Đề thi ngữ văn 6 học kì 2 năm 2022

8 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 [Có đáp án + Ma trận]

TOP 8 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối năm 2021 - 2022 cho học sinh của mình theo sách mới dễ dàng hơn.

Toàn bộ 8 đề thi kì 2 môn Văn 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận đi kèm sẽ giúp các em nắm được cấu trúc, cách ra đề thi và luyện giải đề thật nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Văn, Lịch sử - Địa lí 6. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TTChủ đề/Kĩ năngMức độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

1

Đọc hiểu

Ngữ liệu: Văn bản văn học [truyện/ thơ]

- Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt; chi tiết/ hình ảnh,… nổi bật của đoạn trích/văn bản.

- Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy, nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ, trạng ngữ, từ mượn và hiện tượng vay từ mượn…trong đoạn trích/ văn bản,…

- Nhận biết đặc điểm và loại văn bản; chức năng đoạn văn trong văn bản,….

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh... trong đoạn trích/văn bản.

- Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy, trạng ngữ; nghĩa của từ ngữ, trong đoạn trích/văn bản.

- Hiểu tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

- Hiểu cách đặt câu có trạng ngữ, biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh khác nhau,…

- Trình bày ý kiến, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản:

+ Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.

+ Liên hệ những việc bản thân cần làm, …

Tổng sốSố câu331 7
Số điểm1.51.51 4
Tỉ lệ15 %15 %10% 40 %

2

Làm văn

Viết bài văn tự sự [kể lại một truyền thuyết/ cổ tích]; nghị luận về một hiện tượng [vấn đề] đời sống.

TổngSố câu 11
Số điểm 66
Tỉ lệ 60 %60 %
Tổng cộngSố câu3 [Trắc nghiệm]3 [Trắc nghiệm + tự luận]1 [Tự luận]1 [Tự luận]8
Số điểm1.51.51610
Tỉ lệ15 %15 %10 %60 %100 %

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.………………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu [4 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

[Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi - Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 ]

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi [từ câu 1 đến câu 5]:

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?

A. Đặc điểm của con bọ ngựa.B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.

D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?

A. bọ ngựa B. nhỏ xíu C. truyền thuyết

D. mềm mại

Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?

A. Chỉ thời gian B. Chỉ mục đích C. Chỉ phương tiện

D. Chỉ địa điểm

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?

A. So sánh B. Nhân hóaC. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?

A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.

D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.

Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? [Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu].

II. Viết [6,0 điểm]

Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. [0,25]

- Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. [0,25]

- Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

0.25

- Đạt ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ .

+ Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn [bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng], đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. [0,25]

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. [0,25]

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...[0,5]

- Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn [bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng], đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. [0,25]

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. [0,25]

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...[0,5]

0.5

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn [bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng], đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. [0,25]

- Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. [0,25]

0.25

- HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn.

0

- HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.

- Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân.

II. Viết

Tiêu chíNội dung/Mức độĐiểm

1

Đảm bảo cấu trúc bài văn [theo kiểu bài yêu cầu trong đề]

0,5

2

Xác định đúng vấn đề [cần giải quyết theo yêu cầu của đề]

0,5

3

Triển khai vấn đề [theo yêu cầu của đề]

[Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS]

3,5

4

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

5

Sáng tạo

1

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mức độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng

1. Đọc hiểu văn bản

- Nhớ kiểu nhân vật, thể loại, mục đích truyện.

- Nhớ khái niệm nghĩa của từ,

- Hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm, hiểu về đặc điểm thể loại

Hiểu được cách dùng từ mượn, hiểu được nghĩa của từ để điền từ cho phù hợp

Hiểu được ý nghĩa một tác phẩm văn học [Thạch Sanh]

Từ đó rút ra bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

6

1.5

6

1.5

1

2.0

13

5.0

2. Tạo lập văn bản

- Viết đoạn văn biểu cảm.

Số câu

Số điểm

1

5,0

1

5.0

Tổng số câu

Tổng số điểm

6

1.5

9

1.5

1

2.0

1

5,0

10

10.0

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: [3 điểm]

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật:

A. người dũng sĩ B. người bất hạnhC. người thông minh

D. người xấu xí

Câu 2: Nghĩa của từ là:

A. sự vật mà từ biểu thịB. sự vật, tính chất mà từ biểu thịC. nội dung mà từ biểu thị

D. hình thức mà từ biểu thị

Câu 3: Truyện cây khế thuộc thể loại:

A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 4: những từ xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, gom góp, mặt mũi, đền đáp thuộc từ loại:

A. danh từB. từ ghép C. tính từ

D. từ láy

Câu 5: Mục đích chủ yếu của truyện Cổ tích là:

A. kể chuyện B. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta.C. thể hiện cảm xúc

D. phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 6: Từ xinh xinh thuộc từ loại:

A. lượng từB. động từ C. tính từ

D. từ láy

Câu 7. Vì sao Thủy Tinh nổi giận làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh Sơn Tinh?

A. Cả hai thần đều có tài cao, phép lạ. B. Thách cưới bằng lễ vật khó tìm.C. Hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương.

D. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương.

Câu 8: Vì sao truyện “Thánh Gióng” lại được xếp vào thể loại truyện truyền thuyết?

A. Vì truyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.B. Vì đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa.C. Vì đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

D. Vì đó là câu chuyện có liên quan đến các nhân vật lịch sử.

Câu 9: Trong các cụm danh từ sau, cụm có đầy đủ cấu trúc 3 phần:

A. Một lưỡi búa B. Chàng trai khôi ngô tuấn túC. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.

D. Tất cả các học sinh chăm ngoan ấy.

Câu 10: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nên dùng từ mượn:

A. dùng nhiều để làm giàu thêm tiếng Việt.B. phổ biến từ mượn thật rộng rãi.C. dùng theo ý thích của người nói [viết].

D. không dùng tùy tiện, chỉ khi nào tiếng ta thiếu hoặc hoặc cần thiết mới dùng.

Câu 11: Dòng nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện “cây khế”:

A. mua vui, gây cười đê giải trí B. phê phán những kẻ ngu dốtC. công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.

D. Khẳng định sức mạnh của con người

Câu 12: Cho câu văn: Ông họa sĩ già /.../ bộ ria mép quen thuộc. Chọn từ thích hợp sau để điền vào chỗ trống trong câu trên:

A. nhấp nháy B. mấp máyC. đung đưa

D. đong đưa

II. PHẦN TỰ LUẬN: [7 điểm]

Câu 1: [2đ] Nêu ý nghĩa của truyện: "Thạch Sanh". Qua đó em rút ra được điều gì cho bản thân?

Câu 2: [5đ] Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] nêu cảm nhận của em về chi tiết “Ngựa sắt phun ra lửa, roi sắt quật giặc chết như ngả rạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ.”

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022

A PHẦN TRẮC NGHIỆM: [3,0 điểm]: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

a

c

b

b

b

d

d

c

d

d

c

b

B. PHẦN TỰ LUẬN: [7,0 điểm]

Câu hỏiNội dungĐiểm

Câu 1

- Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

- Không nên độc ác, dối trá; cần phải thật thà, sống lương thiện, biết giúp đỡ mọi người, có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha…

Tổng: 2,0điểm

-1,0 điểm

-1,0 điểm

Câu 2

a. Yêu cầu chung:

- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Nắm vững phương pháp làm văn tự sự.

- Diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.

b. Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu chi tiết [Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em thích nhất là chi tiết ngựa sắt…….]

* Thân đoạn:

+ Nêu vị trí của chi tiết: Thánh Gióng ra trận và giết giặc.

+ Nêu ý nghĩa của chi tiết:

. Việc thần kì hoá vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương.

. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của thời đại truyền thuyết - thời đại anh hùng trên nhiều phương diện, trong đó có những đổi thay lớn về công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu.

* Kết đoạn: Nêu suy nghĩ của bản thân.

5,0

0,5

0,5

3,5

0,5

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 - 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Video liên quan

Chủ Đề