Định lượng g6pd là gì

Những điều cần biết về bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh

 Thiếu men G6PD là gì?

- Men G6PD [Glucose-6-phosphate dehydrogenase] rất cần thiết để giúp cho màng tế bào hồng cầu bền vững trước các tác nhân gây oxy hóa. Thiếu hụt men sẽ dẫn đến hồng cầu dễ bị vỡ, gây nên tình trạng thiếu máu tán huyết và sẽ phóng thích vào trong máu một chất gọi là bilirubin tự do gây vàng da.

- Ở trẻ sơ sinh, bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục và sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau.

 Nguyên nhân gây ra bệnh

- Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới.

- Nếu bạn là nữ và mang một đột biến gen gây bệnh thì con trai của bạn có 50% khả năng mắc bệnh và khả năng mắc bệnh của con gái phụ thuộc vào chồng bạn có hay không có mang đột biến gen gây bệnh.

- Nếu bạn là nam và mang đột biến gen gây bệnh thì sẽ mắc bệnh và truyền gen bệnh cho tất cả con gái của bạn.

 Điều trị và tiên lượng

- Trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm sau sinh và cấp thẻ thiếu men G6PD suốt đời, phòng tránh những tác nhân oxy hóa gây tán huyết.

- Khi uống thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ, tránh sử dụng những thuốc đã được liệt kê trong danh sách thuốc cần tránh khi thiếu men G6PD

- Phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng không hồi phục, trẻ sẽ phát triển và sống khỏe mạnh như người bình thường

 Làm sao biết được bé bị thiếu men G6PD?

- Xét nghiệm sàng lọc thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh [xét nghiệm sàng lọc sơ sinh] bằng cách xét nghiệm qua mẫu máu gót chân lấy trên giấy thấm chuyên dụng sau sinh khoảng 48-72 giờ. Giấy lấy mẫu máu làm xét nghiệm tầm soát thiếu men G6PD. Kết quả sẽ được gọi thông báo sau 5 ngày.

- Chẩn đoán bệnh thiếu men G6PD sẽ được xác định bằng phương pháp xét nghiệm định lượng G6PD có trong cơ thể.

- Sàng lọc sơ sinh là một trong những xét nghiệm khá phổ biến được thực hiện cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh nhằm mục đích giúp phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý di truyền, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe và tương lai cho trẻ.

 Hiện nay tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thực hiện khám và sàng lọc sơ sinh cho tất cả trẻ sinh ra tại Bệnh viện bao gồm:

- Gói 5 bệnh: thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, phenylketone niệu, galactosemia.

- Sàng lọc 55 rối loạn chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ, axit béo.

- Sàng lọc tan máu bẩm sinh Thalassemia.

- Sàng lọc các bệnh lý tim bẩm sinh.

- Sàng lọc thính lực.

 Để bảo vệ sức khỏe mẹ và chăm sóc thai nhi toàn diện quý khách hãy đến Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An – Tầng 1 tòa nhà 7 tầng khối Phụ Sản.

 Địa chỉ: Số 19 Tôn Thất Tùng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

 Email:

 SĐT: 0914.796.228

Các tin liên quan

  • Tiêm vắc xin Covid - 19 cho Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh thuỷ đậu
  • Những điều cần biết về Thai ngoài tử cung
  • Xác định số bánh nhau buồng ối trong 3 tháng đầu
  • Những điều cần biết về bệnh Galactosemia
  • [Cẩn trọng] Nhiễm trùng bào thai trong thai kỳ
  • Những điều cần biết bất sản xương mũi
  • Chuỗi đảo ngược tưới máu động mạch trong song thai [TRAPS]
  • Bàng quang lớn thai nhi ở quý I
  • BẤT SẢN VÁCH TRONG SUỐT - ABSENT CAVUM SEPTI PELLUCIDI

Thiếu men G6PD là bệnh lý di truyền gây thiếu máu, vàng da, có thể phát hiện sau 48 giờ chào đời nếu trẻ xét nghiệm sàng lọc.

BS.CKII Phạm Lê Mỹ Hạnh - Trưởng khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, qua xét nghiệm sàng lọc sơ sinh phát hiện nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD ở thể nhẹ. Một số trẻ sơ sinh do thiếu men G6PD bị vàng da được can thiệp, điều trị kịp thời.

Thiếu men G6PD là bệnh lý bẩm sinh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần bé gái. Hiện nay, trên thế giới ước tính có gần 400 triệu người thiếu men G6PD. Tại Việt Nam có ước tính cứ 1.000 trẻ chào đời, có 4 trẻ bị thiếu men G6PD.

G6PD là từ viết tắt của Glucose-6-phosphate Dehydrogenase, một loại men giúp màng tế bào hồng cầu giữ nguyên vẹn. Trẻ sơ sinh bị thiếu men này có rất ít G6PD trong hồng cầu.

Khi thiếu men G6PD, tế bào hồng cầu sẽ bị phá hủy [gọi là tán huyết] khi tiếp xúc với chất oxy hóa có trong thức ăn hoặc thuốc. Tán huyết làm tăng lượng bilirubin trong máu gây vàng da, vàng mắt, nhức đầu, da tá, tiểu sậm màu, thiếu máu ở trẻ kèm theo suy thận... Khi trẻ bị vàng da, nhất là trong 2 tuần đầu sau sinh, bé có thể bị tổn thương não gây ra bại não, chậm phát triển tâm thần. Nhiều trường hợp thiếu men ở thể nặng trẻ bị thiếu máu nặng, mệt mỏi, kèm theo các biểu hiện của suy gan, suy thận, có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh sẽ không nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Cách tốt nhất phòng ngừa nguy cơ, phụ huynh nên cho trẻ thực hiện sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân trong vòng 48-72 giờ đầu sau sinh. Trẻ có thể xét nghiệm chẩn đoán gen giúp khẳng định lại tình trạng bệnh, mức độ, cung cấp thông tin tư vấn di truyền cho bố mẹ, các thành viên khác trong gia đình như: tư vấn tiền hôn nhân, tiền mang thai.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Shutterstock

Chăm sóc trẻ đúng cách, dự phòng nguy cơ tán huyết

Theo bác sĩ Hạnh, hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh thiếu men G6PD, nhưng có nhiều phương pháp giúp phòng bệnh. Khi phòng ngừa tốt, trẻ không tiếp xúc với các tác nhân gây vỡ hồng cầu thì vẫn khỏe mạnh, phát triển đồng đều với bạn bè cùng trang lứa.

Khi phát hiện trẻ có men G6PD thấp, đặc biệt trẻ sinh non sẽ được chăm sóc đặc biệt, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm virus. Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng, trẻ được truyền máu nếu thiếu máu, hoặc chiếu đèn vàng da khi có chỉ định.

Nếu G6PD thấp, trẻ sơ sinh cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ tránh để trẻ bị bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus. Phụ huynh không tự ý mua thuốc cho bé, phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, cha mẹ cảnh giác với một số loại thuốc nam, thuốc đông y vì có thể chứa chất oxy hóa.

Một số thuốc nguy cơ cao gây tán huyết đó là thuốc điều trị tẩy giun, kháng sinh, sốt rét... Phụ huynh cũng cần hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, aspirin, phenacetin; thuốc chống dị ứng, kháng histamin; vitamin C và vitamin K liều cao và một số thuốc khác: dopamine, xanh toluidin...

Trẻ thiếu men G6PD gây vàng da nặng phải chiếu đèn điều trị. Ảnh: Shutterstock

Cha mẹ không cho trẻ sử dụng những thực phẩm từ đậu tằm, thức ăn chế biến có thành phần đậu tằm. Một số thực phẩm cần hạn chế sử dụng: rượu vang đỏ; trái việt quất [dâu blueberries]; các loại đậu: đậu nành, đậu ngự, đậu Hà Lan. Ngoài ra, gia đình không sử dụng băng phiến [long não] để cho vào tủ quần áo, chăn mền của trẻ do có chứa naphthalene - một chất oxy hóa.

Bác sĩ Mỹ Hạnh lưu ý thêm, bà mẹ cho con bú không được sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm không được sử dụng ở người bị thiếu men G6PD vì những chất này có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ.

Khi đưa trẻ đi khám bệnh, phụ huynh cần thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng thiếu G6PD của con để được lên phác đồ sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Khi trẻ bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng [cảm, ho, sốt,...] cần đi khám bác sĩ để dùng thuốc đúng, phát hiện sớm tán huyết.

Tuệ Diễm

Chủ Đề