Đồ dùng điện trong nhà thường có những sự cố gì

Khi nói đến các sự cố điện, an toàn của bạn và gia đình bạn luôn là ưu tiên hàng đầu. Các sự cố điện luôn có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, vì thế hiểu rõ được những sự cố điện thường gặp có thể giúp chúng ta phát hiện nguyên nhân và tìm ra được giải pháp tối ưu nhất cho mỗi trường hợp. 

Trước khi đi sâu vào bài viết, Antshome hiểu rằng một số gia đình vẫn chọn cách tự xử lý khi xảy ra các sự cố điện nhỏ mà khả năng gây hại bằng 0. Điều đó có thể giúp gia đình tiết kiệm chi phí cũng như nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, Antshome xin NHẤN MẠNH rằng điện rất nguy hiểm và chúng ta không nên can thiệp vào các sự cố điện nếu không có kiến thức hay kinh nghiệm xử lý. Để chắc chắn an toàn, gia đình hãy tham khảo ý kiến từ đội ngũ thợ lành nghề trước khi làm bất cứ điều gì có thể gây rủi ro. 

Các sự cố điện thường gặp trong nhà

1. Tăng áp 

Tăng áp chỉ hiện tượng dòng điện đột ngột tăng áp lên cao. Nguyên nhân thường là do sự gián đoạn ở các dòng điện có điện áp cao. Cụ thể là các yếu tố tự nhiên như sét đánh, sét chạy lan trên đường dây điện hoặc các yếu tố liên quan đến hỏng hóc đường. Tăng áp có thể gây tổn hại đến các thiết bị điện được kết nối tại thời điểm đó. Nếu hiện tượng tăng áp xảy ra liên tục, tốt nhất là bạn nên kiểm tra các đường dây điện trong nhà và báo ngay cho thợ sửa điện. 

2. Quá tải điện – Chập điện

Nếu aptomat nhà bạn liên tục bị ngắt, điều đó đồng nghĩa rằng đường dây điện nhà bạn đang gặp phải một sự cố điện như quá tải hay chập điện. Antshome đã từng làm một bài viết riêng về hướng dẫn cách bật lại aptomat khi bị cúp, bạn có thể dựa vào từng bước Antshome đã chỉ để xử lý tình huống này nhé. Nếu bạn đã thử hay không biết làm thế nào thì đừng ngần ngại gọi cho thợ sửa điện đến kiểm tra, đảm bảo an toàn cho cả nhà mình.

Đọc thêm: Khi xảy ra sự cố chập điện nên làm gì?

3. Bóng đèn thường xuyên bị cháy

Ở một số gia đình, dù thường xuyên phải thay bóng đèn nhưng chúng ta không hay để ý đến đường dây điện bên trong nhà. Chúng ta hay đổ lỗi cho nhà sản xuất vì chất lượng kém của bóng đèn. Đôi khi chất lượng của bóng đèn có thể là nguyên nhân, nhưng gia chủ cũng nên kiểm tra nếu có bất cứ sự cố điện nào bên trong hệ thống. Công suất không phù hợp, hiện tượng tăng áp hay chất lượng đường dây điện kém có thể gây cháy bóng đèn. 

4. Võng điện áp, sụt áp

Nguyên nhân của sự cố điện sụt áp nằm ở các thiết bị điện mà bạn đang sử dụng. Khi bạn sử dụng lưới điện rẻ tiền hoặc không đạt chất lượng, các thiết bị điện khó có thể chịu được dòng điện mà nó sản sinh ra. Sự cố này khá phức tạp và Antshome khuyến cáo gia đình hãy để thợ có chuyên môn cao thay thế các đường dây điện đạt hiệu quả cao. 

5. Hở điện 

Các vị trí ổ cắm điện và dây điện bị đứt lớp vỏ cách điện bên ngoài làm cho dây điện hở và có thể dẫn đến hiện tượng giật điện nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp, nếu để lâu sẽ gây nên chập cháy đường dây điện. 

6. Sử dụng dây điện cáp lõi nhôm thay vì dây cáp lõi đồng

Trong quá khứ, dây điện cáp lõi nhôm được lắp đặt rất nhiều ở các nhà, nhưng độ bền của loại dây này không cao. Đã có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra do cháy dây lõi nhôm trong nhà. Kể từ đó, các loại dây lõi đồng được sử dụng rộng rãi hơn với giá thành rẻ, không bị oxi hóa nên độ bền cao. Vì thế, hãy đảm các đường dây điện trong nhà được lắp đặt bằng loại dây lõi đồng giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố điện. 

7. Chạm giữa dây pha và dây trung tính

Dây pha và dây trung tính [dây nóng – dây lạnh] vốn nằm riêng biệt, nhưng vì một số lý do nào đó mà hai dây bị hở và chạm vào nhau có thể gây nên sự cố điện trong nhà. 

8. Lựa chọn CB [Aptomat] có điện mức nhỏ hơn dòng điện tải tiêu thụ

Mỗi thiết bị hay hệ thống điện đều có dòng điện mức quy định, và CB [Aptomat] cũng cần phải tương ứng với điện mức đó. Nếu CB có điện mức thấp hơn thì CB sẽ liên tục bị ngắt còn với điện mức cao hơn thì khả năng phát hiện quá tải mạch hay ngắn mạch sẽ không phát huy tác dụng. Thiết bị CB [Aptomat] cũng vì thế mà mau chóng hư hỏng.

9. Các tiếp điểm ở thiết bị điện lâu ngày bị ôxi hóa

Các đường dây điện, ổ cắm hay CB [Aptomat] lâu ngày có thể bị ôxi hóa khiến cho khả năng tiếp nhận điện năng bị ảnh hưởng. Nếu bạn phát hiện thấy hiện tượng này thì hãy mau chóng liên hệ với thợ sửa điện để tránh sự cố điện không đáng có xảy ra. 

Khắc phục các sự cố điện trong nhà

Trước khi bắt đầu bất cứ công việc sửa chữa nào, chúng ta phải luôn nhớ đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình bằng cách ngắt nguồn điện hoàn toàn. Việc sửa chữa đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao, vì vậy hãy giao việc khó này cho các kỹ thuật viên sửa điện của Antshome. Với xuất thân từ các dự án nhà thầu, khách sạn, resort, chúng tôi sẽ khắc phục mọi sự cố điện một cách nhanh chóng và chắc chắn, biến đời sống sinh hoạt của gia đình bạn trở nên dễ dàng hơn. 

Để kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra những phần tử của mạng điện.

Chú ý: Trước khi kiểm tra phải cắt điện.

1. Kiểm tra dây dẫn điện

  • Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt
  • Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện
  • Biện pháp khắc phục:
    • Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện
    • Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

  • Kiểm tra các ống nhựa cách điện luồn dây dẫn
  • Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới

3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượng Cách khắc phục
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín  vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng Sửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra Sử dụng tua vít vặn chặn các ốc, vít lại

Bảng 1. Cách kiểm tra thiết bị cầu dao, công tắc

Kí hiệu Trạng thái làm việc Hướng chuyển động của núm đóng cắt
Lên xuống Sang ngang
1 Đóng \[\uparrow\] \[\rightarrow\]
0 Cắt \[\downarrow\] \[\leftarrow\]

Bảng 2. Vị trí đóng - cắt của cầu dao, công tắc

Kết luận: Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

  • Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện
  • Cầu chì phải có nắp che
  • Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

  • Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn
  • Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
  • Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau
  • Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt

4. Kiểm tra các thiết bị điện

  • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
  • Kiểm tra dây dẫn và các mối nối
  • Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện
  • Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời

Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng

Video liên quan

Chủ Đề