Điểm chuẩn ngành Vật lý y khoa đại học Bách khoa Hà Nội

Theo đó, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin là ngành học có điểm chuẩn cao nhất với 28,43 điểm. Năm ngoái, mức điểm chuẩn vào ngành này là 29,04 - cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Xếp sau đó là điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Máy tính [28,1 điểm], Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo [28,04 điểm].

Điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2021 ở các ngành cụ thể như sau:

Điểm xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được tính theo công thức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã bao gồm điểm ưu tiên [theo quy định của Bộ GD-ĐT].

Cách tính điểm xét tuyển ĐH Bách khoa Hà Nội như sau:

Với tổ hợp môn không có môn chính: Điểm xét tuyển = [[Môn 1 + Môn 2 + Môn 3]] + Điểm ưu tiên [khu vực, đối tượng].

Với tổ hợp môn có môn chính: Điểm xét tuyển = [[Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính] x 3/4] + Điểm ưu tiên [khu vực, đối tượng].

Năm 2021, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo các phương thức là xét tuyển tài năng [15-20% tổng chỉ tiêu] và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT [80 - 85% tổng chỉ tiêu].Trường tuyển khoảng 7.400 chỉ tiêu cho 59 chương trình đào tạo.

Do dịch Covid-19, Trường đã phải hủy kỳ thi kiểm tra tư duy, dành toàn bộ chỉ tiêu của phương thức này cho xét tuyển dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Thúy Nga

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố điểm chuẩn chính thức vào các ngành của trường năm 2021.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn dẫn đầu tại hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Ở một số trường, để đỗ vào ngành này, thí sinh cần phải đạt mức điểm lên tới 28 – 29.

Tổng chỉ tiêu: 7.990

  1. Xét tuyển tài năng
  2. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức
  3. Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

Mã ngành Điểm chuẩn Tổ hợp môn Ghi chú
PH3 25.36 A00, A01, A02

Mã ngành PH3 Điểm chuẩn 25.36 Tổ hợp môn A00, A01, A02

Theo GS.TS. Nguyễn Công Khẩn – Cục khoa học công nghệ và đào tạo bộ y tế, hiện nay nước ta đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vật lý y khoa, nhưng không nhiều trường đào tạo mã ngành này. Thực trạng này tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nhân lực áp dụng kỹ thuật cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hiểu được tình trạng này trường HUST đã mở ra đào tạo mã ngành Vật lý y khoa. Sau đây hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Sinh viên học Vật lý y khoa ra làm chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện

1. Ngành Vật lý y khoa là gì?

Ngành Vật lý y khoa chính thức được đưa vào danh mục nghề nghiệp từ năm 2011. Đây là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng các kiến thức, hiện tượng vật lý cũng như các quy luật và nguyên tắc kỹ thuật vào lĩnh vực y tế để phục vụ công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, nghiên cứu và cải thiện chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc.

2. Học ngành Vật lý y khoa tại trường HUST như thế nào?

HUST là một trong hai trường đại học duy nhất ở Việt Nam vào top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Điều này có được là nhờ chất lượng đào tạo vượt bậc của nhà trường so với các trường khác trong nước cũng như thế giới. Các bạn sinh viên theo học ngành vật lý y khoa tại trường HUST cũng luôn nhận được sự đào tạo mang tầm quốc tế ấy. Dưới đây là những kiến thức mà sinh viên được nhà trường trang bị khi học vật lý y khoa tại HUST.

Về kiến thức: sinh viên được cung cấp kiến thức cơ sở về toán học và khoa học vững chắc để thích ứng tốt với công việc đảm đương sau khi ra trường. Kiến thức tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, y học hạt nhân. Về chẩn đoán hình ảnh, sinh viên sẽ được giảng dạy kiến thức liên quan đến kiểm tra và đảm bảo chất lượng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh trong các cơ sở y tế như máy siêu âm, máy chụp CT, MRI, máy chụp X-quang.

Với lĩnh vực xạ trị, các bạn học được trang bị kiến thức đảm bảo có thể kết hợp với nhân viên y tế để lập kế hoạch cho quá trình xạ trị của các bệnh nhân ung thư. Đảm bảo chất lượng của máy gia tốc và các thiết bị xạ trị, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất và an toán nhất trong quá trình xạ trị cho bệnh nhân. Về kiến thức y học hạt nhân: các kỹ thuật, kiến thức để kiểm tra, đảm bảo chất lượng các thiết bị ghi hình, chẩn đoán y học hạt nhân như SPECT/CT, PET, SPECT,.. sẽ được nhà trường đưa vào chương trình đào tạo.

Về kỹ năng: kỹ năng tự học và nâng cao trình độ; các kỹ năng xã hội như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; kỹ năng hình thành ý tưởng, xây dựng và đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong vận hành và nghiên cứu.

Về ngoại ngữ: sinh viên luôn được nhà trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ đạt trình độ TOEIC 500 trở lên, có thể giao tiếp cơ bản và sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành.

Đặc biệt trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các sinh viên của trường có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp từ năm thứ ba. Điều này giúp các bạn sinh viên sau khi ra trường đi làm có thể nhanh chóng hòa nhập, thích ứng với công việc.

3. Điểm chuẩn ngành Vật lý y khoa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Cơ hội việc làm của sinh viên Vật lý y khoa trường HUST sau khi ra trường

Với chương trình đào tạo bài bản, khoa học của nhà trường, sự tận tâm trong công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Sinh viên ngành Vật lý y khoa trường Đại học Bách Khoa Hà nội luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như khả năng thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Dưới đây là một số chức vụ sinh viên ngành Vật lý y khoa có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

  • – Tham gia vào công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện: phối hợp với đội ngũ nhân viên y tế trong việc xạ trị ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, chụp X-quang, phát triển các thủ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh. Bên cạnh đó cử nhân vật lý y khoa còn có nhiệm vụ tham gia hỗ trợ về mặt khoa học và kỹ thuật nhằm bảo vệ bức xạ đối với nhân viên y tế.
  • – Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyển giao công nghệ liên quan đến kỹ thuật X-quang, xạ trị, y học hạt nhân: phối hợp với nhân viên kỹ thuật y sinh thực hiện và xác nhận, nghiệm thu thiết bị, phối hợp với bộ phận trang thiết bị y sinh, xác nhận các ứng dụng lâm sàng cần thiết từ đó lựa chọn thiết bị và các tùy chọn cho thiết bị.
  • – Nghiên cứu và giáo dục: sinh viên ngành vật lý y khoa cũng có thể tham gia nghiên cứu, cải tạo các quy trình. Tham gia huấn luyện nhân viên để đảm bảo máy móc vận hành ổn định, hiệu quả. Tham gia công tác đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.

Áp dụng Vật lý y khoa vào công tác chăm sóc người bệnh

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, các nước đang không ngừng đầu tư vào lĩnh vực y tế. Nhất việc ứng dụng khoa học vào công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển.Nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Vật lý y khoa càng ngày càng tăng. Cơ hội nghề nghiệp của cử nhân Vật lý y khoa ngày càng rộng mở. Trên đây chúng mình đã giới thiệu sơ bộ về ngành Vật lý y khoa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, rất mong đã giúp các bạn đọc hiểu thêm về ngành Vật lý y khoa đang rất HOT này.

Video liên quan

Chủ Đề