Dịch cấp độ 1 là gì

Cập nhật: 21:41 - 18/10/2021 | Lần xem: 127168

Nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ngày 16/10/2021, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn số 7628/SYT-NVY hướng dẫn cụ thể việc đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn phường, xã, thành phố Thủ Đức, quận, huyện.

Dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc-xin và tiêu chí đảm bảo khả năng chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các địa phương sẽ tự đánh giá phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ vào ngày thứ sáu hàng tuần. Đối chiếu, so sánh kết quả đánh giá của quận, huyện, thành phố Thủ Đức với kết quả của các phường, xã, thị trấn trực thuộc và giữa các phường, xã với nhau để có các giải pháp can thiệp phù hợp.

Dịch cấp độ 1 là gì

Dịch cấp độ 1 là gì

Ngay sau khi có kết quả đánh giá, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổng hợp, gửi báo cáo kèm kế hoạch can thiệp đối với các địa bàn có cấp độ dịch diễn biến theo chiều hướng xấu (cao hơn ít nhất 1 cấp so với cấp độ đánh giá của toàn quận, huyện) về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố và Sở Y tế TP.HCM. Kết quả đánh giá cấp độ dịch sẽ được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố công bố vào thứ hai hàng tuần tại Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM và Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Tải file PDF tại đây!

Lệ Thu, Minh Hà - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh

Theo đó, thành phố phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; Cấp 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng; Cấp 3 - nguy cơ cao, tương ứng với màu cam; Cấp 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ.

Kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện mục tiêu kép, thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Thành phố khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.

Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tiêu chí 1 là tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian (số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần); Tiêu chí 2 là độ bao phủ vắc xin (tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19); Tiêu chí 3 là bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Đánh giá cấp độ dịch của thành phố tính đến thời điểm ngày 29-10-2021 (theo tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13-10-2021 của Bộ Y tế) thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2. Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 (một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4).

Theo đó, Hà Nội xét l nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...

Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper),...

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

 Thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các vùng, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

 Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp…

Xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

UBND thành phố giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

Các địa phương cũng thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); Người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú - lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.

Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế, các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn gửi kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định; Dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

UBND các quận, huyện, thị xã cũng được giao chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; Bảo đảm phương châm “bốn tại chỗ”; Thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Các địa phương cũng nêu cao vai trò của tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng (do lực lượng công an làm nòng cốt); Các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về thành phố.

Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi…

UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành kèm theo kế hoạch Phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

NGỌC ANH