Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là gì

Hằng ngày, chúng ta đều phải ăn uống để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể được khỏe mạnh để sống và làm việc. Nếu thiếu thực phẩm, con người sẽ không thể tồn tại, đất nước không thể phát triển được. Tuy nhiên, nếu thực phẩm không được đảm bảo an toàn sẽ trở thành nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Chính vì vậy bài viết hôm nay, Luatvn.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm để biết cách đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người. Quý khách có thắc mắc cần gỗ trợ hãy liên hệ số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn

Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong phạm vi bài viết, Luatvn,vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về vai trò của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với con người và đối với nền kinh tế đất nước.

Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đối với sức khỏe, bệnh tật

Như bạn đã biết, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, nếu con người sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì đây chính là nguồn gốc có thể gây bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Sẽ không có bất cứ loại thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu như chúng không đảm bảo về an toàn vệ sinh.

Nếu sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài, nó không chỉ tác động tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới giống nòi của dân tộc. Trước mắt có thể là những sự cố ngộ độc cấp tính với những triệu chứng dễ nhận thấy. Thế nhưng nếu lượng chất độc hại được tích lũy thường quên tại một số bộ phận trong cơ thể, tới một ngày phát bệnh sẽ rất khó chữa trị, thậm chí có thể gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ mai sau.

Xem thêm thành lập công ty tại đây>> 

Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sinh tế và xã hội

Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, lương thực thực phẩm chính là một sản phẩm chiến lược, không chỉ có ý nghĩa trong kinh tế mà còn tác động tới chính trị và xã hội. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là thước đo giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu thực phẩm ngày càng cao, ngoài việc quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản không bị ô nhiễm bởi các loại vi sinh vật mà còn phải đảm bảo không chứa các chất hóa học [bao gồm cả tự nhiên và tổng hợp] vượt quá mức quy định cho phép của quốc gia hoặc quốc tế.

Để cạnh tranh được với những sản phẩm quốc tế, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhận xét về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động thường xuyên và trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn đến cả sự phát triển giống nòi. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và sự uy tín của một quốc gia. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng nguồn lực quốc gia và mở rộng quan hệ quốc tế.

Một số biện pháp thực hiện bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm

Để phát huy vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội, cần đảm bảo các yếu tố sau.

Đối với người tiêu dùng

Cần lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chọn mua thực phẩm tại siêu thị, hàng quán cần quan tâm tới: thương hiệu, thời hạn sử dụng, chỉ tiêu dinh dưỡng và các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được ghi trên bao bì, nhãn mác.

Đối với đơn vị kinh doanh, sản xuất thực phẩm

  • Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước, có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm.
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đảm bảo môi trường luôn khô ráo sạch sẽ. Thiết bị, dụng cụ chế biến phải được vệ sinh thường xuyên, không để côn trùng, bụi bặm tiếp xúc. Rác thải, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để.
  • Người chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được mắc các bệnh truyền nhiễm, phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và cập nhập đầy đủ các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quá trình làm việc phải luôn mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách, tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Việc giết mổ gia súc gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú ý. Không chế biến, vận chuyển, buôn bán gia súc gia cầm bị nhiễm bệnh.
  • Việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi phải đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng và đúng lúc…

Có thể nói, tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm rất lớn, tác động trực tiếp tới an toàn đảm bảo sức khỏe con người, đảm bảo sự phát triển giống nòi, góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ với Luatvn.vn để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất. 

Quý khách có thắc mắc cần gỗ trợ hãy liên hệ số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn

Dịch vụ của luatvn.vn

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Để phòng tránh các bệnh gây ra do mất VSATTP, mỗi chúng ta hãy nâng cao kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn - Và nói không với thực phẩm “ bẩn”.

Nguyễn Thị Mùi

Đăng lúc: 13/03/2019 14:31:06 [GMT+7]

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Để phòng tránh các bệnh gây ra do mất VSATTP, mỗi chúng ta hãy nâng cao kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn - Và nói không với thực phẩm “ bẩn”.

Nguyễn Thị Mùi

Video liên quan

Chủ Đề