Sữa mẹ để bên ngoài được bao nhiêu lâu

Sữa mẹ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus nên bạn có thể dự trữ sữa trong một khoảng thời gian nhất định ở ngăn mát, ngăn đá, nhiệt độ phòng, trong máy hâm…Ở mỗi môi trường khác nhau thì có thời gian bảo quản khác nhau. Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu, cách bảo quản thế nào

Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn giúp giữ an toàn khi để ở môi trường bên ngoài lâu hơn nhiều loại thực phẩm khác. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc vi khuẩn phát triển nhanh trong sữa mẹ đó là nhiệt độ

Cho dù bạn vắt sữa bằng tay hay sử dụng máy bơm hút sữa thì bạn cũng cần phải bảo quản sữa thật cẩn thận. Trước khi vắt sữa cần rửa tay thật sạch và sử dụng đồ đựng sạch có nắp đậy để bảo quản sữa

Sau khi vắt sữa thì bạn có thể bảo quản nó ở nhiệt độ phòng, trong tủ ngăn mát, ngăn đá…tùy thuộc vào thời gian bạn muốn sử dụng. 

  • Đối với sữa để ở nhiệt độ phòng [16-25 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng là 4-6 giờ
  • Đối với sữa để tủ lạnh ngăn mát [4 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng là 3-5 ngày
  • Đối với sữa đông lạnh [nhỏ hơn 18 độ C] thì thời gian an toàn để sử dụng lên tới 6 – 9 tháng. 
  • Đối với sữa mẹ rã đông thì sẽ để được bên ngoài nhiệt độ phòng thêm 2 giờ và ở ngăn mát thêm 24 giờ.

Nếu bạn bảo quản sữa trong tủ lạnh thì cần dán nhãn cho mỗi chai sữa để việc quản lý và theo dõi được dễ dàng và đảm bảo hơn. Các thông tin cần có bao gồm

  • Số lượng bao nhiêu ml
  • Ngày bơm là ngày nào
  • Đánh số nếu cần

Sữa mẹ sau khi vắt ra có xu hướng tách thành các lớp, lớp chất béo sẽ ở trên cùng. Khi sử dụng bạn nhẹ nhàng xoay chai để trộn các lớp cho đều trước khi cho trẻ bú. Tuyệt đối không khuấy hoặc lắc mạnh vì có thể làm hỏng 1 số thành phần dinh dưỡng trong sữa

Khi em bé bú sữa mẹ vắt ra từ cốc hoặc bình thì vi khuẩn khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào sữa. Vì vậy tốt nhất là vứt bỏ sữa thừa sau khi bú để đảm bảo an toàn. Để tránh lãng phí thì bạn nên lấy từng phần nhỏ ra cho bé sử dụng

  • Lưu trữ sữa trong các chai hoặc túi lưu trữ được làm từ vật liệu không chứa BPA [đây là một hóa chất trước đây được sử dụng rộng rãi trong các hộp nhựa]
  • Vệ sinh dụng cụ đựng sữa thật sạch trước khi vắt
  • Lưu trữ sữa trong các túi hoặc chai nhỏ để tránh lãng phí
  • Làm lạnh sữa ngay sau khi được vắt ra
  • Không trữ đông phần sữa còn dư sau khi bé bú
  • Không hòa chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông để cho bé bú
  • Ghi thông tin ngày tháng vắt sữa để tiện theo dõi
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
  • Nếu sữa bảo quản ở ngăn mát thì bạn chỉ cần lấy ra ngoài để ở nhiệt độ phòng cho bớt lạnh hoặc ngâm bình sữa trong nước ấm
  • Nếu sữa bảo quản trong ngăn đá thì cần bỏ xuống ngăn mát trước sau đó cho ra ngoài hâm nóng ở 40 độ C. Nếu không có máy hâm sữa bạn cũng có thêm ngâm bình sữa trong nước nóng
  • Không làm thay đổi nhiệt độ của sữa đột ngột có thể làm mất các chất dinh dưỡng trong sữa
  • Cách hâm nóng sữa không bị mất chất
  • Cách tốt nhất để làm tan sữa đông lạnh là để tan dần dần ở ngăn mát. Sau đó bỏ sữa ra hâm trong máy hâm sữa
  • Nếu không có máy hâm sữa bạn có thể xả nước ấm để làm ấm từ từ chai sữa. Sau đó tăng nhiệt độ của nước lên từ từ để đạt được độ ấm của sữa phù hợp
  • Cách khác là ngâm sữa trong nước ấm
  • Tuyệt đối không được sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì có thể làm nóng không đều, ngoài ra vi sóng cũng có thể phá hủy một số kháng thể trong sữa
  • Sữa bảo quản lạnh có thể mất đi một số chất chống oxy hóa và khả năng chống vi khuẩn tuy nhiên nó vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ nhưng không tồn tại được lâu như sữa tươi

Trước khi sử dụng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút sữa bằng cách

  • Cọ rửa bằng chổi và miếng rửa chuyên dụng
  • Rửa qua các dụng cụ và bình sữa bằng nước lạnh
  • Lau rửa kỹ phần đáy và các góc kẽ nhỏ
  • Để ráo
  • Tiệt trùng bằng nước đun sôi

Sữa đông lạnh có thể trông khác với màu của sữa tươi tuy nhiên điều này không có nghĩa là chất lượng sữa bảo quản trong tủ lạnh kém. Sữa để trong tủ lạnh có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu. Sữa cũng có thể bị tách lớp như sữa chua. 

Sữa sau khi rã đông có thể có mùi hoặc vị xà phòng do sự phân tác của chất béo trong sữa. Uống sữa này vẫn an toàn và hầu hết các bé không gặp vấn đề gì.

Thời gian sữa mẹ để ngoài được bảo lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là nhiệt độ

  • Sữa mẹ mới được hút ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 4-6 giờ
  • Khi được làm lạnh, sữa có thể để được khoảng 4 giờ
  • Sữa đông lạnh được rã đông nhưng chưa được hâm nóng có thể để được 4 giờ
  • Sữa đông lạnh cần được sử dụng ngay lập tức nếu đã được rã đông và hâm nóng
  • Không có đủ nghiên cứu để xác định sữa đông lạnh có an toàn để đông lạnh lại và sử dụng lại hay không. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng nó nên được loại bỏ

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa 23 Tháng Mười Hai, 2020

1. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu

1.1. Sữa vắt ra để nhiệt độ phòng được bao lâu

Ở khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm hỏng sữa. Với điều kiện thông thường, nhiệt độ phòng khoảng trên 26 độ C thì các bạn chỉ nên để sữa mẹ ở ngoài trong vòng 1 giờ, nếu bé không ăn thì nên đổ đi để đề phòng nhiễm khuẩn. Đối với nhiệt độ phòng dưới 26 độ C hay sử dụng điều hòa, thời gian sử dụng sữa mẹ để ngoài lý tưởng nhất là 4 đến 6 tiếng, không để lâu hơn.

Sữa mẹ sau khi vắt được cho vào túi để cất trữ

1.2. Sữa vắt để ngăn mát được bao lâu

Sữa được vắt ra mà không cần dùng ngay, các bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Các bạn nên lưu ý thời gian trữ sữa mẹ tại ngăn mát chỉ tối đa là 48 giờ, nếu lâu hơn, chất lượng sữa mẹ sẽ không còn đảm bảo nữa.

1.3. Sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu

Rất nhiều bà mẹ lựa chọn trữ sữa vào ngăn đá để trẻ ăn khi mẹ quay trở lại công việc. Các bạn nên lưu ý rằng không phải ngăn đá nào cũng giống nhau và có tác dụng trữ sữa như nhau. Đối với loại tủ 1 cửa, tủ loại nhỏ, ngăn đá thường không kín và cửa tủ thường xuyên đóng mở thì thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa chỉ dưới 2 tuần.

Đối với loại tủ 2 cửa, tách biệt giữa ngăn mát và ngăn đá, thời gian bảo quản có thể lên đến 4 tháng. Cầu kỳ hơn, ngoài các đồ dùng cho mẹ và bé trước khi sinh thì các mẹ có thể đầu tư một tủ đông chuyên dụng, sữa mẹ có thể bảo quản đến 6 tháng mà không bị ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong.

2. Cách trữ sữa mẹ giữ được lâu nhất

Để trữ sữa mẹ được lâu nhất các bạn cần đảm bảo sữa vừa vắt ra được đổ ngay vào túi hoặc bình đựng chuyên dụng. Các bạn nên ghi ngày giờ vắt rõ ràng lên nhãn túi để tiện quản lý. Sữa để trữ đông cần được cất nhanh nhất có thể để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Khi chưa kịp cất sữa, các bạn cần để sữa tránh các nguồn nhiệt hay nắng mặt trời. Các bạn nên chia sữa thành các túi nhỏ vừa tầm ăn của trẻ để giảm thời gian làm lạnh, giã đông, tăng hiệu quả của việc trữ sữa.

Nếu bị mất điện, các bạn cần đưa những túi sữa đã trữ đông vào thùng cách nhiệt, chèn thêm đá viên xung quanh và đậy kín để bảo quản. Đồ để vắt và trữ sữa luôn cần được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ. Các mẹ nên mua loại bình trữ sữa bằng nhựa chuyên dụng hoặc bình thủy tinh, các loại túi trữ sữa từ các thương hiệu uy tín, có nhiều tầng khóa zip để đảm bảo sữa không bị rò rỉ.

Sữa mẹ được cất trong ngăn mát tủ lạnh

Các bạn đã nắm được sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu chưa? Điều cần tìm hiểu tiếp theo là các loại dụng cụ, thiết bị dành cho việc trữ sữa. Các bạn có thể lên websosanh.vn để tìm hiểu các sản phẩm mẹ bé xuất xứ rõ ràng mức giá ưu đãi, cùng nhiều chương trình hấp dẫn cho các mẹ bỉm sữa đấy!

Video liên quan

Chủ Đề