Địa phương não của tỉnh Gia Lai giành được chính quyền đầu tiên trong cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng tám năm 1945 ở Gia Lai.

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Nhật đầu hàng Liên xô và Đồng minh không điều kiện, quân Nhật hoang mang, chính phủ bù nhìn thân Nhật ở nước ta rệu rã tê liệt, Mặt trận Việt Minh đã thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân vào đội ngũ chống phát xít. Các tầng lớp trung gian đã ngã về phía cách mạng, ủng hộ Việt Minh. Thời cơ cách mạng đã đến, Đảng ta đã kịp thời nắm thời cơ, ngày 13-8-1945 quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Trong lúc cao trào khởi nghĩa lan ra cả nước và đang    tiến công vào các trung tâm đầu não của bọn phát xít, tay sai và phong kiến ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn,... ở Gia Lai bộ máy cai trị của địch hoang mang cực độ. Thời cơ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đến. Chớp lấy thời cơ, Đoàn thanh niên An Khê kêu gọi quần chúng trong huyện đứng lên khởi nghĩa, chiếm trụ sở huyện lỵ lập chính quyền cách mạng lâm thời, kêu gọi quần chúng ủng hộ cách mạng. Chiều ngày 22/8/1945, Thanh niên Gia Lai nhận điện của Việt Minh Bình Định : "Bảo Đại thoái vị, Việt Minh giành chính quyền, yêu cầu Thanh niên biểu tình ủng hộ Việt Minh". Với tinh thần như mệnh lệnh khởi nghĩa của Đảng truyền đạt tới, Đoàn thanh niên Pleiku đã huy động quần chúng vũ trang biểu tình giành chính quyền.

Sáng ngày 23/8/1945, hàng nghìn quần chúng thị xã Pleiku và các vùng xung quanh được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác... đội ngũ chỉnh tề, giương cao cờ đỏ sao vàng, tiến về toà công sứ, biểu dương lực lượng qua các phố chính trong thị xã, đến 10 giờ sáng một cuộc mít tinh lớn của gần 10 nghìn quần chúng bao gồm công nhân các đồn điền, nông dân các vùng nông thôn dân tộc, vùng kinh, các tầng lớp nhân dân trong thị xã, và cả lính bảo an được giác ngộ, tổ chức tại sân vận động trung tâm thị xã. Lần đầu tiên trong lịch sử, tại thị xã Pleiku - thị xã trên cao nguyên, cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc giương cao, tung bay trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, báo hiệu Gia Lai đã cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân, xoá bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng lâm thời…

Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, từ thị trấn An Khê, thị xã Pleiku, các thị trấn Cheo Reo, Chư Ti, Pleikli, đến các làng, xã cả vùng người Kinh và vùng đồng bào các dân tộc trong toàn tỉnh, quần chúng nhân dân đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Hệ thống chính quyền tay sai thực dân, phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, bộ máy chính quyền cách mạng bước đầu được thiết lập trong toàn tỉnh…

           Cuộc nổi dậy giành chính quyền ở An Khê, thị xã Pleiku, các huyện Cheo Reo, Chư Ti, Pleikli và các địa phương khác của tỉnh trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại của dân tộc là một mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào cách mạng ở địa phương, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng cả nước. Sự kiện đó đánh dấu cuộc đổi đời chưa từng có đầu tiên trong cộng đồng và mỗi người dân không chỉ ở Gia Lai mà cả ở phía Bắc Tây Nguyên. Từ cuộc đời nô lệ, tối tăm, tủi nhục trong chế độ xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân các dân tộc ở Gia Lai, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành quyền làm người, làm chủ đất nước, làm chủ quê hương, góp phần giành quyền độc lập cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Gia Lai trong Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thực hiện được ước vọng của các tầng lớp nhân dân người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai... sống trong tự do, độc lập, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trong chế độ xã hội mới. Điều đó phù hợp với đường lối, mục tiêu cách mạng, ý chí phấn đấu của Đảng và Bác Hồ về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Gia Lai đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu chuộng độc lập, tự do và tinh thần quật khởi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thắng lợi đó mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phong trào cách mạng Gia Lai; là tiền đề trực tiếp cho việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, tháng 12-1945 và những thắng lợi to lớn, vẻ vang về sau.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta mong được sống trong hoà bình để kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Song bọn thực dân, đế quốc lại dã tâm đem quân xâm lược nước ta lần nữa. Vì độc lập, tự do và sự trường tồn của dân tộc, của Tổ quốc, đồng bào các dân tộc Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đem hết sức người, sức của để tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại và đã giành thắng lợi vẻ vang, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, và đại thắng mùa Xuân năm 1975, qui giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta.

Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Lai tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tỏ rõ bản lĩnh kiên cường, vững vàng, sáng tạo, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, vượt qua mọi thử thách, từng bước xây dựng tỉnh nhà đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo.

Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt kinh tế-xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Hiện nay, Gia Lai đang trên đà phát triển vững chắc, trở thành một vùng đất sôi động, giàu tiềm năng, là nơi "giao lưu" không chỉ là các bản sắc văn hóa mà còn là nơi "gặp gỡ" của sự phát triển kinh tế, là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và khá toàn diện so với các tỉnh trong khu vực về mọi mặt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư, nhất là mạng lưới đường giao thông, thủy lợi, lưới điện,... đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống trường phổ thông, trường dân tộc nội trú được xây dựng đến cấp huyện, trung tâm xã và cụm xã. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng lên. Chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước; chăm lo nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng sa, vùng căn cứ cách mạng. Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, sự đồng thuận trong xã hội ngày càng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đúng với mong muốn của Bác kính yêu: "làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng của sự nghiệp đổi mới đã tạo dựng được những điều kiện và cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, đưa tỉnh ta tiến vào thời kỳ CNH-HĐH, cùng cả nước vững bước tiến lên CNXH.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế, yếu kém vẫn còn nhiều: tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao; thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của nền kinh tế còn kém; quốc phòng an ninh còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới… Đó là thách thức lớn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiến lên.

Page 2

TRANG NHẤT > LÀM THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật 19/10/2017 [GMT+7]

Câu hỏi trắc nghiệm kỳ VI và đề thi viết - “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Năm 2017”

 Các tin khác
Học tập phong cách báo chí độc đáo của Hồ Chí Minh [04/06]
Đinh ƠRing- Người sỹ quan biên phòng tận tụy với dân [22/03]
Thanh niên Gia Lai đẩy mạnh các phong trào học tập và làm theo gương Bác [06/08]
Đảng bộ huyện Đak Đoa học tập Bác bằng những việc làm thiết thực [20/07]
Một số kết quả quan trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Đức Cơ [11/05]
Đền thờ Vua Hùng ở Gia Lai - giá trị cội nguồn, giá trị đoàn kết [20/04]
Nữ quân nhân ‘‘4T’’ [04/03]
Theo lời dạy của Bác Hồ [26/02]
Chữa “bệnh quan liêu” của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh [09/11]
Để nhân dân tin yêu [08/09]
Quyền con người và quyền công dân trong Tuyên ngôn độc lập [25/08]
Gia Lai có hai tác phẩm đạt giải tại Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [25/05]
Thành phố Pleiku: Long trọng Lễ báo công Bác Hồ, biểu dương khen thưởng các điển hình học tập và làm theo Bác [20/05]
Những Quảng trường in hình bóng Bác [19/05]
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về ý chí, nghị lực [13/05]

Video liên quan

Chủ Đề