Dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 [sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020].

Căn cứ vào khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“1. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.”

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thừa, thức uống, các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.

Theo đó, việc lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn thông qua đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Quyết định 39/2021/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về Quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

“2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.”

Tùy theo từng thành phần và tính chất của chất thải mà độ nguy hại và phân hủy của chúng cũng khác nhau. Có những loại chất thải như túi nilon, vỏ chai, nhựa không thể chôn hay đốt vì chúng sẽ thải ra một lượng khí độc hại lớn ra môi trường và có thể tồn tại trong lòng đất, nước hàng trăm năm. Theo đó, những loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại theo nguyên tắc mà pháp luật quy định để xử lý riêng từng loại. Với những loại chất thải không thể xử lý theo các phương pháp thông thường thì sẽ được chuyển giao đến cơ sở có chức năng tái chế, tái sử dụng.

Việc thu gom và phân loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thì mỗi hộ gia đình, cá nhân đều phải có trách nhiệm với rác thải mình xả ra để giữ vệ sinh khu vực sinh sống của mình nói riêng và cộng đồng nói chung. Vì vậy, đối với các hộ gia đình, cá nhân không phân loại, sử dụng bao bì trái quy định thì cơ sở thu gom có quyền từ chối không nhận và báo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.

Chất thải được tạo ra mọi nơi, mọi thời điểm. Vì vậy việc quản lý và thu gom chất thải là vấn đề thách thức của các cơ quan chức năng. Theo đó, pháp luật quy định cơ sở thu gom phối hợp vớ Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan quản lý xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom và thông báo với tập thể người dân trên địa bàn để quản lý có hệ thống nhất và tập trung chất thải.

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau, chúng có thể có chiều dài và khối lượng cao hoặc có những loại có tính chất độc hại. Vì thế mà thiết bị chứa, vận chuyển cũng phải được chia thành từng loại phù hợp với chất thải đó, đảm bảo không bị rơi hay rò rỉ ra ngoài môi trường.

Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

[HNM] - Từ ngày 1-1-2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung “giá dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng, thể tích chất thải ra”. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, để phù hợp với thực tế địa phương, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách linh hoạt nhằm thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn và thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

Thành phố Hồ Chí Minh giữ ổn định mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, hiện mỗi ngày, thành phố thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ tăng khối lượng hằng năm 6-10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người khoảng 0,98kg/người/ngày. Việc tăng nhanh chóng chất thải rắn sinh hoạt đô thị với tính chất, thành phần đa dạng, phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Để giảm áp lực cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo 2 nhóm, gồm: Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế [gồm các loại phế liệu như: Giấy, nhựa, kim loại...] và nhóm còn lại [không bao gồm chất thải nguy hại và các loại chất thải khác phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải].

Theo quy định này, cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có thể chuyển giao trực tiếp hoặc để sẵn các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt trước nhà chờ chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến lấy trong khoảng thời gian quy định. Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố Nguyễn Thanh Sơn cho hay, với quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực ngay đầu năm 2022, nếu người dân không phân loại tốt thì khối lượng rác cần phải xử lý sẽ lớn, chi phí phải bỏ ra nhiều hơn, còn làm tốt công tác phân loại thì lượng rác phải xử lý sẽ giảm đi, giảm chi phí cho người dân. 

Tuy nhiên, cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố chưa thể áp dụng rộng rãi các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường từ ngày 1-1-2022. Giải thích về vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng cho biết, vướng mắc lớn nhất là công cụ cân đo và việc phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai triệt để, nên chưa có căn cứ tính khối lượng, thể tích rác thải để thu tiền thu gom, xử lý. Để phù hợp với thực tiễn của thành phố, nhưng vẫn khuyến khích được người dân phân loại rác từ nguồn, UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản chấp thuận chủ trương giữ ổn định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách thành phố như mức giá áp dụng trong giai đoạn 2017-2018.

Cụ thể, hộ gia đình nội thành có nhà mặt tiền đường, hộ dân ở chung cư cao cấp, hạng I, hạng II là 22.000 đồng/tháng; hộ gia đình nội thành có nhà trong hẻm, hộ dân ở chung cư hạng III, hạng IV là 16.500 đồng/tháng; hộ gia đình ngoại thành - vùng ven có nhà mặt tiền đường là 16.500 đồng/tháng; hộ gia đình ngoại thành - vùng ven có nhà trong hẻm là 11.000 đồng/tháng. Ngoài hộ gia đình, đối với nhóm 1 thu gom bằng phương tiện thô sơ, tập kết rác tại điểm hẹn là 66.000 đồng/cơ sở/tháng; nhóm 2 thu gom bằng phương tiện thô sơ, tập kết rác tại điểm hẹn là 121.000 đồng/cơ sở/tháng; nhóm 3 thu gom bằng xe cơ giới, đổ rác tại trạm trung chuyển là 194.480 đồng/m³ hoặc 463.045 đồng/tấn.

“Việc thành phố giữ ổn định quy định mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đối với từng khu vực cư dân sinh sống là phù hợp để cùng chia sẻ với những khó khăn cùng với người dân khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề 2 năm nay”, chị Lê Thị Thắm [ở số 47 đường 42, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức] cho biết.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng cho hay, để làm tốt công tác thu gom, phân loại rác từ hộ gia đình, về lâu dài, thành phố sẽ có những giải pháp phù hợp trong việc quy định giá dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, nhất là đối với những hộ gia đình có nguồn thải lớn dựa trên khối lượng và thể tích thải ra như quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tại Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu rõ: Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích rác thải sau khi đã phân loại. 

Hướng dẫn về nội dung này, Điều 29 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

- Giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là chi phí hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh... phải trả cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Giá dịch vụ áp dụng đối với chủ đầu tư, cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt là chi phí mà Ủy ban nhân dân các cấp chi trả cho chủ đầu tư, cơ sở được lựa chọn để cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Hướng dẫn về giá thu gom rác thải theo khối lượng/thể tích [Ảnh minh họa]
 

Trong đó, giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng theo nguyên tắc:

- Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được tính theo nguyên tắc có sự bù đắp thông qua ngân sách địa phương;

- Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.

Ngoài ra, theo Điều 30 Thông tư 02, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan quyết định hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải theo một trong các trường hợp:

- Thông qua giá bán bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt. Giá bán bao bì bao gồm giá thành sản xuất bao bì và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Thông qua thể tích thiết bị chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt;

- Thông qua việc cân xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt [đối với các cơ quan, tổ chức] hoặc các hình thức khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.Hiện nay, đa số các địa phương vẫn chưa có điều kiện thay đổi cách tính giá dịch vụ thu gom, xử lý rác thải theo quy định mới.

Tuy nhiên, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường đã đặt ra lộ trình áp dụng quy định tính giá dịch vụ thu gom rác thải theo khối lượng/thể tích chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Do đó, từ nay đến hết 2024, các địa phương sẽ dần dần thay đổi cách tính giá thu gom rác thải cho phù hợp.

Thông tư 02/2022 có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. 

Nếu có thắc mắc liên quan đến bài viết, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6199  để được hỗ trợ.

>> Hộ gia đình không phân loại rác bị từ chối thu gom

Video liên quan

Chủ Đề