Đẻ mổ bao lâu thì đặt vòng được

Sau sinh 6 tuần là mẹ đã có khả năng mang thai trở lại. Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp ngừa thai phổ biến, thế nhưng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn về cách tránh thai này mà không biết tỏ cùng ai.

Đặt vòng tránh thai là cách ngừa thai được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và hiệu quả. Với phương pháp này, bạn sẽ không cần phải lo lắng việc quên uống thuốc khiến việc ngừa thai không hiệu quả. Ngoài ra, sau khi đặt vòng, bạn cũng sẽ không cần làm gì khác để tránh thai trong vòng vài năm. Nếu muốn có thai lại, bạn có thể dễ dàng lấy ra và khả năng sinh sản sẽ trở lại bình thường.

Sau sinh bao lâu thì đặt vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ bằng nhựa dẻo được đặt vào tử cung của người phụ nữ. Hiện trên thị trường vòng tránh thai có rất nhiều dạng: vòng hình chữ T, vòng hình chữ S, vòng dạng cánh cung:

  • Vòng tránh thai nội tiết chứa hormone progestin, có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng và làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau.
  • Vòng có đồng: Đồng sẽ được phóng thích liên tục vào tử cung làm thay đổi hoạt động, sự di chuyển và giảm khả năng sống sót của tinh trùng.

Thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh có thể là ngay sau khi sinh, khi bạn còn đang trong phòng sinh. Lý tưởng nhất là trong vòng 10 phút sau khi sổ nhau thai.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể quyết định thực hiện sau đó. Đa phần, thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh được nhiều bác sĩ khuyến cáo là khoảng 6 đến 12 tuần sau sinh. Còn nếu đặt vòng tránh thai sau sinh mổ thì bạn nên đợi khoảng 6 tháng. Trường hợp sau sinh có kinh trở lại thì cần tiến hành đặt vòng vào ngày thứ 2 hoặc 3 của kỳ kinh.

Đặt vòng tránh thai sau sinh có đau không?

Ở những người đã sinh con, việc đặt vòng tránh thai sẽ dễ hơn so với những người chưa từng sinh con. Bác sĩ hoặc y tá sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo, giống như khi bạn làm xét nghiệm phết tế bào tử cung [PAP], sau đó, sử dụng dụng cụ đặt vòng chuyên dụng và đặt vòng tránh thai vào tử cung.

Nhìn chung, đây là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và có thể diễn ra trong vòng 5 phút. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng dưới khi thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau thắt lưng hoặc đau bụng dưới sau khi đặt vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Trong vòng 1 – 3 ngày sau khi đặt vòng, bạn cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng để vòng tránh thai không bị sai lệch. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng nước sạch, nếu bác sĩ có cho dùng thuốc thì cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặt vòng tránh thai sau sinh bao lâu thì quan hệ được? Câu trả lời là bạn nên kiêng quan hệ từ 7- 10 ngày để vòng nằm ổn định trong tử cung. Sau thời gian này, bạn có thể quan hệ bình thường và vòng tránh thai sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.

Đang cho con bú nếu đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa hay chất lượng sữa.

Hiệu quả của việc đặt vòng có thể đạt đến 99% và có thể duy trì lên đến 10 năm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dành tất cả thời gian của mình để chăm sóc bản thân, gia đình, học cách cho con bú… mà không cần lo lắng về việc mang thai ngoài ý muốn.

[embed-health-tool-”ovulation”]


 

Lợi ích của việc đặt vòng tránh thai sau sinh

  • Dễ sử dụng: Khi vòng đã được đặt đúng vị trí, bạn không cần phải sử dụng các phương pháp tránh thai khác
  • Không gây phiền phức: Biện pháp tránh thai này không ảnh hưởng đến đời sống tình dục, việc cho con bú hay các hoạt động hằng ngày.
  • Dễ dàng mang thai lại: Bạn có thể mang thai ngay sau khi lấy vòng tránh thai ra.
  • Có tác dụng tích cực: Một số loại vòng tránh thai có hormone giúp giảm đau bụng do kinh nguyệt và chảy quá nhiều máu khi hành kinh.
  • Tiện lợi cho việc tránh thai lâu dài: Một số loại vòng tránh thai không cần phải thay mới trong 5 – 10 năm.

Tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai

Cũng giống như các phương pháp ngừa thai khác, đặt vòng tránh thai cũng có thể đưa đến một số tác dụng phụ như:

  • Khó chịu, đau râm ran ở bụng dưới sau khi đặt vòng và có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần
  • Nếu sử dụng vòng tránh thai nội tiết, bạn có thể gặp phải các tác dụng như thay đổi tâm trạng, đau ngực và đau đầu. Đa phần, các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài tháng
  • Vòng tránh thai bằng đồng có thể gây chảy máu nặng hoặc ra máu giữa các kỳ kinh trong vài tháng, trong khi vòng tránh thai nội tiết lại làm cho lượng máu ra ít hơn và gây đau bụng.

Trong một số trường hợp, tử cung có thể tự động đẩy vòng tránh thai ra ngoài. Điều này rất dễ xảy ra trong những tháng đầu và thường gặp ở phụ nữ mới sinh.

Sau khi đặt vòng, bác sĩ sẽ theo dõi từ 4 – 6 tuần để đảm bảo vòng tránh thai vẫn đặt đúng vị trí. Ngoài ra, trước khi đặt vòng tránh thai sau sinh, bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng bộ phận sinh dục.

Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp ngừa thai hiệu quả, an toàn và tiện lợi. Thế nhưng, dù vậy, phương pháp này vẫn có thể đưa đến những tác dụng phụ nhất định. Ngoài việc đặt vòng, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các phương pháp ngừa thai sau sinh khác để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chị em nên đợi 6 tháng sau khi sinh mổ hãy tiến hành đặt vòng tránh thai.

Vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai thông dụng, hiệu quả ngừa thai của vòng tránh thai lên đến 99%, có thể kéo dài 5 năm. Sản phẩm có ưu điểm là tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém, ít khi gây tác dụng phụ.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa, đặt vào tử cung. Hiện nay có rất nhiều loại vòng tránh thai với đủ các kiểu dáng như vòng chữ S, chữ T, hình cánh cung có quấn đồng... Nhưng được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung có quấn đồng.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa, đặt vào tử cung.

Cơ chế tránh thai của vòng tránh thai

Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về sinh hóa nội mạc tế bào và không tạo điều kiện để trứng thụ tinh làm tổ.

  • Đối với dụng cụ tử cung có đồng: Hiệu quả ngừa thai tăng lên bởi sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, làm tăng phản ứng viêm và có thể gây ra co cơ tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng. Ion đồng còn làm thay đổi tính chất sinh hoá của chất nhầy cổ tử cung, làm thay đổi niêm mạc tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng và khả năng làm tổ của trứng - tinh trùng.
  • Đối với vòng có progesterone: Progesterone ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao so với estrogen, không tạo điều kiện cho trứng được thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung. Progesterone còn có thể gây ra ức chế rụng trứng.

Ưu điểm của vòng tránh thai

Tác dụng của vòng tránh thai là ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

Ngoài ra, vòng tránh thai còn có những ưu điểm khác như làm giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung – một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu.

Vòng tránh thai giúp giảm đau bụng kinh và giảm đau vùng cơ chậu

Đa số các sản phẩm vòng tránh thai đều có giá cả vừa phải. Tỷ lệ tránh thai cao từ 95 - 97%, có thể tránh thai kéo dài đến 5 năm. Khi tháo vòng, khả năng có thai lại là rất cao.

Nhược điểm của vòng tránh thai

Tuy có những lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng biện pháp tránh thai này, đặc biệt nếu sử dụng không đúng cách, không theo hướng dẫn sẽ gây ra nhiều tác hại cho người phụ nữ.

Nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung. Nếu một người đang đặt vòng tránh thai mà mang thai thì khả năng thai ngoài tử cung sẽ cao hơn so với người không áp dụng biện pháp tránh thai nào.

Nếu vòng tránh thai để quá lâu trong tử cung so với thời hạn quy định của bác sĩ và nhà sản xuất thì sẽ có những nguy cơ như: Vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, nguy cơ dính thai.

Phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai sẽ thường thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau nhói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra còn có các biểu hiệu khác như: Sốt, tiểu gắt buốt, đau khi quan hệ.

Ba tháng sau sinh là thời điểm thích hợp có thể đặt vòng. Nếu sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt vòng. Đặt vòng sau khi hết kinh nguyệt nếu 3 tháng sau khi sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt thì đặt vòng sau khi đã kiểm tra chính xác là không có thai để loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm.

Sau sinh mổ 6 tháng là có thể đặt vòng tránh thai được.

Sau đó, bạn sẽ được tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết, 3-7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày. Nếu sau khi sinh mổ, tử cung vẫn chảy máu nhiều thì thời gian đặt vòng được tiến hành trong vòng nửa năm sau khi làm phẫu thuật. Nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo trong khoảng thời gian chờ đặt vòng.

Chọn vòng tránh thai cho phụ nữ sau sinh

Trong thời gian sau sinh, khoang tử cung khá nhỏ, thành tử cung cũng mỏng, nên cần được bác sĩ xác định kích cỡ vòng cho phù hợp. Đến thời điểm dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, sẽ cần phải đổi một vòng khác có kích thước lớn hơn.

Đặt vòng là một biện pháp tránh thai hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để quá trình đặt vòng đạt hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt hằng ngày, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín.

Như vậy, đẻ mổ có đặt vòng tránh thai được không, các chuyên gia nhận định là có. Tuy nhiên, chị em cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu về thời gian sau mổ và điều kiện về sức khỏe của bản thân để phương pháp tránh thai đạt hiệu quả tốt nhất.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề