Điểm vào trường đại học quốc gia hà nội năm 2022

TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo những điều cần biết về tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của tất cả các trường, khoa trực thuộc đại học này. Theo đó, tổng chỉ tiêu toàn Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 là 13.150. 

Phạm vi tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] trên toàn quốc.

Về phương thức tuyển sinh đối với xét tuyển đợt 1 gồm:

Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN.

Phương thức 2: xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường.

Phương thức 3: xét tuyển theo các phương thức khác:

Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] do ĐHQGHN tổ chức năm 2022, các chứng chỉ quốc tế [SAT, A-Level, ACT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN].

Xét hồ sơ năng lực [kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế] đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế và/hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh.

Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

Xét tuyển đợt bổ sung [nếu còn chỉ tiêu] sẽ xét tuyển như đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo.

Đối với các chương trình đào tạo [CTĐT] Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT [được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của đơn vị]. Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng; phải đảm bảo điều kiện ngoại ngữ đầu vào [kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt tối thiểu 6.0 điểm [theo thang điểm 10] hoặc kết quả học tập từng kỳ [6 học kỳ] môn Ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành].

Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các Hội đồng tuyển sinh quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

Chỉ tiêu cụ thể từng đơn vị như sau:

Nguồn: VNU

Thủ khoa thi vào lớp 10 TPHCM thông thạo 3 ngoại ngữ

Nghiêm Huê

ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tuyển sinh 143 ngành/chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ - Kỹ thuật, Kinh tế - Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên.

Về phương thức xét tuyển, trường thực hiện theo 3 phương thức, bao gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định đặc thù của ĐH Quốc gia Hà Nội; Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Xét tuyển theo các phương thức khác [Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển thí sinh có kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức; Xét hồ sơ năng lực đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài].

Trường cũng đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng phương thức, trong đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022 phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên [một số ngành khối sức khỏe: Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học ngưỡng đảm bảo chất lượng đạt tối thiểu 100 điểm].

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên [tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60] [chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi].

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600 [chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi].

Trường xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36.

Trường xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2022 [trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn].

Đối với khối ngành sức khỏe [Y khoa, Dược học, Răng – Hàm - Mặt], các ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế và những ngành đào tạo đang thu hút cạnh tranh cao ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IETLS từ 6.5 trở lên kết hợp với các môn chuyên môn [điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 16 điểm].

Ngoài ra, một số đơn vị có phương thức xét tuyển khác theo đề án riêng [sơ tuyển, phỏng vấn kết hợp với điểm thi THPT/kết quả học tập bậc THPT].

Về chỉ tiêu xét tuyển cụ thể của các trường, khoa thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:

Thúy Nga

Ảnh minh họa. [Nguồn: TTXVN]

Ngày 30/6, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực [HSA] của hơn 60 nghìn lượt thi với điểm cao nhất là 135/150.

Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết năm 2022, Trung tâm Khảo thí đã tổ chức 60.634 lượt thi đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông [HSA] tại 8 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng và Nghệ An.

Số lượng thí sinh tham gia đăng ký dự thi là 64.074 lượt và 94,8% thí sinh đã có mặt dự thi tại 13 địa điểm thi. Bài thi HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội hướng tới đánh giá năng lực học sinh phổ thông theo 3 nhóm chính: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, Tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ, khoa học [tự nhiên- xã hội].

[Bắt đầu đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia Hà Nội]

Cấu trúc bài thi HSA gồm 3 phần: Tư duy định tính [50 câu hỏi, 60 phút], Tư duy định lượng [50 câu hỏi, 75 phút], Khoa học [50 câu hỏi, 60 phút]. Tổng số câu hỏi là 150.

Thời gian làm bài thi là 195 phút [trường hợp có thêm câu hỏi thử nghiệm sẽ được cộng thời gian làm bài]. Mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập. Thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi của mỗi đợt thi.

Sau 10 đợt thi liên tiếp từ 26/2-26/6/2022, phổ điểm thi Đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội như sau: Điểm cao nhất 135/150, thấp nhất 24/150, điểm trung bình là 79,3/150, điểm trung vị tại 79,0/150, độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi có dạng đường phân bố chuẩn.

Trong số những thí sinh đạt điểm cao có 1 thí sinh đạt 135 điểm, 16 thí sinh đạt điểm trong khoảng từ 125-131; trong đó, có 8 thí sinh đã dự thi HSA hơn một lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2022.

Gần 62% số lượt thi đạt ≥ 75 điểm; đạt ≥ 80 điểm là 48,3%; đạt ≥ 90 điểm chiếm 23,9%; đạt ≥ 100 điểm là 8,0% và chỉ có 1,6% có điểm thi bằng hoặc cao hơn 110.

Phiếu báo kết quả thi HSA của thí sinh năm 2022 được bổ sung thêm thông tin thứ hạng điểm thi của từng đợt thi tương ứng. Theo đó, thứ hạng điểm thi [P%] là phép so sánh tương đối, phản ánh điểm của đợt thi, kỳ thi bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong đợt thi, kỳ thi đó.

Bên cạnh thông tin về điểm thi, phổ điểm HSA năm 2022 thì thứ hạng điểm thi là một trong những công cụ quan trọng để xét tuyển thí sinh theo năng lực cá nhân.

Năm 2022, có khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển./.

Việt Hà [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề