Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Có Mấy Kiểu Nhảy Cao? Kỷ Lục Nhảy Cao Thế Giới?

26/05/2022 14:29

Nhảy cao là gì? Có mấy kiểu nhảy cao? Kỹ thuật nhảy cao đúng nhất? Bài viết tổng hợp này sẽ cho bạn một cái nhìn toàn diện và hữu ích về bộ môn nhảy cao.

Để có sức vóc vững vàng, thể chất dẻo dai bạn cần tập thể thao đúng cách và điều độ. Một trong những bộ môn mà bạn có thể luyện tập là hạng mục nhảy cao trong điền kinh. Nếu bạn vốn dĩ là người yêu thích thể thao, môn nhảy cao cũng là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc và gắn bó lâu dài trong câu chuyện sức khỏe và rèn luyện thể chất.  Tham khảo thông tin dưới đây để có cách luyện tập phù hợp nhất.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Bạn đã biết có mấy kiểu nhảy cao? Cùng ABCSport tham khảo ngay!

Xem thêm:
  • Nhảy cao có mấy giai đoạn? Kỹ thuật nhảy cao đúng cách?
  • Nên nhảy dây lúc nào để giảm cân hiệu quả nhất?

1. Nhảy cao là gì?

1.1 Định nghĩa bộ môn nhảy cao

Bộ môn nhảy cao còn có tên gọi khác là nhảy xà, áp dụng phổ biến trong nhà trường từ bậc trung học cơ sở và trở thành bộ môn thể chất bắt buộc học sinh nào cũng phải vượt qua để đủ điều kiện lên lớp. High Jump là tên tiếng Anh của bộ môn này. Nó được liệt vào nội dung thi đấu chính thức của điền kinh, thường không thể thiếu trong các kỳ thế vận hội Olympic danh giá được tổ chức định kỳ trên thế giới.

Trước bắt đầu tập luyện bộ môn này, người chơi cần tìm hiểu kỹ Có mấy kiểu nhảy cao để lựa chọn cách nhảy cao phù hợp. Không chỉ đòi hỏi sức bền của vận động viên/ người tập, nhảy cao còn đọ tài năng về sức bật cao hay thấp ở vận động viên/người chơi. Nhảy cao yêu cầu cơ bản người chơi phải nhảy vượt qua thanh xà ngang đã được cố định ở hai đầu với độ cao quy định và tiếp đất bằng đệm cao su. Khi nhảy bật qua, người chơi không được phép chạm xà hay làm rơi xà và không có bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào khác ngoài việc tự thân vận động.

1.2 Kỷ lục nhảy cao thế giới

Kỷ lục nhảy cao thế giới - nam: Javier Sotomayor trở thành tượng đài vẻ vang cho các vận động viên điền kinh nhảy cao chuyên nghiệp của thế giới. Khi còn là một thiếu niên, ông đã nhảy cao vượt qua độ cao 2 mét.  Đến năm 16 tuổi, Sotomayor chính thức lập kỉ lục mới với mức xà cao 2,33 mét. Và năm 1984, ông chính thức tự phá vỡ kỷ lục của mình, đạt kỷ lục nhảy cao thế giới 2,36 mét. 1989, Sotomayor lại vượt qua chính mình để đạt đến độ cao 2,43 mét. Rồi đến 1993, kỷ lục nhảy cao thế giới được nâng lên 2,45 mét cũng bởi sức bật phi thường của Sotomayor. Tính đến nay, chưa có vận động viên nào có thể hạ bệ được mức kỷ lục n

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Hầu hết có mấy kiểu nhảy cao Sotomayor đều có thể chinh phục một cách hoàn hảo

Kỷ lục nhảy cao thế giới - nữ: Ở hạng mục thi đấu nữ, Stefka Kostadinova đạt mức kỷ lục đáng kinh ngạc về kỷ lục nhảy cao nữ thế giới xác lập vào năm 1987. Vận động viên Stefka Kostadinova thuộc đất nước Bulgaria xinh đẹp. Sau đó 1 năm, lần nhảy cao tốt nhất của bà đạt 2,08 mét. Và đến 30 năm sau, kỷ lục nhảy cao thế giới được nâng lên 0,01 m cũng từ chính bà Kostadinova. Hiện giờ, bà đang ở vị trí Chủ tịch Ủy ban Olympic tại Bulgaria.

2. Có mấy kiểu nhảy cao?

Trong nhảy cao, tùy vào năng khiếu, sở trường, thể chất của mỗi vận động viên/thí sinh/ người chơi mà bạn có thể lựa chọn kiểu nhảy cao phù hợp với bản thân và dành thời gian luyện tập theo kiểu nhảy đó để thuần thục và cải thiện mức nhảy xà cao nhất mà mình có thể đạt được. Các kiểu nhảy cao phổ biến bao gồm: nhảy cao kiểu nằm nghiêng, nhảy cao kiểu úp bụng, nhảy cao lưng qua xà, nhảy cao kiểu bước qua.

Có 4 kiểu nhảy cao cơ bản:

2.1. Nhảy cao kiểu lưng qua xà

Là kiểu nhảy cao dồn hết trọng tâm cho một lần duy nhất, bật cả 2 chân lên không trung giống như một quãng bay ngắn qua xà. Kiểu nhảy cao lưng qua xà tiếp đất lật ngược thường là được các vận động viên lựa chọn là nam vì độ khó cũng như sức bật người phải lớn để phần tiếp đất nhẹ nhàng.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Nhảy cao kiểu lưng qua xà là bài tập cơ bản để giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao

2.2. Nhảy cao kiểu úp bụng

Ngược lại với kiểu nhảy cao lưng qua xà thì kiểu nhảy cao úp bụng là thao tác bay qua xà nhưng có thể quan sát và điều khiển được tốc lực, quãng bật và nơi tiếp đất được an toàn nếu như luyện tập thuần thục như các vận động viên chuyên nghiệp.

2.3. Nhảy cao kiểu bước qua

Đây là kiểu nhảy cao phổ biến nhất, được áp dụng trong nhà trường vì không đòi hỏi chuyên môn nhiều.  Kiểu nhảy cao bước qua này không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng có phần hạn chế nếu như tăng cấp độ cao của xà ngang, thì lực chân yếu sẽ không thể vượt xa, bước cao hơn xà được.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Nhảy cao kiểu bước qua - Bài tập phổ biến nhất để giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao

2.4. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Kiểu nhảy cao nằm nghiêng đòi hỏi bạn cần sự phối hợp từ 2 chân cực kỳ thuần thục và tinh nhạy. Khi chạy đà đạt đến tốc lực nhất định và gần xà, người nhảy phải trụ chân không thuận để làm trụ lò xo và nhún bật chân thuận để đẩy cả người lên cao sau đó đưa cả chân không thuận nảy lên và rướn người nằm nghiêng để vượt qua mốc xà mà không chạm vào xạ hay làm rớt xà. Sau đó, khi toàn thân rơi xuống bạn cần linh hoạt tiếp đất nhẹ nhàng.

2.5. So sánh các kiểu nhảy cao

Bên cạnh thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao thì việc so sánh các kiểu nhảy cao cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, các kiểu nhảy cao đều có điểm khác biệt để phù hợp mỗi thể trạng, sở trường của từng vận động viên/người chơi. Sự khác nhau lớn nhất đó chính là tư thế rơi sau khi vượt qua xà ngang.So sánh nhảy cao kiểu nằm nghiêng và kiểu nhảy cao bước qua khác nhau như thế nào chúng ta sẽ hiểu rõ. đã trở thành vấn đề thú vị cho các newbie mới tìm hiểu và yêu thích bộ môn nhảy cao này.

Điểm khác nhau giữa 2 kiểu nhảy cao này là tư thế vượt xà. Kiểu bước qua thì toàn thân trên của vận động viên vẫn thẳng đứng vẫn giữ được trọng tâm và dễ kiểm soát khi đến phần tiếp đất còn kiểu nằm nghiêng bắt buộc bạn nâng phần thân trên và khéo léo chuyển từ vuông góc với xà ngang sang song song với xà và kiểm soát vững vàng phần tiếp đất vì lúc đó toàn thân đang chúi xuống theo lực hút.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

So sánh 2 kiểu nhảy cao nằm nghiêng và nhảy cao bước qua

3.Kỹ thuật nhảy cao như thế nào?

3.1 Kỹ thuật cơ bản

Tiếp sau khi giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao, chung ta sẽ cùng đến với các kỹ thuật nhảy cao cơ bản. Đối với những người mới nhập môn, để làm quen dần với kỹ thuật nhảy cao, điều đầu tiên bạn cần học đó là xác định được điểm nhảy ở đâu? Và cách đo đà, điều chỉnh đà thế nào là hợp lý với thể trạng, mục tiêu mà mình đã đặt ra. Muốn xác định điểm giậm nhảy được chính xác nhất, người tập phải đứng thẳng, mặt và thân quay chếch vào ⅓ độ dài của xà cùng bên với chân duỗi đưa sang ngang còn tay chạm nhẹ vào xà. Nếu đá chân duỗi ra trước lên cao mà chân chạm phải xà ngang thì chứng tỏ độ chạy đà quá lớn, cần điều chỉnh xoay mũi chân giậm nhảy ra ngoài).

Điểm giậm nhảy hợp lý: làm sao để chân duỗi ra trước không được chạm xà và cách 0,1m. Như vậy, điểm chạm đất của bàn chân đòi hỏi phải rơi vào vị trí giậm nhảy.  Bên cạnh đó, cự ly chạy đà dài khoảng 5 đến 9 bước. Mỗi bước đà có kích thước trung bình (điểm đầu và điểm cuối mỗi lần sải chân) tương đương với 5 – 7 bước chân hoặc bạn có thể đi 2 bước đi thường, 2 bước đi bằng một bước đà.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao và kỹ thuật nhảy cao cơ bản

3.2 Trong nhảy cao giai đoạn nào quan trọng nhất vì sao?

Trong môn nhảy cao, người tập sẽ trải qua 4 giai đoạn gồm: chạy đà, giậm nhảy bật người, bay người trên không/ chân không tiếp đất vượt xà và tiếp đất.

3.2.1. Giai đoạn chạy đà

Trong thi đấu, khi có tín hiệu/ hiệu lệnh xuất phát thì đó cũng là thời điểm bắt đầu vào giai đoạn chạy đà cho đến khi chân trụ vào chỗ giậm bật người ở giai đoạn giậm nhảy. Việc chạy đà này cần phải dồn hết sức và tốc lực để khởi tạo tốc độ nằm ngang ở mức phù hợp và chuẩn bị tốt cho động tác ở bước tiếp theo.

3.2.2. Giai đoạn giậm chân, bật người

Tiếp sau khi giải đáp thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao, đến bước kỹ thuật chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến giai đoạn bật nhảy. Giai đoạn giậm nhảy tính từ lúc chân không thuận làm trụ giậm đến khi bật cả toàn thân lên cao. Giai đoạn chạy đà quyết định phần lớn hiệu quả của giai đoạn giậm nhảy: chạy càng nhanh, giậm nhún, co bật càng mạnh thì độ bật nhảy càng cao.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Giai đoạn giậm chân, bật người trong nhảy cao rất quan trọng

3.2.3. Giai đoạn vượt xà

Ở giai đoạn này, bay lên không trung để vượt qua trở thành kết quả của 2 giai đoạn trước đó. Nhiệm vụ của giai đoạn này là vận động viên hay người tập cần nâng cao hiệu suất qua xà ngang để đạt thành tích cao nhất. Sau khi nhảy, người chơi điều chỉnh tư thế và động tác để tránh va đập hoặc  rơi thanh khi nhảy.

3.2.4. Giai đoạn tiếp đất

Giai đoạn tiếp đất là khoảng thời gian từ khi phần đầu của cơ thể chạm đất cho đến thời điểm cơ thể ngừng chuyển động  hoàn toàn. Trong nhảy cao và nhảy sào, giai đoạn này chỉ là bước đáp sau cùng khi đã phóng qua xà thành công, chân tiếp đất và đưa cơ thể về lại trạng thái ban đầu.

Trong nhảy cao, bên cạnh tìm hiểu có mấy kiểu nhảy cao thì giai đoạn chạy đà và giai đoạn giậm nhảy cực kỳ quan trọng, quyết định đến việc thí sinh/ người chơi có bật người để bay qua xà ngang được hay không?

Chạy đà để tạo lực và tốc độ lớn để biến toàn thân trở thành lo xo để đẩy khi rơi vào vùng giậm nhảy, chân giậm sẽ biến thành lực phóng đưa cả người bay lên cao nhất có thể, cao hơn xà ngang. 2 giai đoạn đầu này, đòi hỏi vận động viên phải luyện tập, điều chỉnh khoảng cách bước sải chạy đà sao cho hợp lý với từng mức xà cũng như xác định đúng vùng giậm nhảy tạo lợi thế để vượt xà thành công.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Giai đoạn tiếp đất trong nhảy cao

Xem thêm: Một phút Plank bằng bao nhiêu cái gập bụng?

4. Luật nhảy cao

4.1. Quy định cơ bản trong cuộc thi nhảy cao

Trình tự thực hiện lần nhảy của các vận động viên sẽ được rút thăm ngẫu nhiên, đảm bảo sự minh bạch và công tâm.

Các vận động viên phải giậm nhảy bằng 1 chân. Thí sinh/người chơi không dùng hai chân chạm đất bật nhảy qua, bước qua hoặc không có nhịp nghỉ giậm chân mà phóng thẳng qua xà.

Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được tập trung hay sử dụng khu vực chạy đà hoặc khu giậm nhảy để tập luyện..

Một vận động viên sẽ bị phạm qui nếu:

  • Sau mỗi lượt nhảy, thí sinh chạm xà làm rơi xà ngang xuống đất.
  • Vận động viên chạy đà khi ở giai đoạn giậm nhảy bật người không vượt qua xà mà chạm đất ở khu vực ngoài vùng quy định ở mặt phẳng tạo nên từ 2 cạnh gần nhất của cột xà, ở giữa hay ngoài cột xà với bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Điểm rơi khi qua xà của mỗi động viên sẽ có nhiều khoảng cách, tư thế và sự va chạm nhất định vào xa ngang hay các vùng đã được quy định trong luật sẽ do trọng tài phân tích và quyết định lần nhảy đó có đạt hay không.

Mỗi vận động viên ở một mức xà nhất định đều có 3 lượt nhảy để vượt qua. Nếu hỏng hay phạm quy ở liên tiếp 3 lần, thí sinh/ người chơi sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau đó. Trừ trường hợp, có đến 2 thí sinh bằng nhau ở vị trí đầu tiên thì sẽ cần có cuộc nhảy lại để xác định người thắng cuộc của trận đấu nhảy cao đó.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Tham khảo thêm luật nhảy cao bên cạnh thắc mắc có mấy kiểu nhảy cao

4.2. Các lưu ý khác

Trong nhảy cao:

  • Đường chạy đà đạt chuẩn độ dài tối thiểu là 15m. Khi điều kiện cho phép về quy mô hơn thì độ dài tối thiểu lý tưởng phải là 25m.
  • Độ nghiêng tối đa của vùng quy ước ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy không được vượt quá 1/250 theo hướng đến điểm giữa của xà ngang.
  • Khu vực giậm nhảy yêu cầu phải bằng phẳng.
  • Vật đánh dấu: vận động viên có quyền sử dụng 1 hay 2 vật đánh dấu (được cung cấp hoặc được ban tổ chức cho phép) để trợ giúp trong quãng chạy đà và giậm nhảy. Bên cạnh đó, thí sinh có thể sử dụng băng dính để làm dấu nhưng tuyệt không được vẽ hay dung dịch, chất tương tự để ký hiệu mà không thể xóa đi được.
  • Khi chạy đà, bạn cần thực hiện bước đo đà. Phần xác định các bước chạy đà vô cùng quan trọng. Cách đo đà trong nhảy cao bước qua sẽ được ước lượng bằng khoảng cách các bước đà lớn nhỏ như thế nào để phù hợp và thuận lợi vượt xà để ghi điểm cao. Các bước đà đầu tiên chỉ nên là những bước quãng ngắn, để tạo trớn toàn thân ngả về phía trước theo tinh thần chậm mà chắc với mục đích cho cơ thể thích nghi với việc thay đổi trạng thái từ tĩnh sang động nhằm hạn chế chấn thương. 3 bước chạy đà cuối là quyết định đến sức giậm nhảy cao hay thấp nên lúc này bạn cần tăng tốc, tạo lực tối đa để khiến cơ thể như cái lò xo khi bước vào giai đoạn giậm nhảy.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Các lưu ý khác khi nhảy cao bạn cần biết sau khi tìm hiểu có mấy kiểu nhảy cao

5. 2 phương pháp hỗ trợ luyện tập nhảy cao

Sự luyện tập hiệu quả và đúng cách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi. Không phải cố hết sức, lần này đến lần khác để chạy đà và giậm nhảy thì bạn sẽ thành công. Trước hết hãy luyện tập, nâng cao sức bền, khỏe khoắn và dẻo dai từ bên trong để thể chất được hồi phục và nâng tầm thì công cuộc luyện tập của bạn mới thật sự có ý nghĩa. 2 thiết bị tiện lợi, tập tại nhà, tiết kiệm không gian mà bạn không thể bỏ qua đó chính là máy chạy bộ và xe đạp tập.

5.1 Máy chạy bộ điện ABCSport

5.1.1. Đặc điểm máy chạy bộ ABCSport

Với các tiện ích luyện sức bền trực tiếp cho đôi bàn chân, máy chạy bộ trở thành thiết bị hỗ trợ siêu đỉnh cho bộ môn nhảy cao. Đặc biệt, máy chạy bộ ABCSport được cải tiến với những tính năng ưu việt:

  • Vùng chạy bao la, thoải mái sải bước không bị vướng víu, chật chội.
  • Thảm chạy chống trượt được làm từ vân kim cương cao cấp, đảm bảo an toàn trong từng bước chạy.
  • Tốc độ cực đại lên đến 18km/h cho buổi chạy bộ trong nhà cực hiệu quả. Bên cạnh đó bạn có thể điều chỉnh linh hoạt từ cấp nhỏ nhất đến cấp thấp nhất nên thích hợp với các vận động viên chuyên nghiệp hay người chơi thể thao nghiệp dư.
  • Cơ chế nâng dốc tự động có thể đạt 18%, trải nghiệm cảm giác leo đồi để cho đôi chân nâng cao áp lực, bền bỉ mỗi ngày, xương khớp cũng dần linh hoạt theo từng buổi tập.
  • 5 in 1 với các phụ kiện luyện tập như: đai massage, thanh gập bụng, tạ tay, đĩa xoay kết hợp để vừa khỏe người, vừa đẹp dáng.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Máy chạy bộ ABCSport hỗ trợ tập luyện thể dục ngay tại nhà

5.1.2. Máy chạy bộ ABCSport hot nhất

  • Bạn có thể tham khảo dòng máy chạy bộ ABCSport pro 9 đa năng: hàng cao cấp với giá ưu đãi hấp dẫn chắc chắn sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính.
  • Dòng máy chạy bộ ABCSport pro 1 đa năng: chi phí hợp lý - tiết kiệm toàn diện - luyện sức bền hiệu quả, số lượng có hạn chỉ áp dụng trong mùa hè 2022.
Bạn đã biết: Máy chạy bộ bao nhiêu tiền?

5.2 Xe đạp tập ABCSport

5.2.1. Đặc điểm xe đạp tập ABCSport

Bạn muốn có một đôi chân khỏe khoắn, lực chân mạnh mẽ, hăng hái luyện tập cho bộ môn nhảy cao đạt thành tích thật tốt? Hãy cùng xe đạp tập trong nhà của ABCSport rèn luyện mỗi ngày 30 phút để chạm đích ngoạn mục.

Xe đạp tập ABCSport - người bạn thể thao chất lượng cao không thể thiếu của mọi nhà khi sở hữu những tính năng tuyệt vời này:

  • Tải trọng tối đa lên đến 120kg.
  • Khung sườn cứng cáp, kiểu dáng đậm chất thể thao, lên dây cót động lực luyện tập.
  • Thuận tiện di chuyển bất cứ đâu, luyện tập trong nhà hay ngoài sân đều được.
  • Màn hình LCD hiển thị thông số cụ thể.
  • Có giá đỡ để Ipad và khay đựng bình nước cho buổi tập thêm thú vị, không bị gián đoạn khi cần tiếp nước.

Điểm giảm nhảy cách xa bao nhiêu?

Xe đạp tập ABCSport tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể

5.2.2. Các mẫu xe đạp tập ABCSport bán chạy nhất

Cùng ABCSport điểm qua một số xe đạp tập ABCSport hot nhất hiện nay:

  • Xe đạp tập SB01: vững vàng mọi cuộc đua, tăng sức bền cho đôi chân, bật nhảy linh hoạt với giá ưu đãi: link, số lượng có hạn chỉ áp dụng trong hè 2022.
  • Xe đạp tập SB05: xương khớp linh hoạt, tim khỏe dáng trẻ phơi phới mỗi ngày, truyền động lực luyện tập môn nhảy cao mạnh mẽ chỉ với giá từ 3 triệu: link, số lượng có hạn mua ngay thôi!
  • Xe đạp tập SB02: giá hạt dẻ, tươi trẻ mỗi ngày, lực chân gia tăng, nhảy cao vượt hạn với mức giá dưới 3 triệu, số lượng có hạn chỉ áp dụng trong hè 2022.
Xem thêm: Chạy ngắn gồm mấy giai đoạn?

ABCSport tiếp lửa tinh thần thể thao cuồng nhiệt để mỗi ngày bạn sẽ thêm trẻ khỏe và yêu đời với chính sách khuyến mãi cực hấp dẫn dành cho các thiết bị chăm sóc và luyện tập thể thao tại nhà như máy chạy bộ rẻ, ghế mát xa giá rẻ, giàn tập thể hình đa năng...Qua bài viết này, các tín đồ mê nhảy cao đã có thể hiểu được có mấy kiểu nhảy cao cũng như tìm thấy cách luyện tập hỗ trợ chuyên nghiệp để gặt hái được nhiều thành tích đáng nể.