARN.
D. Nhân lên độc lập không nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ, hệ gen gồm ADN và ARN.
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng nào sau đây có nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ và nguồn năng lượng là ánh sáng?
A. Hoá tự dưỡng.            B. Quang tự dưỡng.        C. Hoá dị dưỡng.            D. Quang dị dưỡng.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt của virut đối với vi khuẩn?
A. Virut có cấu tạo tế bào.                                       B. Virut có khả năng sinh sản độc lập.
C. Virut không có bào quan ribôxôm.                     D. Hệ gen virut luôn chứa ADN.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng về quá trình hô hấp hoặc lên men ở vi sinh vật?
A. Chất nhận electron cuối cùng trong quá trình hô hấp kị khí là oxi phân tử.
B. Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí là CO2, H2O.
C. Chất nhận electron cuối cùng trong quá trình lên men là chất vô cơ đơn giản.
D. Lên men tạo ra sản phẩm đặc trưng như O2, H2O.
Câu 9: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục?

A. Hình 4.                        B. Hình 1.                        C. Hình 2.                       D. Hình 3.


Câu 10: Trong quá trình nguyên phân bình thường của một tế bào lưỡng bội [2n], số lượng và trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì giữa là
A. 2n, kép.                       B. 4n, đơn.                       C. 4n, kép.                       D. 2n, đơn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về ý nghĩa của quá trình nguyên phân là sai?
A. Nhờ quá trình nguyên phân giúp cho cơ thể đơn bào và đa bào lớn lên.
B. Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân.
C. Phương pháp nuôi cấy mô dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
D. Truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác.
Câu 12: Làm rượu, bia là ứng dụng của quá trình
A. lên men axêtic.           B. lên men êtilic.             C. hô hấp hiếu khí.          D. lên men lactic.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật?
A. Sản phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin là nước mắm, cải chua.
B. Do quá trình phân giải prôtêin, xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, quần áo.
C. Vi sinh vật phân giải prôtêin phức tạp thành axit amin nhờ enzim prôtêaza.
D. Vi sinh vật phân giải xenlulôzơ làm giàu chất dinh dưỡng cho đất và tránh ô nhiễm môi trường.
Câu 14: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về sự sinh trưởng của vi sinh vật?
I. Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.
II. Trong nuôi cấy liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật lớn nhất và không đổi ở pha cân bằng.
III. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục diễn ra theo trình tự các pha: tiềm phát → cân bằng → lũy thừa → suy vong.
IV. Mục tiêu phương pháp nuôi cấy liên tục là kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
A. 4.                                 B. 3.                                 C. 2.                                 D. 1.
Câu 15: Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha sáng xảy ra ở hạt grana và pha tối xảy ra ở chất nền [Stroma].
II. Pha tối quang hợp chỉ diễn ra khi không có ánh sáng.
III. Phân tử ôxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử ôxi của H2O.
IV. Sản phẩm ATP, NADPH, O2 được tạo ra từ pha sáng quang hợp.
A. 1.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 3.
II. TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM
Câu 1 [ 2 điểm]
a. Trình bày các diễn biến cơ bản xảy ra trong kỳ cuối  của giảm phân I.
b. Ba tế bào sinh tinh của một loài động vật có bộ NST 2n = 8 cùng thực hiện giảm phân.
- Tính tổng số lượng nhiễm sắc thể kép ở tất cả các tế bào con khi kết thúc kỳ cuối của giảm phân I.
- Tính số lượng tinh trùng được tạo thành.
 [Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân đều diễn ra bình thường]
Câu 2 [1,5 điểm]
a. Thế nào là chất dinh dưỡng của vi sinh vật? Thế nào là chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật?
b. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
Câu 3 [1.5 điểm] Các hình dưới đây mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
a. Hãy chú thích tên giai đoạn cho từng hình trên. Sắp xếp lại trình tự của các hình theo đúng trình tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
b. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

----------- HẾT ----------

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: [5 ĐIỂM]
* Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm
ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ
ĐỀ 402  
1 C 6 D 11 A
2 C 7 C 12 B
3 B 8 B 13 A
4 D 9 C 14 C
5 B 10 A 15 D

II/ PHẦN TỰ LUẬN: [ 5 ĐIỂM]

MÃ ĐỀ: 402

Câu Nội dung đáp án Điểm
Câu 1
[2điểm]

a. Trình bày các diễn biến cơ bản xảy ra trong kỳ cuối của giảm phân I
- Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
- Thoi phân bào tiêu biến.
Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
b.
- Khi kết thúc kỳ cuối giảm phân I:
+ Số nhiễm sắc thế kép ở mỗi tế bào con:  4 [NST kép]
+ Số tế bào con tạo thành từ 3 tế bào sinh giao tử: 3 x 2 = 6 [tế bào]
+ Kết quả: Tổng số lượng nhiễm sắc thể kép ở tất cả các tế bào con khi kết thúc kỳ cuối của giảm phân I: 6 x 4 =24 [NST kép]
- Khi kết thúc giảm phân :
+ 1 tế bào sinh tinh tạo thành 4 tinh trùng
+ Kết quả: Số tinh trùng tạo ra từ 3 tế bào sinh tinh: 3 x 4= 12 [tinh trùng]
[Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa]
 

0.25


0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0,25

0,25

Câu 2 [1,5 điểm] a.
- Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
- Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
b. Trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nên ta có thể giữ được thức ăn trong tủ lạnh.

0,5 

0,5

0,5

Câu 3
[1,5 điểm]
a.
- Hình 1: phóng thích, hình 2: hấp phụ , hình 3: lắp ráp, hình 4: sinh tổng hợp, hình 5: xâm nhập.
[đúng 2-3 hình: 0,25; đúng 4-5 hình: 0,5]
- Sắp xếp trình tự các hình theo trình tự các giai đoạn trong chu trình: hình 2, hình 5, hình 4, hình 3, hình 1
[Học sinh có thể trả lời kết hợp: vừa chú thích vừa sắp xếp trình tự giai đoạn, nếu đúng: 1,0 điểm]
b. Do trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut

0,5

0,5

0,5


* Lưu ý: Điểm của bài kiểm tra [gồm điểm cộng của hai phần trắc nghiệm và tự luận] là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Ví dụ:
+ phần trắc nghiệm có 14 câu đúng.
+ Phần tự luận được 4,5 điểm.
Điểm của bài kiểm tra = 14/3 + 4,5 = 9,2 điểm.

----------- HẾT ----------

 
 

Video liên quan

Chủ Đề