Định cao của công nghệ sinh học trong tương lai

Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ sinh học [CNSH] đã và đang là mối quan tâm của rất nhiều bạn muốn theo đuổi ngành học này. Liệu ngành Công nghệ sinh học – “một ngành học của tương lai” có thực sự hứa hẹn một tiềm năng phía trước không?

Theo "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2008, việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y - dược và bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.

Quan điểm xuyên suốt là xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ở nước ta trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.    

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là tập trung nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống, vi sinh, công nghệ enzym và protein, công nghệ di truyền... để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đồng thời, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong lĩnh vực y - dược để tạo ra các sản phẩm y - dược mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y học công nghệ cao nhằm phòng chống hữu hiệu các loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, xử lý các chất thải ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ mục tiêu sản xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng.

Như vậy, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành CNSH được coi ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng. Nhu cầu về ngành công nghệ sinh học ngày càng lớn hơn. Mặc dù năng lực nghiên cứu, triển khai CNSH của nước ta hiện nay đã tiến được một bước khá dài: Từ chỗ chúng ta chỉ tiến hành những nghiên cứu đơn giản và thường dừng lại ở phòng thí nghiệm, đến nay chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu công nghệ cao được thế giới công nhận và nhiều công nghệ đã được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, lĩnh vực nghiên cứu và triển khai CNSH của chúng ta còn rất lạc hậu, trang thiết bị hiện đại phục vụ ngành học còn chưa đầy đủ và yếu kém.

Nguồn: hocmai.vn

Đăng bài: Bùi Tuấn Hà

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành CNSH là rất lớn. Nó được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao. Không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp, CNSH còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Cần nhiều tố chất ở người làm việc

CNSH đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch... nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về CNSH, để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành này, đòi hỏi thí sinh hội tụ rất nhiều yếu tố.

Điều đầu tiên là đam mê khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.

Ngoài ra, sự cẩn trọng, tỉ mỉ luôn là một tố chất quan trọng cho người làm CNSH. Do phải làm việc nhiều trong phòng thí nghiệm với những chi tiết nhỏ li ti hay những quá trình phải tuân thủ nghiêm ngặt nên nếu không cẩn thận trong những chi tiết, quá trình đó thì khó mà hoàn thành được kết quả.

Thiếu nhân lực trình độ cao

Ngành CNSH được nhà nước đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng CNSH đã được hình thành trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học ngành CNSH là rất lớn.

Hiện tại, ngành CNSH đang được nhiều trường Đại học đào tạo, trong đó có thể kể đến trường Đại học Tân Tạo [TTU] - đại học tiên phong theo mô hình giáo dục khai phóng cho khoa CNSH với 2 ngành: Công nghệ sinh học và Sinh học ứng dụng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường Đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các quy mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống...

Vươn đến tương lai cùng khoa Công nghệ sinh học - Đại học Tân Tạo.

Với chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, sinh viên năm nhất được hỗ trợ bồi dưỡng tiếng Anh 1 năm tại trường, sinh viên tốt nghiệp tại TTU còn có nhiều cơ hội việc làm ở các công ty nước ngoài. Trước khi tốt nghiệp, tất cả sinh viên năm 3, 4 còn có cơ hội đi thực tập tại các công ty và vườn thí nghiệm ở Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ, nơi mỗi năm cho ra đời hàng nghìn giống cây mới cung cấp cho Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Tân Tạo chú trọng vào giáo dục đại học chất lượng cao, ngoài các giờ học lý thuyết trên lớp, sinh viên TTU phải thường xuyên tham gia các buổi thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ của trường.

Bên cạnh đó, với mô hình đào tạo Đại học Liberal Arts đầu tiên tại Việt Nam, giáo trình CNSH của TTU luôn được cập nhật từ các đại học danh tiếng của Mỹ bao gồm Đại học Duke và Đại học Rice. TS. Nguyễn Đình Trường - trưởng khoa CNSH của TTU chia sẻ thêm: “Ở ngành CNSH, bên cạnh kiến thức chuyên môn, mỗi sinh viên cần giỏi ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu khoa học được cập nhật liên tục. Hiện tại tài liệu tiếng Việt về ngành công nghệ sinh học vẫn còn hạn chế, các tài liệu chuyên sâu và tiên tiến vẫn cần nghiên cứu trong các tạp chí khoa học nước ngoài. Lợi thế của sinh viên TTU là đủ trình độ Anh ngữ để nghiên cứu những tài liệu như vậy. Đây là một trong những nỗ lực của trường nhằm tạo ra thế hệ sinh viên CNSH giỏi, đáp ứng đúng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và thị trường lao động quốc tế.”

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với kỹ thuật tiến tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích của con người

Công nghệ sinh học - ngành "hot" hiện nay?
[Nguồn: tanggiap.vn]

Ngày nay với tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cấy mô người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều lần phương pháp truyền thống. Trong 1 năm, với 1 cây hồng gốc người ta có thể sản xuất ra 130.000 cây hồng, trong khi với phương pháp dâm cành chỉ có thể cho tối đa 50 cây. Như vậy, công nghệ sinh học giúp năng suất lao động của người nông dân tăng lên 2.500 lần.

Với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành công nghệ sinh học [CNSH] là rất lớn. Nó được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao.

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Edu2Review 1. Việt Nam là một nước với ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao

Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, thiếu lương thực, thực phẩm, nhưng sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đến nay nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Việt Nam trở thành nước thứ 2 trên thế giới [sau Thái Lan] về xuất khẩu gạo, và ngoài ra còn nhiều sản phẩm nông nghiệp khác, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.

Minh họa các ngành nông nghiệp của Việt Nam
[Nguồn: media.kinhtedothi.vn]

Edu2Review 2. Vấn đề cấp bách hiện nay

Do hệ quả của Công nghiệp hóa - Đô thị hóa, diện tích đất trồng giảm trầm trọng, môi trường ô nhiễm. Trong khi đó dân số nước ta dự kiến chạm mốc 100 triệu người vào năm 2020, nghĩa là hơn 3 năm nữa, và chúng ta phải đảm bảo đủ lương thực cho số dân tăng thêm này. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu lương thực thì vấn đề đặt ra là làm sao để tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất vốn có, hoặc thậm chí là đang hạn hẹp dần này.

Edu2Review 3. Tầm quan trọng của ngành Công nghệ sinh học

Từ năm 1996, CNSH là một trong những giải pháp được 29 quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề lương thực. Trên cơ sở vai trò to lớn của công nghệ sinh học đối với cuộc sống, Đảng ta coi phát triển CNSH là nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 4/3/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Edu2Review 4. Cuộc cách mạng công nghệ mới

Cụm từ CNSH được Karlerky đưa ra năm 1917, theo ông: Công nghệ sinh học là từ dùng để chỉ “tất cả những công việc trong đó các sản phẩm được sản xuất ra từ các nguyên liệu thô với sự giúp đỡ của các vật chất sống”. Đến năm 1972, khi công nghệ ADN tái tổ hợp ra đời và kết hợp với công nghệ sinh học truyền thống đã tạo bước phát triển rực rỡ của công nghệ sinh học – CNSH hiện đại.

Nhờ có công nghệ ADN tái tổ hợp, bản chất của CNSH đã có sự thay đổi vĩnh viễn. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại sinh vật mới hoặc các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng không tạo ra được.

Công nghệ sinh học ứng dụng với tế bào thực vật
[Nguồn: uninvest.es]

Cách mạng chính về CNSH là kỹ thuật di truyền hay còn gọi là kỹ thuật tái tổ hợp gen. Giờ đây, trong nông nghiệp, người ta đã chuyển thành công nhiều gen lạ vào cây trồng, tạo ra các cây trồng mới chưa từng có, có khả năng kháng sâu hại, kháng thuốc diệt cỏ, kháng bệnh hại, ức chế sự chín nhanh của quả và nhiều loại gen khác, cây trồng biến đổi gen nhờ công nghệ sinh học trở thành loại cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử.

Edu2Review 5. Việt Nam với sự phát triển của ngành Công nghệ sinh học

Đối với nước ta, CNSH đang được chú trọng và có bước phát triển khá nhanh, có bước tiến khả quan trong những năm tới. Chúng ta đã thực hiện hợp tác quốc tế và ứng dụng nhiều thành tựu của CNSH trong sản xuất nông nghiệp.

Tọa đàm "Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp"
[Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam]

Hàng loạt những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao được tạo ra bằng CNSH đã được đưa vào sản xuất. Kỹ thuật cấy mô của các chuyên gia sinh học nước ta cũng đạt kết quả tốt trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số cây trồng khác.

Trong chăn nuôi, phương pháp truyền giống nhân tạo là kết quả của CNSH. Từ việc thực hiện lai kinh tế đến nay đã đã chuyển sang hướng lai cải tạo giống, thực hiện nạc hóa đàn heo và sinh hóa đàn bò. Bằng phương pháp thụ tinh bằng viên tinh đông khô, chúng ta đã có được hàng loạt gia súc thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi ở nước ta.

Một số vaccin chế tạo trong nước đã đạt trình độ quốc tế, giúp chúng ta chủ động trong việc phòng dịch cho gia súc.

Edu2Review 6. Công nghệ sinh học là giải pháp cho một nền nông nghiệp tiên tiến

Từ những thành tựu nổi bật của nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta sẽ có niềm tin ở triển vọng khả quan của ngành CNSH nước ta.

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH".Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Linh Chi tổng hợp

Tags

Công nghệ sinh học


Video liên quan

Chủ Đề