Đề thi văn lớp 8 học kì 2 năm 2018

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com
Hàng ngàn mã giảm giá shopee 0đ hôm nay cập nhật tại đây

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập. Mỗi đề thi có đáp án giúp hỗ trợ cho quá trình ôn luyện của các em học sinh lớp 8, nhằm giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng luyện đề, chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cho các kì thi học kì 2 sắp tới. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

Câu 2: [3.0 điểm] Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi người, hãy viết một đoạn văn ngắn [8 – 10 câu] nêu suy nghĩ của em về tình cảm thiêng liêng ấy. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định. Cho biết câu cảm thán

và câu phủ định đó được dùng với mục đích gì?

PHỊNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2Mơn: NGỮ VĂN 8 - Năm học 2017 – 2018Thời gian : 90 phút [không kể thời gian giao đề]A. Trắc nghiệm [2,0 điểm]Điền phương án trả lời đúng vào bài thiCâu 1. Luận đểm là gì ?A. Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.B. Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.C. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết [ người nói ] nêu ra trong bài vănnghị luận.D. Là những dẫn chứng đưa ra trong bài văn nghị luận.Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh trong bài thơ“ Tức cảnh Pác Bó”?A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.C. Quyết đốn, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.Câu 3. Văn bản “ Chiếu dời đô ” [ Lí Cơng Uẩn ] được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?A. Tự sự.B. Biểu cảm.C. Thuyết minh.D. Nghị luận.Câu 4. Câu : “ Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc ” là kiểu câu gì ?A. Câu phủ định.B. Câu cảm thán.C. Câu cầu khiến.D. Câu nghi vấn.B. Tự luận[ 8,0 điểm]Câu 5. [3,0 điểm]Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:“ Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ…” [ Quê hương – Tế Hanh ]a] Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài thơ.b] Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó.c] Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn.Câu 6: [5 điểm ]Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh [ hoặc một di tích lịch sử ] mà em biết PHỊNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 2Mơn: NGỮ VĂN 8 - Năm học 2017 – 2018A. Trắc nghiệm [ 2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm]Câu1234Đáp ánCBDAB. Tự luận[ 8,0 điểm]Câu5[3,0 đ]Nội dungĐiểma. Học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ:Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.1,0“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.b. Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đồn thuyền đánh cá trở về bến.0,50,5c. – Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn là :Nhân hóa [ chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài ] và ẩn dụ[ chuyển đổi cảm giác ở từ “ nghe” ].- Tác dụng của các biện pháp tu từ:+ Các từ “ im, mỏi, trở về, nằm ” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biểnkhơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vơ tri trở nên sống động,có hồn như con người.+ Từ “ nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền nhưmột cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặndần vào da thịt của mình.e.Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói vềngười dân chài ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hìnhảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống củangười dân chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm,1,0 tinh tế và tình u, sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.6[5,0đ]* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn thuyếtminh về một danh lam thắng cảnh [ di tích lịch sử ]; bốcục 3 phần rõ ràng; diễn đạt chính xác, biểu cảm; khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặtcâu.* u cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nộidung sau:a. Mở bài: Giới thiệu, nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh hoặcdi tích lịch sử.0,5b. Thân bài:0,5* Giới thiệu vị trí địa lí:- Địa chỉ / nơi tọa lạc.- Diện tích.* Giới thiệu nguồn gốc [ lịch sử hình thành ]:1,25- Nếu là di tích lịch sử:+ Có từ khi nào? Thờ vị anh hùng nào? Người đó có cơng như thế nào với qhương đất nước? Lễ hội hàng năm được diễn ra như thế nào?+ Những tên gọi khác nhau [ nếu có].- Nếu là danh lam thắng cảnh:+ Được phát hiện và khai thác từ bao giờ? Sự tích [ nếu có ]?+ Những tên gọi khác nhau [ nếu có ].1,25* Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo [ kết cấu ]:- Cảnh bao quát: + Nhìn từ xa/ + Hình ảnh nổi bật nhất. + Cảnh quan xung quanh…- Chi tiết:+ Về kết cấu, cách bố trí từng bộ phận…* Giới thiệu về giá trị, ý nghĩa: - Giá trị về lịch sử.- Giá trị về văn hóa, tinh thần.- Giá trị về kinh tế [ đối với danh lam thắng cảnh ]1,0c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của danh lam thắng cảnh [ di tích lịch sử ] trongđời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương cũng như của dân tộc.-Bài học về sự giữ gìn, tơn tạo .TM/BGH[ký xác nhận]TỔ TRƯỞNG[ký duyệt]GVBM[ký, ghi rõ họ, tên]Lương Thị Nguyên0,5

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Đề 1

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 1 là đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn có đáp án. Đề thi môn Văn học kì 2 lớp 8 này dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.

  • Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Toán trường THCS Minh Khai năm học 2018 - 2019
  • Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018
  • Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Mỹ Đức năm học 2017 - 2018

Đề bài

Câu 1: [2 điểm]

Cho đoạn trích sau:

"Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bàng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"

[Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn, Sách Ngữ văn 8 - tập II]

1. Đoạn trích trên được viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? [1 điểm]

2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? [1 điểm]

Câu 2: [2 điểm]

Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau:

Kiểu câu

Chức năng, đặc điểm hình thức

Câu nghi vấn

Câu cảm thán

Câu cầu khiến

Câu trần thuật

.

Câu phủ định

Câu 3: [2 điểm]

1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. [1 điểm]

2. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp? [1 điểm]

"Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu...".

[Hoài Thanh]

Câu 4: [4 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”.

Viết lời giới thiệu về tác giả Tế Hanh, tác phẩm Quê hương để làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên.

* Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn

Câu 1: [2 điểm]

1.

- Đoạn trích trên được viết theo thể loại chiếu.

- Đặc điểm của thế loại chiếu:

+ Đây là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

+ Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

+ Bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.

2.

Đoạn trích nêu lên những thuận lợi của địa thế thành Đại La và Lý Công Uẩn khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô.

Câu 2:

Hoàn chỉnh nội dung:

Kiểu câu

Chức năng, đặc điểm hình thức

Câu nghi vấn

Dùng để hỏi hoặc bộc lộ sự nghi vấn.

Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Câu cảm thán

Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, thái độ... Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu cầu khiến

Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc khi ý cầu khiến không nhấn mạnh thì kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 3:

1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

a] Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn. Các câu còn lại mang ý cụ thể [giải thích, chứng minh...] làm rõ câu chủ đề.

b] Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn có câu chủ đề nằm cuối đoạn văn. Cách trình bày nội dung đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.

2.

а. Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: "Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này".

b. Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch.

Câu 4:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm: Tác giả Tế Hanh với tuyệt tác Quê hương của ông.

- “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”.

2. Thân bài:

а. Tác giả Tế Hanh:

- Tế Hanh sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở nông thôn, bố dạy học và làm thuốc.

- Tế Hanh làm thơ và chịu ảnh hưởng không nhỏ của những nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

- Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hoa niên, Những số kiếp, Gửi miền Bắc, Khúc ca mới...

- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

b. Tác phẩm:

- Xuất xứ bài thơ Quê hương - Viết năm 1938, khi nhà thơ đang học ở Huế. Bài thơ in trong tập thơ Hoa niên.

- Thể loại: Thể thơ tám chữ, gieo vần liên tiếp, gieo vần bằng và vần trắc nhịp nhàng, uyển chuyển.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm gián tiếp kết hợp yếu tố miêu tả.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Nội dung:

Bài thơ Quê hương là một bài thơ hay, nói lên nỗi nhớ làng chài - quê hương thân yêu của tác giả. Những câu thơ tả con thuyền, cánh buồm, chàng trai làng chài... và nỗi nhớ của đứa con xa rất hay, đậm đà một hồn quê, một tình quê.

+ Nghệ thuật:

Cảm xúc chân thực được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên giàu hình ảnh. Sử dụng những phép tu từ đặc sắc: nghệ thuật so sánh đầy sáng tạo, nghệ thuật nhân hóa với bao tình thương yêu, chuyển đổi cảm giác khá thành công, tạo nên những vần thơ chứa chan thi vị. Tiếng thơ nhỏ nhẹ, hiền hòa nhưng không kém phần tha thiết, đã giúp thơ ông dễ dàng đến với bạn đọc.

- Vai trò của tác phẩm trong nền văn học nước nhà:

+ Đây là bài thơ tuyệt bút, được bạn đọc bầu chọn là một trong bài thơ hay nhất của Thơ mới.

+ Bài thơ tái hiện phong cảnh và con người quê hương với những tình cảm lắng đọng, dạt dào, thiết tha, chân thành trong những kỉ niệm tươi thắm.

+ Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, đây là bài thơ đầu tiên viết về quê hương, khơi dòng để sau này có những bài thơ tuyệt bút nối tiếp nhau ra đời: Bên kia sông Đuống [Hoàng Cầm], Núi đôi [Vũ Cao], Quê hương [Giang Nam], Nhớ con sông quê hương [Tế Hanh], Quê hương [Đỗ Trung Quân]...

3. Kết bài:

- Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về tác giả, tác phẩm.

- Liên hệ bản thân về vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học của dân tộc, đặc biệt trong dòng văn học hiện đại.

.............................................

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn - Đề 1. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Video liên quan

Chủ Đề