Địa đạo Củ Chi rộng bao nhiêu?

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở địa bàn huyện Củ Chi - ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp [1946 - 1948] và kháng chiến chống Mỹ [1961 - 1965]. Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.

Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn Củ Chi, với tổng chiều dài khoảng 200km hầm, có chiều sâu 3 tầng. Tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m, tầng dưới cùng sâu hơn 12m.


Tái hiện một xưởng may dưới địa đạo cung cấp quần áo cho quân dân Củ Chi.

Ban đầu nơi đây chỉ là những hệ thống hầm rời rạc, sau do nhu cầu trú ẩn, sinh hoạt và chiến đấu nên các hệ thống hầm được kết nối liên hoàn với nhau. Ở nơi đây người dân đã thiết lập một cuộc sống đặc biệt: Ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu ngay trong lòng đất. Hai khu địa đạo lớn nhất vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn là Địa đạo Bến Đình và Địa đạo Bến Dược.

Điều đặc biệt là hệ thống địa đạo được đào hoàn toàn bằng sức người, có các nhánh chính và nhiều nhánh nhỏ kết nối với nhau, có nhánh ra tận sông Sài Gòn. Các đường hầm giao thông hẹp có chiều cao hạn chế, chỉ đủ một người đi lom khom. Những khu chức năng khác như nơi ở, hội họp, sản xuất, ổ chiến đấu có diện tích và chiều cao lớn hơn.

Tầng trên cùng có thể chịu được sức công phá của đạn pháo và tải trọng của xe thiết giáp. Liên hoàn trong hệ thống địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm chỉ huy, hầm giải phẫu...

Ngoài ra, nơi đây còn có cả hầm lớn được ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Hệ thống đường hầm được thông lên mặt đất qua các lỗ thông hơi và các cửa bí mật chỉ vừa một người chui lọt. Các lỗ thông hơi thường được làm giả tổ mối hoặc giấu trong các bụi cây nên khó phát hiện.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, quân đội Mỹ - ngụy đã nhiều lần tấn công hệ thống Địa đạo Củ Chi nhưng đều thất bại trước hệ thống phòng ngự kiên cố và độc đáo này.

Tới thăm Địa đạo Củ Chi, du khách có cơ hội trải nghiệm các hoạt động như chui hầm địa đạo, ăn các món ăn thời chiến hay bắn súng quân dụng... Đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động cho thanh, thiếu niên và là điểm “về nguồn” của các cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ.

Củ Chi được mệnh danh là “đất thép” với hệ thống địa đạo đặc biệt, là nơi ghi dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Sài Gòn - Gia Định. Năm 2015, nơi đây được công nhận là Khu di tích quốc gia đặc biệt, ghi thêm dấu son cho miền đất thép anh hùng.

Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn năm 1946 – 1948. Địa đạo được quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An cùng nhau xây dựng phục vụ cho quá trình ẩn nấp, cất giữ vũ khí,...

Để hiểu rõ hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc thì địa đạo Củ Chi là địa điểm mà các bạn nên ghé đến. Tọa độ này là một trong những căn cứ của bộ đội ta trong thời kỳ kháng chiến Pháp với nhiều hiện vật mang giá trị lịch sử lâu đời. Các bạn hãy cùng Go2Joy khám phá địa điểm này qua bài viết bên dưới nhé !

Xem thêm:

  • Địa điểm vui chơi Sài Gòn
  • Địa điểm hẹn hò ở Sài Gòn
  • Địa điểm chụp hình đẹp ở Sài Gòn

Nội dung bài viết

1. Lịch sử hình thành

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trong những năm 1946 – 1948, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hệ thống đường hầm được xây dựng sớm nhất tại hai xã là Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Khi mới được xây dựng, địa đạo chỉ là những hầm trú ngắn có cấu trúc đơn giản để bộ đội ẩn nập và cất giấu tài liệu. Sau này khi sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thì địa đạo được mở rộng trở nên phức tạp và hoàn thiện hơn.

Địa đạo Củ Chi có lịch sử lâu đời [Nguồn: Sưu tầm]

Mỗi ngôi làng tại Củ Chi đều xây dựng căn cứ riêng, sau này được nối lại với nhau để thuận tiện cho việc di chuyển. Do đó, họ đã kết hợp các hầm trú thành một hệ thống có quy mô khủng với tổng chiều dài đến hơn 200 km kết hợp với khoảng 500km chiến hào tạo nên “thiên la địa võng”, khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Trong địa đạo được xây dựng những nút chặn ở điểm quan trọng để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào.

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm:

  • Địa đạo Bến Dược [Căn cứ Quân khu Sài Gòn – Gia Định [Khu A]
  • Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định [Khu B]
  • Địa đạo Bến Đình [Căn cứ Huyện ủy Củ Chi]

Hệ thống đường hầm vô cùng phức tạp, từ đường đường chính sẽ tỏa ra vô số đường nhỏ thông với nhau, hoặc độc lập tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh thông đến tận bờ sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy cấp thì quân dân ta có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát [Bình Dương].

Trải qua nhiều cuộc kháng chiến [Nguồn: Sưu tầm]

Trong suốt những năm kháng chiến, quân Mỹ liên tục tấn công nhằm đánh phá vùng căn cứ và hệ thống địa đạo. Chúng sử dụng những thủ đoạn như: Bơm nước vào lòng địa đạo, dùng đội quân “chuột cống” đánh phá, dùng chó bẹc-giê săn lùng phát hiện và triệt phá, dùng xe cơ giới ủi bằng,… Nhưng cán bộ và nhân dân huyện Củ Chi vẫn kiên cường chống trả khiến những kế hoạch này chưa bao giờ thành công.

2. Địa chỉ của địa đạo Củ Chi

Có nhiều bạn sẽ ngạc nhiên khi biết địa đạo Củ Chi nằm ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm này nằm ở vùng ven thành phố nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây để tham quan, tìm hiểu lịch sử. Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần di chuyển 70km về hướng Tây Bắc là có thể đến được địa đạo.

Địa đạo nằm ở xã Phú Mỹ Hưng Củ Chi [Nguồn: Sưu tầm]

Các hầm trú tại đây có tổng cộng 3 tầng sâu khác nhau: 3m, 6m, 12m với chiều dài lên đến hơn 250km. Không gian bên trong địa đạo tương đối nhỏ, chỉ đủ để 1 người đi khom lưng, có những đoạn chỉ đủ lớn để bò qua. Còn một điều thú vị nữa mà có thể bạn chưa biết: địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới và là top 7 điểm đến kỳ lạ nhất Đông Nam Á.

  • Địa chỉ: Tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh

Đừng bỏ lỡ voucher trị giá 111K khi đặt phòng! CLICK NGAY

3. Giá vé và giờ mở cửa

Để khuyến khích người Việt tìm hiểu về lịch sử nên mức giá tại địa đạo Củ Chi vô cùng phải chăng và còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Giá vé vào địa đạo Củ Chi cực rẻ [Nguồn: Sưu tầm]

  • Vé vào cổng:
    • Người lớn: 35.000 VNĐ/người
    • Trẻ em dưới 16 tuổi, học sinh, sinh viên: 18.000 VNĐ/người
    • Trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, hộ nghèo: Miễn phí
    • Vé khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi: 40.000 VNĐ/người
  • Giờ mở cửa: từ 7h00 – 17:00 cả tuần

Một số khách sạn nghỉ ngơi lý tưởng ở Củ Chi mà Go2Joy gợi ý cho bạn:

  • Paradise 1 Hotel
  • Paradise Cu Chi Hotel

4. Đường đến địa đạo Củ Chi

Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng để đến được địa đạo Củ Chi. Có rất nhiều phương tiện di chuyển để bạn thoải mái lựa chọn.

4.1 Xe buýt

Là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ, thậm chí là các gia đình nhỏ. Xe buýt là phương tiện công cộng nên có lộ trình di chuyển rõ ràng và chi phí thấp. Bạn chọn 1 trong 2 lộ trình sau để đến địa đạo.

Có nhiều tuyến xe đến địa đạo Củ Chi [Nguồn: Sưu tầm]

  • Đến địa đạo Bến Dược: Bạn đi tuyến xe buýt số 13 [Bến Thành – Củ Chi] hoặc số 94 [Chợ Lớn – Củ Chi] sau đó bắt xe số 79 [Củ Chi – Dầu Tiếng] để đến địa đạo Bến Dược.
  • Đến địa đạo Bến Đình: Bạn đi tuyến xe buýt số 13 [Bến Thành – Củ Chi] hoặc số 94 [Chợ Lớn – Củ Chi] sau đó bắt xe số 122 [An Sương – Tân Quy] rồi lên xe số 70 [Tân Quy – Bến Súc] để đến địa đạo Bến Đình.

4.2 Xe máy – ô tô

Từ trung tâm thành phố, bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng để đến địa đạo Củ Chi nếu di chuyển tự túc. Tuyến đường được nhiều người lựa chọn là: Bến Thành – Cách Mạng tháng 8 – Trường Chinh – Ngã tư An Sương – Hóc Môn – Tỉnh lộ 15 – Địa đạo Củ Chi.

Di chuyển bằng các phương tiện tự túc [Nguồn: Sưu tầm]

Những bạn lựa chọn phương tiện này sẽ có chủ động được thời gian khởi hành và tuyến đường phù hợp. Bạn cũng có thể thoải mái chọn các điểm dừng chân và những quán ăn nổi tiếng để trải nghiệm.

4.3 Cano

Đây là một trong những phương tiện độc đáo nhất để đến được địa đạo Củ Chi. Để đi cano, bạn có thể chọn cả tour tham quan địa đạo Củ Chi với mức giá khoảng 2.000.000VNĐ/người cho tour trọn gói.

Cano là phương tiện di chuyển mới mẻ [Nguồn: Sưu tầm]

5. Địa đạo Củ Chi có gì đặc biệt ?

5.1 Tham quan đường hầm

Đoạn đường hầm như chứng nhân lịch sử cho hành trình đấu tranh giành độc lập của dân ta. Nên bạn không thể bỏ qua căn hầm này khi đến tham quan địa đạo Củ Chi. Hệ thống đường hầm này dài đến 120m với 2 tầng sâu khác nhau, giúp bạn trải nghiệm cảm giác của những chiến sĩ bộ đội xưa.

Có nhiều đường xuống hầm dọc địa đạo [Nguồn: Sưu tầm]

Ngoài ra, bạn có được thưởng thức món khoai mì, sắn, củ mài chấm muối mè được chế biến tại bếp Hoàng Cầm ngay bên trong đường hầm. Bạn hãy yên tâm là đường hầm sẽ rất khó bị sạt lở nhờ vào đất sét pha đá ong nên độ bền rất cao. Đường hầm này không dễ đi chút nào vì có nhiều đoạn bạn phải bỏ qua mới vừa nên bạn hãy lưu ý trước khi tham quan.

5.2 Khám phá toàn cảnh khu di tích

Khu vực này sẽ tái hiện lại khu vực chiến tranh chống Pháp từ năm 1961 đến 1972, bạn sẽ được xem những thước phim về cảnh sinh hoạt, chiến đấu của bộ đội ta.

Khu vực bảo vệ I:

  • Một phần hệ thống đường hầm
  • Căn cứ Quân khu Sài Gòn – Gia Định có điện tích đến 66.000m2 bao gồm: hầm chông, giếng nước, ổ chiến đấu và các nắp hầm, lỗ thông hơi, hầm Quân y, hầm giải phẫu,…
  • Những ụ thông hơi và hai miệng địa đạo thông ra sông Sài Gòn cới tổng diện tích 667m2.
  • Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn [Khu B] có diện tích 16.000m2 gồm: bếp Hoàng Cầm, hầm chứa lương thực, hố bom, hầm nước,…

Mô hình sơ đồ địa đạo Củ Chi [Nguồn: Sưu tầm]

Khu vực bảo vệ II:

  • Một phần diện tích của khu vực bảo vệ I.
  • Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược.
  • Khu tái hiện vùng giải phóng với quan cảnh sinh hoạt hằng ngày của quân và dân ở huyện Củ Chi, từ cổng chào xã đến các trường học, tiệm sửa xe đẹp tiệm cắt tóc; đến những khu trưng bày “Trận đánh Sở Đất Thịt”, “Trận đánh tại Ngã ba Cây Gõ” và sa bàn Trận càn Cedar Falls.
  • Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển Đông với các địa danh nổi tiếng ở cả 3 miền là Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng.
  • Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định có đền thờ với diện tích lên đến 41.000m2 gồm hoa viên, tam quan, ngôi đền thờ chính, ngôi đền thờ phụ.

Nhiều khung cảnh được phục dựng [Nguồn: Sưu tầm]

5.3  Tham quan đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược

Đền được khởi công ngày 19/5/1993 và có tổng diện tích hơn 40.000m2 bao gồm các khu vực: hoa viên, nghi môn, nhà bia, đền thờ và một ngôi tháp.

Đền tưởng niệm hoành tráng [Nguồn: Sưu tầm]

Tầng hầm của đền trưng bày các tác phẩm điêu khắc, đúc đồng, tranh vẽ, sa bàn, bảng chữ về các sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Tầng hầm sẽ được chia ra thành 9 phân khu tương ứng với 9 chủ đề trưng bày.

Đừng bỏ lỡ voucher trị giá 111K khi đặt phòng! CLICK NGAY

5.4 Khu bắn súng

Địa đạo Củ Chi không còn nhuốm màu buồn của tàn tích chiến tranh mà đã được tô điểm thêm để trở thành địa điểm tham quan thú vị. Một trong những hoạt động được nhiều du khách lựa chọn chính là bắn súng sơn.

Có 2 khu bắn súng tại địa đạo Củ Chi [Nguồn: Sưu tầm]

Trò chơi cảm giác mạnh này vô cùng thú vị vì chưa ai trong chúng ta được thử cảm giác bắn đạn thật cả. Bạn có thể lựa chọn bắn súng thể thao quốc phòng hoặc bắn bắn súng đạn sơn.

  • Bắn súng quốc phòng: bạn sẽ được sử dụng súng trường và bắn đạn thật với mức giá dao động từ 40.000 VNĐ đến 60.000 VNĐ /viên. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn tháo lắp súng và cách phân biệt các bộ phận cơ bản của súng
  • Bắn súng sơn: sẽ phù hợp cho nhóm bạn đông người. Trò chơi này vô cùng thú vị khi bạn được bộc lộ rất nhiều kỹ năng để “sống sót” cuối cùng. Giá của trò chơi này cũng rất phải chăng 50.000 VNĐ /người cho mỗi lượt 60 phút, và giá đạn là 3.000 VNĐ /viên.

5.5 Hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Địa đạo Củ Chi đã phát triển thành một khu du lịch nổi tiếng và đa dạng các trò chơi ở Củ Chi. Từ khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi bạn chỉ cần đi bộ 15 phút là sẽ đến được khu mô phòng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Một Cột ở Hà Nội, Ngọ Môn ở kinh thành Huế và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Hồ tắm nhân tạo có quy mô lớn [Nguồn: Sưu tầm]

Đặc biệt, các bạn nên thử trải nghiệm khu vực hồ tắm mô phòng biển Đông ở đây nhé. Ngoài diện tích hồ cực rộng thì khu vực xung quanh cũng được xây dựng rất độc đáo với những công trình bằng đất độc đáo. Bạn có thể tham gia các hoạt động như đạp xe, chèo thuyền kayak, tắm ở hồ nhân tạo,… với mức giá là 20.000 VNĐ/người/hoạt động.

5.6 Trạm cứu hộ động vật hoang dã

Địa điểm này không thuộc Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nhưng bạn cũng có thể kết hợp tham quan vì chỉ cách địa đạo khoảng 1km và cũng nằm trên trục đường Tỉnh lộ 15. Trạm cứu hộ động vật hoang dã tọa lạc giữa bến Dược và bến Đình và được xem là trạm cứu hộ lớn nhất tại khu vực phía Nam với hơn 3.600 loài động vật quý hiếm.

Trạm cứu hộ đã cứu được nhiều động vật [Nguồn: Sưu tầm]

Bạn có thể đến đây tham quan và tìm hiểu thêm về nhiều loài động vật quý hiếm. Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp ảnh lưu niệm và vui chơi cùng những cá thể thú thân thiện. Một số loài thú có ở đây phải kể đến: rùa, rái cá, gấu, trăn, tê tê, khỉ, rắn, một số loài chim và bò sát.

6. Tham quan địa đạo Củ Chi nên ở đâu?

Vì địa đạo Củ Chi là một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng nên có rất nhiều khách sạn, homestay ở gần đó để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của bạn. Go2Joy sẽ giới thiệu cho bạn Paradise Hotel – một trong những khách sạn gần địa đạo và được nhiều du khách đánh giá cao.

Khách sạn Paradise rất gần địa đạo [Nguồn: Sưu tầm]

Paradise Hotel có cả hồ bơi trên sân thượng và tầng hầm đậu xe rộng rãi. Mỗi phòng nghỉ ở khách sạn Paradise đều có cửa sổ đón nắng, đón gió giúp không gian thoáng đãng hơn. Một số phòng còn có ban công với view thành phố nhộn nhịp. Ngoài ra, nội thất của phòng được sử dụng chủ yếu bằng gỗ, mang đến không gian ấm áp để du khách thoải mái tận hưởng.

Paradise Hotel cũng có cả phòng cho 2 người và 4 người để bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Diện tích phòng rộng rãi để bạn thoải mái sinh hoạt. Nếu bạn đang tìm địa điểm lưu trú khi đến tham quan địa đạo Củ Chi thì hãy cân nhắc chọn khách sạn.

  • Giá phòng theo giờ: 120.000 – 200.000 VNĐ/2 giờ
  • Giá phòng theo ngày: 614.000 – 983.000 VNĐ/ngày
  • Địa chỉ: 41 Nguyễn Văn Hoài, Tân An Hội, Củ Chi, Hồ Chí Minh
  • Đặt phòng ngay tại đây: PARADISE CU CHI HOTEL

7. Đến địa đạo Củ Chi ăn gì?

7.1 Khoai mì hấp

Đây là món ăn mà bất kỳ du khách nào cũng được thưởng thức khi đến tham quan địa đạo Củ Chi. Khoai mì sẽ được nấu ở bếp Hoàng Cầm ở đường hầm dưới địa đạo.

Khoai mì được hấp tại bếp Hoàng Cầm [Nguồn: Sưu tầm]

Dù chỉ là một món ăn đơn giản nhưng hương vị vô cùng thơm ngon. Khoai mì nóng hổi, mềm ẩm ăn cùng muối mè tạo nên một món ăn hấp dẫn. Hương vị bùi béo của khoai kết hợp với muối mè mặn mặn, ngọt ngọt. Ngoài ra, ăn khoai mì dưới hầm địa đạo cũng sẽ mang lại trải nghiệm khó quên cho du khách.

7.2 Bò tơ Củ Chi

Đây là một trong những món đặc sản của Củ Chi nên bạn nhất định phải thử. Thịt bò tơ mềm thơm và ngon hơn thịt bò thông thường. Bò tơ có thể được chế biến thành rất nhiều món như: lẩu bò, bò nướng, bò nhúng giấm, đuôi bò hầm, phá lấu, gỏi bò,…

Bò tơ Củ Chi ngon nức tiếng gần xa [Nguồn: Sưu tầm]

Nhờ sở hữu nhiều trang trại nuôi bò rộng lớn nên chất lượng thịt bò tơ được đánh giá rất cao. Bạn nhất định phải thử món này khi đến tham quan địa đạo Củ Chi nhé.

Một số địa chỉ bán bò tơ chất lượng ở Củ Chi:

  • Bò tơ Xuân Đào: KP2, Quốc lộ 22, Củ Chi
  • Bò tơ Hai Nghẹo: Tỉnh Lộ 8, Ấp 6, xã Phước Vĩnh An, Củ Chi

7.3 Nước mía sầu riêng

Thời tiết ở Sài Gòn rất nóng nên nước mía là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Nhưng ở Củ Chi, có một loại nước mía được biến tấu vô cùng khác lại – nước mía sầu riêng. Đây là một trong những món ăn vặt cực kỳ nổi tiếng tại Củ Chi và được rất nhiều du khách yêu thích.

Nước mía sầu riêng giải khát [Nguồn: Sưu tầm]

Nước mía sẽ được kết hợp với các miếng sầu riêng, rau câu, đậu phộng, cùi dừa, mít,… Các nguyên liệu này kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên một ly nước mía độc đáo và thơm ngon.

Một số địa chỉ nước mía sầu riêng thơm ngon ở Củ Chi:

  • Cà phê Số 47: 47 Nguyễn Văn Hoài, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh
  • Nước mía Vườn Cau: 259A Quốc Lộ 22, Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh

Đừng bỏ lỡ voucher trị giá 111K khi đặt phòng! CLICK NGAY

8. Mua gì làm quà khi du lịch địa đạo Củ Chi?

Khi đến tham quan địa đạo, bạn có thể chọn mua các vật dụng được làm bằng vỏ đạn như: bút bi, bật lửa, đèn pin,… để mang về làm qua. Các sản phẩm này không chỉ làm bằng vật liệu độc đáo mà còn có thiết kế vô cùng đẹp mắt.

Có nhiều món quà lưu niệm ở địa đạo [Nguồn: Sưu tầm]

Ngoài ra, gần khu di tích này cũng có rất nhiều cửa hàng bán các sản phẩm thủ công đan bằng mây, tre, nứa cũng rất phù hợp để mang tặng. Nhưng sản phẩm này vừa đẹp mắt lại vừa mang giá trị tinh thần cao, một số món được yêu thích là: nón, túi, các mô hình nhà, xe, tàu,..

9. Gợi ý lịch trình tham quan địa đạo Củ Chi

Đối với những bạn chưa từng đi đến địa đạo Củ Chi thì có thể tham khảo lịch trình mà Go2Joy gợi ý nhé.

9.1. Lịch trình khám phá Củ Chi nửa ngày

  • 7h00: Tập trung tại quận 1
  • 9h00: Có mặt tại địa đạo Củ Chi
  • 9h15 :Tham quan đường hầm và khu tái hiện chiến tranh
  • 11h00: Ăn trưa và nghỉ ngơi
  • 13h00: Tham gia bắn súng đạn thật
  • 14h00: Về lại trung tâm thành phố và kết thúc hành trình

9.2. Lịch trình tham quan Sài Gòn – Củ Chi

  • 7h00: Tập trung tại quận 1
  • 9h00: Có mặt tại địa đạo Củ Chi
  • 9h15: Tham quan đường hầm và khu tái hiện chiến tranh
  • 11h00: Ăn trưa và nghỉ ngơi
  • 13h00: Tham gia bắn súng sơn
  • 14h00: Tham gia các trò chơi dưới nước
  • 16h00: Đi ăn bò tơ Củ Chi
  • 17h30: Bắt đầu về lại trung tâm quận 1
  • 19h30: Chill tại các quán cafe đẹp ở quận 1
  • 21h00: Lượn lờ phố sá Sài Gòn về đêm
  • 22h00: Kết thúc hành trình

10. Đến địa đạo Củ Chi cần lưu ý gì?

Một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi đến tham quan địa đạo Củ Chi, những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp chuyến đi của bạn được trọn vẹn và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

Một số lưu ý khi tham quan địa đạo Củ Chi [Nguồn: Sưu tầm]

  • Nên chọn trang phục thoải mái và che phủ được cả tay chân để dễ dàng hoạt động
  • Chọn giày thể thao, giày để bằng để tiện đi bộ tham quan
  • Thoa kem chống nắng và thuốc chống côn trùng kỹ càng để bảo vệ da
  • Mang thêm 1 bộ quần áo nếu bạn có dự định tham gia các hoạt động dưới nước
  • Đảm bảo sức khỏe khi tham gia các hoạt động chui hầm, bắn súng
  • Có thể mang đồ ăn bên ngoài vào để cắm trại
  • Khuôn viên khu di tích có rất nhiều quầy bán nước nhỏ để phục vụ du khách

Khu di tích địa đạo Củ Chi là trang sử hào hùng mà bất kỳ người con Việt Nam nào cũng nhất định phải đến không chỉ để tìm hiểu về lịch sử mà còn để tỏ lòng biết ơn với những người anh hùng dân tộc. Để có thể thoải mái khám phá Củ Chi thì đừng ngại book phòng khách sạn trên Go2Joy để ở lại huyện này một đêm nhé.

Hầm địa đạo Củ Chi rộng bao nhiêu?

Về khu vực, Địa đạo Củ Chi được chia làm 3 khu vực chính: Địa đạo Bến Dược [Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định [Khu A]: 66.586,4 m2, Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định [Khu B]: 16.664,8 m2. Địa đạo Bến Đình [Căn cứ Huyện ủy Củ Chi]: 67.086,2m2.

địa đạo Củ Chi là di tích gì?

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài là bao nhiêu?

Địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng gần 250km, với 3 tầng sâu khác nhau: tầng cao nhất cách mặt đến 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng dưới cùng sâu hơn 12m.

Đường hầm địa đạo có bao nhiêu tầng?

Đoạn đường hầm có chiều dài 120m với 2 tầng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó, tại đây, bạn còn thoải mái được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị địa phương – đây là những món ăn mà người dân thời xưa vẫn ăn dưới hầm địa đạo như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…

Chủ Đề