Diện tích tim tường và thông thủy là gì

Khi mua chung cư, có lẽ bạn sẽ nghe đến khái niệm diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Vậy Diện tích thông thủy là gì? Diện tích tim tường là gì? Sử dụng diện tích nào sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn đối với người sử dụng? Hãy cùng GIATHUECANHO tìm hiểu chi tiết hơn về điều này để nắm bắt được quyền lợi khi chọn mua căn hộ cho tổ ấm của mình.

Diện tích thông thủy của căn nhà được tính bằng cách đo đạc theo nơi dòng nước có thể lan tỏa trong nhà. Hay nói cách khác, diện tích thông thủy còn được gọi là diện tích có thể sử dụng của căn nhà. Ở các nước khác, diện tích thông thủy có tên gọi khác là “diện tích trải thảm” [Carpet Area], tức nơi nào trong nhà có thể trải thảm được thì sẽ được tính là diện tích thông thủy.

Tính diện tích thông thủy chính là diện tích lọt lòng, sẽ bao gồm cả diện tích tường ngăn các phòng, diện tích ban công và cả logia nếu có. Như vậy, diện tích tường bao quanh căn nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích bị chiếm bởi cột nhà và hộp kỹ thuật không được tính là diện tích thông thủy.

dien tich thong thuy hay còn gọi là diện tích trải thảm

Trong cách tính giá bán những căn hộ chung cư, người ta thường sử dụng thông số tính toán là diện tích thông thủy thay vì sử dụng diện tích tim tường. Hay nói cách khác, diện tích của chung cư phải được tính từ “mép trong” của bức tường bao quanh căn hộ [Thông tư 03 ngày 08/04/2014]. Như vậy, có thể áp dụng công thức sau khi xác định diện tích thông thủy:

Gọi:

  • Diện tích của phần vách ngăn bên trong căn hộ là: a*b
  • Diện tích ban công [đối với căn hộ có ban công] là: c*d
  • Diện tích sàn có chứa cột nằm bên trong căn hộ là: ei
  • Diện tích sàn có chứa hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ là: F

Như vậy, do diện tích thông thủy bao gồm diện tích ban công và vách ngăn bên trong căn hộ nhưng không bao gồm diện tích sàn chứa cột và diện tích sàn chứa hộp kỹ thuật cho nên:

Diện tích sử dụng của căn hộ = [a*b] + [c*d] – [∑ei + F]

Cách tính diện tích thông thủy chung cư

Diện tích tim tường tên tiếng anh là Built-up area. Là cách tính diện tích đo từ tâm tường, bao gồm tường bao quanh căn hộ, tường ngăn căn hộ, hộp kĩ thuật nằm ở trong căn hộ, diện tích sàn có cột. Ngoài ra, diện tích tim tường còn có tên gọi khác là diện tích phủ bì.

Có lẽ mọi người cảm thấy đo diện tích thông thủy sẽ có lợi hơn diện tích tim tường? Thực chất, khi xét về khả năng thực thi quyền sở hữu và hạn chế việc tranh chấp thì việc đo diện tích tim tường sẽ hợp lí hơn so với đo diện tích thông thủy. Bởi vì, không gian đậm đặc trong bức tường không phải là không sử dụng được. Đối với các bức tường ngăn cách căn hộ không phải là bức tường chịu lực nên bạn hoàn toàn có thể khoét lõm vào đó để lắp vào đó giá đỡ TV, tủ, kệ,…

cách xác định diện tích tim tường chính xác

Cách tính diện tích tim tường

Diện tích tim tường lớn hơn nhiều so với diện tích thông thủy hay diện tích trải thảm của căn nhà và được gọi là diện tích sàn xây dựng. Nguyên nhân chính vì nó được tính từ tim tường bao chứ không phải tính từ mép trong như diện tích thông thủy. Bên cạnh đó, diện tích tim tường còn bao gồm diện tích sàn có cột lẫn diện tích hộp kỹ thuật bên trong căn hộ.

  • Cách tính diện tích tim tường:

Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích để ở

Tuy nhiên, cách tính diện tích tim tường có nhược điểm. Đó là, một số căn hộ có nhiều cột chịu lực

Có thể bạn quan tâm: Diện tích NET, diện tích GROSS là gì?

Từ hình minh họa trên, bạn đã có thể phân biệt được diện tích tim tường và diện tích thông thủy rồi đúng không. Diện tích thông thủy là phần diện tích lọt lòng [màu vàng]. Còn diện tích tim tường thì bao gồm diện tích sàn có cột, hộp kĩ thuật bên trong căn hộ.

phân biệt diện tích tim tường và diện tích thông thủy

Khi đo diện tích thông thủy và tim tường thì sẽ có vài điểm khác biệt.

Nếu đo theo diện tích thông thủy, diện tích căn hộ sẽ ít hơn nhưng giá cho từng mét vuông lại cao hơn. Ngược lại, khi đo theo diện tích tim tường thì diện tích căn hộ có thể lớn hơn, nhưng giá cho từng mét vuông thì thấp hơn

Theo thông tư 16/2010/TT-BXD, chủ đầu tư có hai phương án tính giá đối với căn hộ khi rao bán. Cách thứ nhất, áp dụng diện tích thông thủy và giữ nguyên mức giá/ mét vuông dự kiến để mang lại lợi nhuận. Cách thứ hai, áp dụng diện tích tim tường và hạ giá bán/mét vuông để nhằm thu hút được nhiều người mua.

Ví dụ: Diện tích tim tường của căn nhà là 75 mét vuông, diện tích thông thủy của căn nhà là 70 mét vuông. Nếu chủ căn hộ muốn bán căn nhà với giá 1.5 tỷ đồng vậy:

  • Đơn giá bán theo diện tích thông thủy = 1.5 tỷ đồng/ 70 mét vuông = 21.428.571 đồng/ mét vuông
  • Đơn giá bán theo diện tích tim tường = 1.5 tỷ đồng/ 75 mét vuông = 20.000.000 đồng/ mét vuông [

Chủ Đề